Danh mục

Am mây ngủ P7

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.66 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuyền ghé bến Vũ Xá. Tay nải trên vai, Thị Ngọc theo mọi người lên bến. Thuyền rời bến từ chiều ngày hôm qua; cả đêm Ngọc đã phải ngủ ngồi trong khoang, như tất cả mọi người. Trời ban mai thật mát, Ngọc dự tính sẽ không nghỉ dọc dường. Từ đây đến làng Hổ Sơn đi bộ cũng gần hết cả buổi sáng. Ngọc muốn khi trời bắt đầu nắng thì nàng đã tới được chùa Nộn Sơn trên núi Hổ để được ngồi dưới những hàng cây im mát trước chùa, Ngọc thấy hăng hái thêm lên....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Am mây ngủ P7Tác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦ CHƯƠNG 7 T huyền ghé bến Vũ Xá. Tay nải trên vai, Thị Ngọc theo mọi người lên bến.Thuyền rời bến từ chiều ngày hôm qua; cả đêm Ngọc đã phải ngủ ngồi trongkhoang, như tất cả mọi người. Trời ban mai thật mát, Ngọc dự tính sẽ khôngnghỉ dọc dường. Từ đây đến làng Hổ Sơn đi bộ cũng gần hết cả buổi sáng. Ngọcmuốn khi trời bắt đầu nắng thì nàng đã tới được chùa Nộn Sơn trên núi Hổ đểđược ngồi dưới những hàng cây im mát trước chùa, Ngọc thấy hăng hái thêmlên. Đây không biết là lần thứ mấy Ngọc về thăm Ni Sư Hương Tràng. Mỗichuyến đi như vậy ít nhất là mất ba ngày. Chuyến đi chậm lắm. Lần này nàngxin phép quan Tư đồ Văn Huệ Vương được năm ngày vì có lễ Phật Đản. Khu chợ trước bến đã họp, tuy người bán còn đông hơn người mua. Băngqua chợ, Ngọc đi vào con đường làng. Nàng gặp nhiều người trên con đườngvào chợ. Đi hết con đường ngang qua đình làng, nàng rẽ vào con đường lúa.Lúa vụ Chiêm xanh mơn mởn. Hương lúa và hương buổi sáng thơm ngát. Ngọchít một hơi dài và cảm thấy khỏe khắn. Ngọc đã quen đường về huyện ThiênBản nên không cần phải dừng lại để định hướng. Nàng đi thoăn thắt. Thỉnhthoảng nàng lại đổi tay nải sang vai khác. Trong tay nải của nàng chỉ có hai thỏi mực tàu, một ngọn bút ô long, mườibốn ngọn bút thường, năm trăm giấy và một ít bánh trái mà nàng mua đượcchiều hôm qua trước khi xuống thuyền. Mực, giấy và bút là để cho Ni SưHương Tràng, còn bánh trái là để cúng chùa. Ngọc đã mua toàn bánh chay, bởivì hôm nay là ngày mồng năm tháng tư, ở kinh đô người ta làm bánh chay đểbán nhiều lắm. Ni Sư Hương Tràng có dặn nàng kỳ này lên thì mua cho Ni Sưmột giấy để đóng quyển cho bọn học trò nhỏ của Ni Sư. Năm trăm giấy chắc làtạm đủ. Chiều hôm qua Ngọc ghé quán sách của Thị Khanh ở đầu phố TrườngThi, và Khanh đã gưỉ biếu chùa Nộn Sơn số giấy ấy, còn mực và bút thì Khanhgửi biếu riêng Ni Sư Hương Tràng. Khanh đã có chồng, không thể bỏ nhà đểcùng với Ngọc đi thăm Ni Sư được. Hy vọng anh chàng sẽ may mắn hơn vào khóa Quý Sửu, Ngọc nói mộtmình. Nàng nghĩ tới Vận, chồng