Danh mục

Am mây ngủ P2

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.68 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với một người như Phụ vương nàng, Huyền Trân không thể kể lể dài dòng. Trúc Lâm đại sĩ đã từng thăm viếng Chiêm Thành và đã lưu lại kinh đô Trà Bàn của nước này hơn bảy tháng trời. Trong thời gian đó, ngài đã làm người thượng khách của vua Chàm. Ngài đã tìm hiểu về nếp sống văn hóa và phong tục của vương quốc này và đã đem lòng yêu mến ông vua Chàm còn trẻ tuổi và can trường ấy. Harijit là một ông vua thông minh. Hồi phụ vương nằng gặp chàng. Harijit...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Am mây ngủ P2Tác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦ CHƯƠNG 2 Đ ối với một người như Phụ vương nàng, Huyền Trân không thể kể lể dàidòng. Trúc Lâm đại sĩ đã từng thăm viếng Chiêm Thành và đã lưu lại kinh đôTrà Bàn của nước này hơn bảy tháng trời. Trong thời gian đó, ngài đã làm ngườithượng khách của vua Chàm. Ngài đã tìm hiểu về nếp sống văn hóa và phongtục của vương quốc này và đã đem lòng yêu mến ông vua Chàm còn trẻ tuổi vàcan trường ấy. Harijit là một ông vua thông minh. Hồi phụ vương nằng gặpchàng. Harijit mới có ba mươi bảy tuổi. Vương hiệu của chàng là JayaSimhavarman đệ tam muội, người Đại Việt thường gọi chàng là Chế Mân.Chính nhờ vào đảm lược của chàng mà Chiêm Thành phá vỡ được âm mưu xâmlăng của quân đội Hốt Tất Liệt. Phụ vương nàng mở đầu chuyến du Chiêm vào tháng ba năm Tân Sửu, tức làbảy năm về trước. Ngày từ biệt kinh đô Phật Thệ ngài đã hứa với Harijit là sẽ gảHuyền Trân, đứa con gái yêu quý của ngài cho chàng. Hồi đó công chúa mớimười bốn tuổi. Ngài đã nói với Harijit rằng công chúa còn bé lắm, và chàng hãyđợi tới lúc công chúa lên mười tám mới nên cho phái bộ về Thăng Long để làmlễ vấn danh. Huyền Trân còn nhớ cái ngày Thượng hoàng đi Chiêm thành về.Đó là vào tháng mười một năm Sửu, khí trời đã rét lắm. Trước khi về núi YênTử, Thượng hoàng đã ghé lại kinh sư đàm đạo thật lâu với vua Anh Tông, anhcả của nàng. Có lẽ hai người đã nói nhiều về chính sách ngoại giao Chiêm Việt.Hôm huynh vương mở tiệc chay cúng dường Thượng hoàng, công chúa và anhnàng là Huệ Võ Vương Quốc Chẩn cùng được vời đến tham dự. Anh Chẩn củanàng hồi đó đã hai mươi tuổi rồi nên đì đứng khá chững chạc. Sau bữa cơm,Thượng hoàng gọi riêng nàng lại và cho nàng biết ngài đã hứa gả nàng chovương quốc họ Chế. Hồi đó tuy đã mười bốn tuổi rồi mà công chúa vẫn còn trẻcon lắm. Nàng đã đón nhận cái tin đó như một cái tin không có liên hệ trực tiếptới mình. Nàng chỉ cúi đầu vâng dạ, và cho rằng chuyện chồng con là mộtchuyện xa vời, không cần nghĩ tới lúc đó. Ai ngờ thời gian đi vùn vụt như mộtmũi tên, và vào lúc bất ngờ nhất, phái bộ của nước Chiêm Thành đã đến. Pháibộ này đông hơn một trăm người, do sứ thần Chế Bồ Đài cầm đầu, đem theokhông biết bao nhiêu là bảo vật trân quý để làm lễ cầu hôn. Đó là vào đầu thánghai năm Ất Tỵ, khi chiếc bánh chưng cuối cùng trong cung vừa ăn hết và nàngvừa mới lên mười tám tuổi. Bất thần đứng trước một tình thế cấp bách, côngchúa sinh hoảng. Nàng không biết tỏ cùng ai. Mẹ nàng, hoàng hậu Khâm Từ, đãmất năm nàng lên sáu tuổi. Bà dì của nàng là hoàng hậu Tuyên Từ, em ruột củamẹ nàng, thì tính tình nghiêm nghị quá, không bao giờ công chúa nghĩ là có thểbộc lộ tâm tình với bà. Nước Chiêm Thành đối với công chúa là một cái gì hoàntoàn xa lạ. Từ nhỏ đến giờ, ngoài chuyến đi về thăm quê nội ở Hải Dương, nàngchưa từng được đi đâu cả. Chính nước Đại Việt là nước của mình mà công chúacòn chưa biết rõ thì làm sao nàng biết được thế nào là nước Chiêm Thành. Từwww.phuonghong.com 4 www.taixiu.comTác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦlúc còn bé thơ, công chúa đã thuộc lòng câu: Nước Đại Việt, Bắc giáp Tống,Tây giáp Lão Qua, nam giáp Chiêm Thành, Đông giáp biển Nam Hải do thầyhọc của nàng là Văn Túc Vương Đạo Tái dạy. Vị giáo sư này cũng đã từng dạyanh nàng là Quốc Chẩn. Ông nói là từ xưa đến nay Chiêm Thành và Đại Việt đãtừng có can qua với nhau nhiều lần rồi, và phần đất miền Nam của Đại Việt bâygiờ ngày xưa vốn thuộc về lĩnh thổ nước Chiêm. Ngay chiều hôm sứ thần Chiêm Thành cùng phái bộ dâng lễ vật cầu hôn củaChàm, vua Anh Tông đã về cung Thánh Từ báo liền cho Thái hậu Tuyên Từbiết. Lúc đó công chúa đang đứng hầu ngay bên Thái hậu mà cũng không đượcanh mình ban cho lấy một lời. Công chúa biết đây là việc đại sự quốc gia, mìnhkhông có quyền lạm bàn, dù việc có liên quan tới thân mạng mình đi nữa. Vuachỉ nhìn nàng hồi lâu mà không nói gì. Một lát sau, thu hết can đảm, công chúahỏi: Vậy huynh vương đã nhận lời chưa?. Hỏi xong câu hỏi, công chúa ngướcnhìn Thái hậu thì gặp hai con mắt rất đổi nghiêm nghị của bà. Nàng sợ sệt cúiđầu, nhưng vua Anh Tông đã dịu dàng nói: Chưa, việc này trọng đại lắm, taphải hỏi ý quần thần mới được. Sáng hôm sau, vua Anh Tông thiết triều để nghị luận về việc cầu hôn củavua Chàm. Buổi trưa hôm ấy Huệ Võ Vương Quốc Chẩn về cung và báo tin chodì và em gái biết là triều đình đã quyết định nhận sính lễ của vua Chàm. AnhChẩn thuật lại những chi tiết của buổi chầu. Ban đầu, nhiều người chống đốiviệc chấp nhận sính lễ. Quan tham tri chính sự Đoàn Nhữ Hài là một trongnhững người chống đối mạnh mẽ nhất. Ông này đã từng đi sứ Chiêm Thành vàcũng đã từng đề nghị việc sứ thần Việt không nên lạy vua Chàm mỗi khi vào bệkiến, nhưng Văn Túc Vương Đạo Tái đã đứng dậy nói rằng ông hoàn toàn tánđồng việc gả công chúa cho vua Chàm ...

Tài liệu được xem nhiều: