Danh mục

Am mây ngủ P4

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.23 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Jaya Simhavarman đệ tam băng mà không trối trăn lại được lời nào. Quần thần tụ họp trong điện quyết định đưa thái tử Harijitputra lên ngôi trước khi báo tin vua băng cho thần dân trong nước biết. Sáng ngày hôm sau, lễ suy tôn được cử hành rất sớm trên điện và ngay sau đó vua Harijitputra thiết triều lấy danh hiệu là Jaya Simhavarman đệ tứ. Hôm ấy tin dữ được truyền ra, cả kinh kỳ Vijaya nhốn nháo. Dân chúng đổ tới hoàng thành, bứt tóc đấm ngực và than khóc. Họ tiếc thương vị vua...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Am mây ngủ P4Tác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦ CHƯƠNG 4 J aya Simhavarman đệ tam băng mà không trối trăn lại được lời nào. Quầnthần tụ họp trong điện quyết định đưa thái tử Harijitputra lên ngôi trước khi báotin vua băng cho thần dân trong nước biết. Sáng ngày hôm sau, lễ suy tôn đượccử hành rất sớm trên điện và ngay sau đó vua Harijitputra thiết triều lấy danhhiệu là Jaya Simhavarman đệ tứ. Hôm ấy tin dữ được truyền ra, cả kinh kỳVijaya nhốn nháo. Dân chúng đổ tới hoàng thành, bứt tóc đấm ngực và thankhóc. Họ tiếc thương vị vua trẻ anh hùng đã từng chiến thắng giặc Mông Cổ, đãtừng là niềm tin và sự tự hào của họ trong suốt hai mươi năm trời. Cả nước đểtang Harijit. Tất cả mọi cuộc vui chơi đều bị hủy bỏ. Hàng triệu người cắt tócđể tang vua. Suốt trong bảy ngày đêm, trước hoàng cung không lúc nào khôngcó hàng ngàn người đến ngồi để than khóc. Sáng ngày thứ tám, dân chúng hạngvạn người theo gót vua mới và triều thần lên đường đưa cha ra dàn hỏa thiêu.Xác vua được quàng trên một cái kiệu lớn để trên lưng một con bạch tượng,phía trên có lọng che. Theo sau là một hàng voi sắp hàng đông tới một trăm con,trên lưng đều phủ lụa. Hai bên quân lính đi dàn hầu, mặc áo giáp bằng mây.Kiệu của Huyền Trân và các cung phi đi sát kiệu của Harijit. Các cung phi nàyđều sẽ bị hỏa tang một lần với vua Chế Mân. Hoàng hậu vì đang mang thai thếtử con vua nên sẽ được trà tỳ sau khi sinh nở. Đàn hỏa thiêu của vua được dựng trên bờ biển. Đó là tục lệ nước Chàm.Trong trường hợp của dân thường thì người chết được thiêu ngay ngày hôm sau.Nếu là quan chức lớn thì lễ hỏa thiêu được tổ chức ba ngày ba đêm sau khi chết.Trong trường hợp của vua thì phải đợi đúng bảy ngày bảy đêm. Đám rước đi tớixế chiều mới đến được hỏa đàn ở bờ biển Thí lị bì nại. Đàn được dựng toànbằng gỗ trâm hương. Trong tiếng trống và tiếng tù và não nuột, linh kiệu đượchạ xuống và đưa từ từ lên hỏa đàn. Xác vua đã được tẩm liệm rất kỹ lưỡng vàtưới đầy dầu thơm. Các đạo sĩ Bà La Môn bắt đầu đọc kinh bằng tiếng Phạn.Tiếng kinh vang dội rất lớn, có thể là hàng trăm người đọc một lần. Giàn hỏa đãbắt đầu bốc cháy. Tiếng tù và, tiếng kèn và tiếng trống lại bắt đầu nổi dậy.Huyền Trân không dám nhìn về phía đàn hỏa. Nàng sợ trông thấy cảnh nhữngngười cung phi bị đưa lên để hỏa thiêu. Tất cả những gì đã và đang xảy ra, Huyền Trân thấy như trong một giấcmộng. Mới ngày nào đây, nàng nấu cháo cảm cho vua ăn, rồi bây giờ thân xácHarijit đang bốc cháy trên giàn hỏa. Nàng gắng khóc nhưng không khóc được.Nếu giờ này nàng không mang một giọt máu của Harijit trong người thì thânhình nàng cũng đang bốc cháy. Thôi thế là tan tành giác mơ. Thôi thế là tan tànhcả một cuộc đời. Cuộc đời mà nàng đã quyết tâm hiến dâng cho tình hữu nghịgiữa hai nước Chiêm Việt. Huyền Trân đưa cánh tay trái lên nhìn. Nàng nhớ lạibuổi chiều nào cùng Phụ hoàng ngồi bên bờ suối trước am Long Động. Bàn taywww.phuonghong.com 20 www.taixiu.comTác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦnày đã làm được gì? Trong vòng bốn năm tháng nữa bàn tay này sẽ bốc cháytrên giàn hỏa. Bỗng nhiên nàng nghĩ đến cái bào thai trong bụng mình. Connàng sẽ là trai hay gái? Đứa con này sẽ mang bàn tay nàng đê đi vào đời hậu lai.Bàn tay của cha mẹ và của giống nòi, nàng đã trao về cho một thế hệ hậu lai.Như vậy là nàng có thể san tâm mà lên giàn hỏa sau khi đưa nó ra đời. Nàng sẽkhông tiếc nuối cuộc đời. Huyền Trân tự hỏi: Mình có còn tiếc nuối cuộc đời hay không? Harijit chếttrồi thì mình sống làm gì? Nàng đã yêu người thanh niên anh dũng này. Harijitcũng đã yêu nàng thắm thiết. Nàng đã được sống hạnh phúc trong tình yêu ấy.Một tình yêu ngắn ngủi nhưng chất chứa bao nhiêu mặn nồng, và đứa con trongbụng nàng là chứng tích cụ thể cho tình yêu ấy. Chết đi, nàng không tiếc nuối.Nàng chỉ xót xa cho đứa bé sau này. Nó sẽ được nuôi nấng trong cung điện vuaChàm, sẽ lớn lên và sẽ nghe kể về mẹ của nó ngày xưa, một bà công chúa ĐạiViệt. Chỉ có thế thôi. Nó không được ấp ủ bằng hơi hướm của nàng, hơi hướmcủa một bà mẹ Đại Việt. Tội nghiệp cho nó hay tội nghiệp cho chính nàng? Trong da thịt mình, Huyền Trân cảm thấy hai nỗi đau. Nỗi đau thứ nhất là sựthiếu vắng Harijit. Mất chàng, cuộc đời nàng không còn hứng thú gì nữa. Nỗiđau đó chỉ có lửa mới đốt cháy được, và vì vậy nàng không sợ lên giàn hỏa. Lửasẽ đốt da thịt nàng cùng một lúc với niềm đau của nàng. Nàng cảm thấy khôngthể mổ xẻ và lấy nỗi đau ấy ra khỏi da thịt nàng. Nhưng còn một niềm đau thứhai: Đó là sự xót xa của nàng đối với đứa con không cha và trong bốn thángnữa, không mẹ. Nỗi đau đó nàng cảm tưởng dù thân thể nàng có bị đốt ra trobụi, nó cũng không tan. Nó sẽ đọng thành khối bất diệt. Lửa vẫn cháy; tiếng tù và, tiếng trống và tiếng kèn vang dội. Thấp thoáng,Huyền Trân thấy bóng những đoàn vũ công nhảy mú ...

Tài liệu được xem nhiều: