Am mây ngủ P10
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 255.38 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chùa Nộn Sơn tuy là một ni viện nhỏ nhưng các Ni Sư đều có chức vụ rõ rệt. Ni Sư Tĩnh Quang là giám viện của chùa và chức vụ của bà là tri sự, nghĩa là chịu trách nhiệm tổng quát về mọi việc trong chùa. Ni Sư Đàm Thái đảm nhiệm chức vụ tri diện, và tri khách, tức là vừa trông coi chánh điện cho sạch sẽ và trang nghiêm vừa lo việc tiếp đón các vị khách ni và các thiện nam tín nữ đến viếng chùa lạy Phật. Những lúc công việc tri khách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Am mây ngủ P10Tác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦ CHƯƠNG 10 C hùa Nộn Sơn tuy là một ni viện nhỏ nhưng các Ni Sư đều có chức vụ rõrệt. Ni Sư Tĩnh Quang là giám viện của chùa và chức vụ của bà là tri sự, nghĩalà chịu trách nhiệm tổng quát về mọi việc trong chùa. Ni Sư Đàm Thái đảmnhiệm chức vụ tri diện, và tri khách, tức là vừa trông coi chánh điện cho sạch sẽvà trang nghiêm vừa lo việc tiếp đón các vị khách ni và các thiện nam tín nữđến viếng chùa lạy Phật. Những lúc công việc tri khách trở nên bề bộn thì Ni SưTĩnh Quang và các Ni Sư khác đều phải phụ sức vào để làm đỡ công việc này.Ni Sư Hương Nghiêm lo việc tri tạng, tức là chăm sóc về kinh điển thư tịch vàviệc dạy học, còn công việc tri viên, tức là coi sóc vườn tược thì do Ni SưHương Tràng đảm trách. Chức vụ của tri viên, bao hàm việc săn sóc vườn cảnh, vườn rau và vườnương của chùa. Đáng lý việc quản lý ruộng chùa cũng nằm trách vụ tri viên,nhưng vì thấy công việc này nặng quá cho nên Ni Sư Tĩnh Quang đã tự mìnhtrực tiếp đảm nhận lấy với sự tiếp tay của gia đình bác Trực dưới chân núi. Ni Sư Hương Tràng đã trồng được rất nhiều danh mộc trong vưòn chùa.Ngọc lan, hoa mộc, hải đường và nhất là các loại tùng, bách, được trồng trênkhắp nơi trên núi. Vườn rau nằm ngay phía sau hậu liêu. Ở đây gần suối cho nênviệc tưới tắm rất dễ dàng. Tất cả bốn Ni Sư đều có tiếp tay vào việc chăm bónvườn rau. Vườn ương dưới chân núi thì không xa nhà bác Trực. Ni Sư HươngTràng để thật nhiều thì giờ vào công việc chăm sóc khu vườn ương này. Ni SưHương Nghiêm cũng rất ưa đi xuống vườn ương. Cô là người phụ tá đắc lựcnhất cho Ni Sư Hương Tràng trong việc chăm sóc vườn ương. Bác Trực, béTuất và thằng cu Lợi cũng giúp Ni Sư rất nhiều. Những ngày Ni Sư bận rộncông việc trên chùa, bác Trực và bé Tuất thường quảy nước tưới vườn thay choNi Sư. Những khi cần người khuân vác nặng thì đã có bác Trực và thằng cu Lợigiúp đỡ. Mùa kiết hạ bắt đầu từ ngày rằm tháng tư và sẽ chấm dứt sau lễ Vu Lan ngàyrằm tháng bảy. Các Ni Sư tuy kết hạ nhưng giới hạn an cư rất rộng. Họ có thể đilại bất cứ nơi nào trên núi và cũng có quyền xuống cả tới vườn ương. Sáng naytrên đường xuống núi, Ni Sư Hương Nghiêm hỏi Ni Sư Hương Tràng: - Em nhận thấy nghi thức công phu buổi sáng gồm toàn những bài đà la nicả, tại sao vậy thưa chị? Ni Sư Hương Tràng cũng nhận thấy điều sư muội bà nói là đúng. Từ ngàynghe chú Pháp Đăng tụng kinh trên am Long Động, bà đã để ý tới điểm này rồi.Buổi công phu bắt đầu bằng thần chú Thủ Lăng Nghiêm, đi qua thần chú ĐạiBi, và đến chín bài thần chú khác. Thiền học ở nước Đại Việt đã bị mật giáo xứTây Tạng lấn áp rồi chăng? Từ ngày quân Mông Cổ chiếm cứ Tây Tạng rồi quawww.phuonghong.com 72 www.taixiu.comTác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦdiệt nhà Tống để thành lập nước Nguyên, Mật giáo lan tràn rất chóng. Tuy ĐạiViệt đánh bại được quân Nguyên nhưng văn hóa phương Bắc vẫn cứ ảnh hưởngtới Đại Việt. Tại sao trong buổi công phu sáng lại không có những kinh văn vềThiền, như Kinh Lăng Già hoặc Kinh Kim Cương mà lại toàn là các bài thầnchú? Bà rất mừng mà nhận thấy rằng tuy Hương Nghiêm còn trẻ tuổi, cô đã cónhận xét rất sáng suốt, nhưng mà những người như vị ni cô trẻ tuổi này còn ítquá. Khắp nơi người ta học theo lề thói người phương Bắc một cách thiếu ýthức. Cả ngay tại những sơn môn lớn như Báo Ân, Quỳnh Lâm và Yên Tử, cácbậc trưởng thượng cũng vô tình áp dụng nghi thức mới. Hương Tràng đã từngđọc sách Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục. Bà biết rằng đạo Phật đời Lý rất thịnhnhưng về sau đã suy sụp vì ảnh hưởng mật giáo. Đọc các bộ lục như Khóa HưLục và Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục bà thấy các vị Phật tử tiền bối đời Trầnđã gạn lọc Phật Giáo và làm cho Phật học đời Trần trở lại thuần túy thiền học.Bây giờ đây, thiền học lại bắt đầu biến chất. Bà rất lo lắng cho tương lai Phậthọc nước nhà. Trên hai trăm năm, thiền học đã làm trụ chống tinh thần cho cảnước, nhờ đó mà thiên hạ được thái bình và nước nhà giữ vững được nền độclập. Từ ít lâu nay, ảnh hưởng Nho học mới của nhà Tống đã bắt đầu gây nên sựkỳ thị giữa Nho gia và Phật gia, không những ở trong giới học giả mà ngay cả ởchốn triều đình. Bây giờ lại thêm sự biến chất của thiền học vì Lạt Ma giáo.Hương Tràng tự nhủ không biết rằng người cầm đầu giáo hội Trúc Lâm là tôngiả Pháp Loa có để tâm đến vấn đề này hay không. Giáo hội Trúc Lâm hiện đang tiến hành việc khắc bản Đại Tạng Kinh. ĐạiTạng Kinh này được khắc theo bản do nhà Nguyên ấn hành và như vậy là cóthêm nhiều kinh điển Lạt Ma giáo. Nghĩ đến việc khắc bản kinh Đại Tạng,Hương Tràng chợt nghĩ tới quốc sư Bảo Sát, đệ tử đầu tay của Trúc Lâm đại sĩ,người mà bà đã được may mắn làm quen ở am Tử Tiêu trên núi Yên Tử và đãđược thừa tiếp một lần thứ hai tại chùa Tư Phúc trong nội thành. Quốc sư BảoSát hiện đang lãnh trách nhiệm khắc bản Đại Tạng kinh để ấn hành tại Đại Việt.Khắc bản Đại Tạng kinh là một công trình vĩ đại, bởi vì Đại Tạng kinh có tớitrên sáu ngàn quyển. Công việc này đã được khởi hành từ năm Ất Mùi nghĩa làmười bảy năm về trước, nhưng bị gián đoạn từ ngày Thượng hoàng viên tịch.Năm ngoái vua Anh Tông ra chiếu chỉ tiếp tục công việc khắc bản. Pháp Loatôn sư đã ủy cho sư huynh mình là quốc sư Bảo Sát đứng ra giữ trọng trách này,vì công việc, quốc sư Bảo Sát đã phải rời am Tử Tiêu về cư trú ở chùa Báo Ânđể tiện việc cắt đặt công việc. Hằng ngày có cả trăm người thợ lo viết chữ vàkhắc chữ trên gỗ. Hồi đầu năm nay, Hương Tràng đã ủy sư muội bà là HươngNghiêm về kinh để thỉnh toàn bộ các tác phẩm của Trúc Lâm đại sĩ. HươngNghiêm đã được gặp quốc sư Bảo Sát. Quốc sư cho cô biết là ít ra cũng phảinăm năm nữa Đại Tạng kinh mới được khắc xong. Tuy nhiên những tác phẩmdo các thiền sư Đại Việt sáng tác đều đã được khắc và đã được ấn hành riêng,trong đó có Khóa Hư Lục, Thượng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Am mây ngủ P10Tác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦ CHƯƠNG 10 C hùa Nộn Sơn tuy là một ni viện nhỏ nhưng các Ni Sư đều có chức vụ rõrệt. Ni Sư Tĩnh Quang là giám viện của chùa và chức vụ của bà là tri sự, nghĩalà chịu trách nhiệm tổng quát về mọi việc trong chùa. Ni Sư Đàm Thái đảmnhiệm chức vụ tri diện, và tri khách, tức là vừa trông coi chánh điện cho sạch sẽvà trang nghiêm vừa lo việc tiếp đón các vị khách ni và các thiện nam tín nữđến viếng chùa lạy Phật. Những lúc công việc tri khách trở nên bề bộn thì Ni SưTĩnh Quang và các Ni Sư khác đều phải phụ sức vào để làm đỡ công việc này.Ni Sư Hương Nghiêm lo việc tri tạng, tức là chăm sóc về kinh điển thư tịch vàviệc dạy học, còn công việc tri viên, tức là coi sóc vườn tược thì do Ni SưHương Tràng đảm trách. Chức vụ của tri viên, bao hàm việc săn sóc vườn cảnh, vườn rau và vườnương của chùa. Đáng lý việc quản lý ruộng chùa cũng nằm trách vụ tri viên,nhưng vì thấy công việc này nặng quá cho nên Ni Sư Tĩnh Quang đã tự mìnhtrực tiếp đảm nhận lấy với sự tiếp tay của gia đình bác Trực dưới chân núi. Ni Sư Hương Tràng đã trồng được rất nhiều danh mộc trong vưòn chùa.Ngọc lan, hoa mộc, hải đường và nhất là các loại tùng, bách, được trồng trênkhắp nơi trên núi. Vườn rau nằm ngay phía sau hậu liêu. Ở đây gần suối cho nênviệc tưới tắm rất dễ dàng. Tất cả bốn Ni Sư đều có tiếp tay vào việc chăm bónvườn rau. Vườn ương dưới chân núi thì không xa nhà bác Trực. Ni Sư HươngTràng để thật nhiều thì giờ vào công việc chăm sóc khu vườn ương này. Ni SưHương Nghiêm cũng rất ưa đi xuống vườn ương. Cô là người phụ tá đắc lựcnhất cho Ni Sư Hương Tràng trong việc chăm sóc vườn ương. Bác Trực, béTuất và thằng cu Lợi cũng giúp Ni Sư rất nhiều. Những ngày Ni Sư bận rộncông việc trên chùa, bác Trực và bé Tuất thường quảy nước tưới vườn thay choNi Sư. Những khi cần người khuân vác nặng thì đã có bác Trực và thằng cu Lợigiúp đỡ. Mùa kiết hạ bắt đầu từ ngày rằm tháng tư và sẽ chấm dứt sau lễ Vu Lan ngàyrằm tháng bảy. Các Ni Sư tuy kết hạ nhưng giới hạn an cư rất rộng. Họ có thể đilại bất cứ nơi nào trên núi và cũng có quyền xuống cả tới vườn ương. Sáng naytrên đường xuống núi, Ni Sư Hương Nghiêm hỏi Ni Sư Hương Tràng: - Em nhận thấy nghi thức công phu buổi sáng gồm toàn những bài đà la nicả, tại sao vậy thưa chị? Ni Sư Hương Tràng cũng nhận thấy điều sư muội bà nói là đúng. Từ ngàynghe chú Pháp Đăng tụng kinh trên am Long Động, bà đã để ý tới điểm này rồi.Buổi công phu bắt đầu bằng thần chú Thủ Lăng Nghiêm, đi qua thần chú ĐạiBi, và đến chín bài thần chú khác. Thiền học ở nước Đại Việt đã bị mật giáo xứTây Tạng lấn áp rồi chăng? Từ ngày quân Mông Cổ chiếm cứ Tây Tạng rồi quawww.phuonghong.com 72 www.taixiu.comTác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦdiệt nhà Tống để thành lập nước Nguyên, Mật giáo lan tràn rất chóng. Tuy ĐạiViệt đánh bại được quân Nguyên nhưng văn hóa phương Bắc vẫn cứ ảnh hưởngtới Đại Việt. Tại sao trong buổi công phu sáng lại không có những kinh văn vềThiền, như Kinh Lăng Già hoặc Kinh Kim Cương mà lại toàn là các bài thầnchú? Bà rất mừng mà nhận thấy rằng tuy Hương Nghiêm còn trẻ tuổi, cô đã cónhận xét rất sáng suốt, nhưng mà những người như vị ni cô trẻ tuổi này còn ítquá. Khắp nơi người ta học theo lề thói người phương Bắc một cách thiếu ýthức. Cả ngay tại những sơn môn lớn như Báo Ân, Quỳnh Lâm và Yên Tử, cácbậc trưởng thượng cũng vô tình áp dụng nghi thức mới. Hương Tràng đã từngđọc sách Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục. Bà biết rằng đạo Phật đời Lý rất thịnhnhưng về sau đã suy sụp vì ảnh hưởng mật giáo. Đọc các bộ lục như Khóa HưLục và Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục bà thấy các vị Phật tử tiền bối đời Trầnđã gạn lọc Phật Giáo và làm cho Phật học đời Trần trở lại thuần túy thiền học.Bây giờ đây, thiền học lại bắt đầu biến chất. Bà rất lo lắng cho tương lai Phậthọc nước nhà. Trên hai trăm năm, thiền học đã làm trụ chống tinh thần cho cảnước, nhờ đó mà thiên hạ được thái bình và nước nhà giữ vững được nền độclập. Từ ít lâu nay, ảnh hưởng Nho học mới của nhà Tống đã bắt đầu gây nên sựkỳ thị giữa Nho gia và Phật gia, không những ở trong giới học giả mà ngay cả ởchốn triều đình. Bây giờ lại thêm sự biến chất của thiền học vì Lạt Ma giáo.Hương Tràng tự nhủ không biết rằng người cầm đầu giáo hội Trúc Lâm là tôngiả Pháp Loa có để tâm đến vấn đề này hay không. Giáo hội Trúc Lâm hiện đang tiến hành việc khắc bản Đại Tạng Kinh. ĐạiTạng Kinh này được khắc theo bản do nhà Nguyên ấn hành và như vậy là cóthêm nhiều kinh điển Lạt Ma giáo. Nghĩ đến việc khắc bản kinh Đại Tạng,Hương Tràng chợt nghĩ tới quốc sư Bảo Sát, đệ tử đầu tay của Trúc Lâm đại sĩ,người mà bà đã được may mắn làm quen ở am Tử Tiêu trên núi Yên Tử và đãđược thừa tiếp một lần thứ hai tại chùa Tư Phúc trong nội thành. Quốc sư BảoSát hiện đang lãnh trách nhiệm khắc bản Đại Tạng kinh để ấn hành tại Đại Việt.Khắc bản Đại Tạng kinh là một công trình vĩ đại, bởi vì Đại Tạng kinh có tớitrên sáu ngàn quyển. Công việc này đã được khởi hành từ năm Ất Mùi nghĩa làmười bảy năm về trước, nhưng bị gián đoạn từ ngày Thượng hoàng viên tịch.Năm ngoái vua Anh Tông ra chiếu chỉ tiếp tục công việc khắc bản. Pháp Loatôn sư đã ủy cho sư huynh mình là quốc sư Bảo Sát đứng ra giữ trọng trách này,vì công việc, quốc sư Bảo Sát đã phải rời am Tử Tiêu về cư trú ở chùa Báo Ânđể tiện việc cắt đặt công việc. Hằng ngày có cả trăm người thợ lo viết chữ vàkhắc chữ trên gỗ. Hồi đầu năm nay, Hương Tràng đã ủy sư muội bà là HươngNghiêm về kinh để thỉnh toàn bộ các tác phẩm của Trúc Lâm đại sĩ. HươngNghiêm đã được gặp quốc sư Bảo Sát. Quốc sư cho cô biết là ít ra cũng phảinăm năm nữa Đại Tạng kinh mới được khắc xong. Tuy nhiên những tác phẩmdo các thiền sư Đại Việt sáng tác đều đã được khắc và đã được ấn hành riêng,trong đó có Khóa Hư Lục, Thượng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu thuyết Truyện cười – truyện tranh Truyện du lịch truyện ma – kinh dịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Càn Khôn Song Tuyệt - Gia Cát Thanh Vân
722 trang 128 0 0 -
Cẩm nang du lịch 16 điều giúp bạn an toàn khi đi du lịch
4 trang 64 6 0 -
Luân Hồi Cung Chủ - Gia Cát Thanh Vân
494 trang 62 0 0 -
344 trang 43 0 0
-
Để viết một kịch bản truyện tranh?
4 trang 43 0 0 -
2239 trang 41 0 0
-
Ma Đao Sát Tinh - Ngọa Long Sinh
1122 trang 41 0 0 -
Kinh Sở Tranh Hùng Ký - Huỳnh Dị
84 trang 39 0 0 -
Âm Dương Thần Chưởng - Trần Thanh Vân
256 trang 38 0 0 -
Điệu Sáo Mê Hồn - Ngọa Long Sinh
1451 trang 38 0 0 -
Truyện ngụ ngôn Bài học đâu tiên của Gấu con
1 trang 35 0 0 -
Chấn Thiên Kiếm Phổ - Độc Cô Hồng
459 trang 35 0 0 -
276 trang 32 0 0
-
Truyện kiếm hiệp Uyên Ương Đao - Kim Dung
70 trang 30 0 0 -
Hắc Thánh Thần Tiêu - Giả Kim Dung
1124 trang 29 0 0 -
6 trang 28 0 0
-
Ngũ Hành Sinh Khắc - Ngọa Long Sinh
462 trang 28 0 0 -
7 trang 28 0 0
-
Hạnh Hoa Thôn phục hận - Sơn Linh
305 trang 28 0 0 -
397 trang 28 0 0