của Khanh. Khanh lấy chồng từ năm MậuThân, nghĩa là bốn năm về trước. Vận hồi đó đã là học sinh đại tập. Khoa CanhTuất, anh chàng thi hỏng. Khanh mở cửa hàng bán bút chỉ và sách vở học trò tạiphố Trường Thi, tiếp tục nuôi chồng ăn học. Vận muốn giúp đỡ vợ nên mở lớpdạy học, thì giờ còn lại, Vận ôn tập bài vở chờ khoa sau. Một năm sau hai ngườisinh được một cô bé đặt tên là Thúy. Vợ chồng Ngọc đã đem cháu bé về trìnhđiện với Ni Sư Hương Tràng một lần. Từ đó, mỗi lần về núi Hổ Sơn, Ngọcthường ghé hàng sách của Khanh để rủ nàng, nhưng Khanh bận rộn quá, khôngđi với nàng được lần nào nữa cả.www.phuonghong.com 41 www.taixiu.comTác Giả: Thích Nhất Hạnh AM MÂY NGỦ Ngọc nhìn xuống chiếc áo nàng đang mặc và đôi guốc nàng đang đi. Ăn mặcthế này mà về dưới ấy thế nào cũng bị Ni Sư quở. Ni Sư đã dặn là về chùa thìnên ăn mặc cho đơn giản. Cái áo này và đôi guốc này dã là những vật đơn giảnnhất của nàng rồi, nhưng mà về tới đây, Ngọc mới thấy là chúng không đượcđơn giản như ý mình muốn. Nàng không thể cải dạng làm một cô gái quê. Từnăm mười hai tuổi nàng đã làm thị nữ trong cung. Hồi ở Chiêm về nàng cũngcòn ở lại trong cung để hầu hạ hoàng hậu Bảo Từ mấy tháng, sau đó mới đượcra làm gia nhân cho quan Tư đồ Văn Huệ Vương. Nàng đã được công chúaHuyền Trân gửi gắm cho quan Tư đồ. Quan Tư đồ Văn Huệ Vương là mộtngười nổi tiếng về văn học. Ông là một người vừa có kiến thức, vừa có độlượng. Ông đã hứa với công chúa là sẽ coi Ngọc như con ông và sẽ lo liệu việcgia thất sau này cho Ngọc. Ngày công chúa xuất gia tại cùa Vũ Ninh để thành Ni Sư Hương Tràng,Ngọc cũng muốn đi tu để được gần gũi công chúa, nhưng công chúa không cho.Công chúa xuất gia và thọ Bồ Tát giới vào ngày Tết Nguyên Đán năm Kỷ Dậu,nghĩa là chỉ sau ba tháng sau ngày từ Chiêm Thành về. Công chúa xuất gia nhưvậy là đã được hơn ba năm. Suốt ba năm trời, lần nào về thăm Ni Sư HươngTràng, Ngọc cũng khẩn khoản xin Ni Sư cho Ngọc được xuất gia để được sớmhôm gần gũi Ni Sư, nhưng Ni Sư đã nói với Ngọc rằng xuất gia không phải làđể được gần gũi một người khác mà là để lo việc độ mình và độ người. Ni Sư cónói là Ni Sư chỉ khuyên Ngọc không nên xuất gia chứ Ni Sư không hề cấmNgọc xuất gia. - Em có thể xuất gia nếu em muốn, nhưng chị sẽ không cho em ở cùng chùavới chị. Người ta xuất gia là để phát túc siêu phương, chứ không phải để thâncận và hầu hạ một người khác, dù đó là người mình yêu kính nhất. Ngọc tự biết mình không thuộc về hạng người thông minh nhất đời, nhưnglâu ngày nàng cũng nhận ra được lời nói của Ni Sư là đúng. Từ mười hai tuổiNgọc đã được hầu hạ và thân cận công chúa và đã quen lấy nổi vui của côngchúa làm nỗi vui của mình, đã quen lấy niềm lo của công chúa làm niềm ...

Tài liệu được xem nhiều: