Thông tin tài liệu:
Hai bên đường từ kinh sư đến chân núi Yên Tử, những hàng thông do Thượng hoàng ra lệnh trồng xuống từ mười năm trước đây đã lên cao và xanh tốt. Đó là lần đầu Huyền Trân được về núi Yên Tử. Nàng có đức tin rất vững chải nơi Thượng hoàng, cho nên nàng nghĩ rằng những lời dạy của cha sẽ rất cần thiết cho cuộc đời của nàng sau này. May cho công chúa là lúc ấy Trúc Lâm đại sĩ vì có Phật sự nên từ am Đỉnh Trúc trên ngọn Ngọa Vân, đã về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Am mây ngủ P3Tác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦ CHƯƠNG 3 H ai bên đường từ kinh sư đến chân núi Yên Tử, những hàng thông doThượng hoàng ra lệnh trồng xuống từ mười năm trước đây đã lên cao và xanhtốt. Đó là lần đầu Huyền Trân được về núi Yên Tử. Nàng có đức tin rất vữngchải nơi Thượng hoàng, cho nên nàng nghĩ rằng những lời dạy của cha sẽ rấtcần thiết cho cuộc đời của nàng sau này. May cho công chúa là lúc ấy Trúc Lâmđại sĩ vì có Phật sự nên từ am Đỉnh Trúc trên ngọn Ngọa Vân, đã về tới amLong Đông ở lưng chừng núi, nên nàng không phải leo trèo nhiều. Thượnghoàng đã nói chuyện với con thật lâu bên bờ suối. Hai cha con ngồi trên haiphiến đá đối diện nhau. Phụ hoàng bảo Chiêm Thành không phải là một nước di dịch như nhiềungười trong nước ta lầm tưởng. Chiêm Thành có một nền văn minh khá cổ, chịuảnh hưởng văn hóa Tây Trúc nhiều hơn văn hóa Đông đô. Ngài nói rằng vua Chế Mân là một thanh niên anh tuấn, có vũ dũng mà cũngcó văn học. Tuy Harijit không biết chữ Nho nhưng chàng rất thông thạo Phạnngữ. Ở Chiêm Thành, Phạn ngữ cũng quan trọng như chữ Nho ở Đại Việt.Trong thời gian gần tám tháng lưu lại kinh đô Phật thệ, ngài thấy cái nhìn củangài về nước Chàm thay đổi hẳn. Ngài rất yêu mến Harijit, và muốn coi chàngnhư vua Anh Tông con ngài. Harijit lên ngôi từ năm Ất Dậu, và đã từng cóHoàng hậu. Đó là một nàng công chúa xứ Qua Oa tên là Tapasi; bà đã sinh hạđược hai vị hoàng tử, nhưng Hoàng hậu đã qua đời. Năm nay Chế Mân mới vàokhoảng bốn mươi, lớn hơn vua Anh Tông chừng mười tuổi. Dân Chàm rấtthương yêu Harijit. Thượng hoàng bảo công chúa: - Ta tin rằng sau khi về Chàm con cũng được dân chúng thương mến như họđã từng thương mến Harijit. Ta có thể nói chắc với con điều đó. Nếu con để hếttâm lực của con vào thì con có thể xây dựng thật nhiều cho vương quốc này vàtạo được mối cảm tình bền chặt giữa hai nòi Chiêm và Việt. Huyền Trân nhìn giòng nước đang len lỏi qua những tảng đá dưới lòng suốivà nghĩ những lời nói vừa rồi của Thượng hoàng. Lát sau, nàng nghe Thượnghoàng gọi nàng và bảo: - Con hãy đưa bàn tay của con lên quan sát thử xem. Huyền Trân đưa bàn tay trái của mình lên nhìn. Cổ tay nàng nhỏ; bàn taynàng mịn màng và có những ngón tay thuôn dài dịu dàng như những búp măngnon. Thượng hoàng nói tiếp: - Con hãy nhìn thật lâu và nói cho ta biết là con có nhìn thấy ta trong bàn taycủa con không?www.phuonghong.com 10 www.taixiu.comTác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦ Công chúa đột nhiên phát giác ra rằng bàn tay của nàng là do Thượng hoàngvà Thái hậu mà có và sự có mặt của bàn tay này không khác sự có mặt củaThượng hoàng và Thái hậu. Cái thấy đến với nàng mau như một tia chớp giật.Chưa bao giờ công chúa nhìn bàn tay mình với một cái nhìn thấu triệt đến thế.Nàng thưa với Thượng hoàng: - Thưa Phụ hoàng, con có nhìn thấy. - Không những ta và mẹ con có mặt nơi bàn tay con mà cả giống nòi và đấtnước này cũng có mặt nơi bàn tay con. Con ở đâu thì ta ở đó, con làm gì thì talàm cái đó và dân tộc con làm cái đó. Con hãy ghi nhớ điều này cho cẩn thận.Con về Chàm cũng như ta về Chàm, và ta trông cậy hoàn toàn nơi con để tránhcho hai dân tộc những cuộc đao binh sau này. Những lời nói của Thượng hoàng làm nẩy sinh một niềm thương cảm và mộtsự quyết tâm nơi lòng công chúa. Những lời ấy cũng lại như nước mát dội vào tâm não căng thảng và nóngbừng của nàng. Huyền Trân cảm thấy những lo âu thắc mắc của mình đã tiêután; nàng tự nguyện sẽ làm hết sức mình để khỏi phụ òng trông đợi của cha, củaanh và của cả nước. Nàng theo Thượng hoàng vào am để lạy Phật. Nhân dịpviếng thăm này, nàng được Thượng hoàng giới thiệu vói một vị tăng sĩ trẻ tuổilà Pháp Loa. Ngài cho biết đó là một vị đệ tử mới của ngài, và ngài bảo nànggọi ông là sư huynh. Nói chuyện với vị sư huynh này, Huyền Trân biết ông cònlà sa di. Ông sẽ được thọ đại giới vào ngày rằm tháng bảy sắp tới. Thượnghoàng có vẻ yêu mến người đệ tử trẻ tuổi này lắm. Thấm thoát mà năm Ất Tỵ sắp qua và mọi người đã chuẩn bị ăn Tết BínhNgọ. Cái Tết này là cái Tết quê hương cuối cùng của mình đây, Huyền Trânnghĩ. Ngày Nguyên Đán, khi được nghe vua Anh Tông mừng tuổi, công chúabiết là mình đã lên mười chín. Vua Anh Tông cho nàng biết là lễ cưới sẽ đượccử hành vào tháng sáu chứ không phải vào tháng hai như đã định năm ngoái.Càng hay, nàng lại có thêm thì giờ để học tiếng Chàm và để sống với tất cả tâmhồn từng ngày từng giờ còn lại của cái nếp sống Đại Việt quý báu. Bẩm tínhthông minh, nàng học tiếng Chàm rất chóng. Vị giao sư người Chàm của nàngcũng là một nhạc sư. Ông rất giỏi Phạn ngữ. Ông đã kể cho Huyền Trân nghe cổtích Mahabharata, trước tiên bằng tiếng Đại Việt, rồi ông lặp lại bằng tiếngChiêm. Ông cũng đã dạy cho công chúa hát vài bản nhạc Chiêm Thành. Ông sửdụng một cây đàn Chi ...