Âm nhạc Tây Nguyên
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 188.59 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Năm 1978, cố giáo sư Lưu Hữu Phước và tôi có dịp đi điền dã và dự một vài liên hoan cồng chiêng tại ba nơi: Buôn Ma Thuột, Daklak và Pleiku. Vùng này lúc ấy còn hoang dã và cồng chiêng Tây Nguyên ít người biết đến. Chúng tôi bắt đầu làm quen với những nhạc cụ chưa từng thấy trong đời như: Đàn Goong, đàn K’ ni, và các loại cồng chiêng của vài dân tộc Êđê, M’nong ga, Gia rai, Bahnar. Chúng tôi được nghe những âm thanh mới lạ, được uống rượu cần và gặp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Âm nhạc Tây Nguyên Âm nhạc Tây Nguyên Năm 1978, cố giáo sư Lưu Hữu Phước và tôi có dịp đi điền dã và dự một vàiliên hoan cồng chiêng tại ba nơi: Buôn Ma Thuột, Daklak và Pleiku. Vùng này lúcấy còn hoang dã và cồng chiêng Tây Nguyên ít người biết đến. Chúng tôi bắt đầulàm quen với những nhạc cụ chưa từng thấy trong đời như: Đàn Goong, đàn K’ ni,và các loại cồng chiêng của vài dân tộc Êđê, M’nong ga, Gia rai, Bahnar. Chúngtôi được nghe những âm thanh mới lạ, được uống rượu cần và gặp gỡ một số nghệnhân, nghệ sĩ tại vùng Tây nguyên. Sau đó, hai chúng tôi đều nhận thấy rằng vùngnày có một nền văn hóa và âm nhạc rất độc đáo mà trong một chuyến đi điền dãngắn hạn không thể nào nắm bắt hết được... Cố giáo sư Lưu Hữu Phước đã nhậnthấy điều ấy và sau khi khai quật và tìm được đờn đá Khánh Sơn lại còn thêm lýdo để nghiên cứu sâu sắc hơn sinh hoạt âm nhạc trong vùng này. Trong những chuyến đi, chúng tôi may mắn đ ược một nhạc sĩ người Việt gốcBahnar tên là Kpa Ylang biết nhiều tiếng địa phương, biết sử dụng một số nhạc cụvùng Tây Nguyên, lại được đào tạo tại nhạc viện Hà Nội và đã du học bên TrungQuốc, làm người hướng dẫn đáng tin cậy để đưa chúng tôi khám phá những kỳhoa dị thảo trong vườn âm nhạc Tây Nguyên. Sau chuyến đi đó, khi trở lại Pháp, chúng tôi có thêm may mắn là đượcnhiều lần gặp gỡ những nhà Dân tộc học nổi tiếng như Georges Condominas,Jacques Dournes, những người đã từng sống trên vùng Tây nguyên như dân bảnxứ trong nhiều năm. Chúng tôi biết rõ thêm nhiều chi tiết về những dàn cồngchiêng, những buổi hát thâu đêm, những sử thi, trường ca, anh hùng ca của vùngnúi rừng miền Thượng. Nhưng vì làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, tôi cónhiệm vụ phải sưu tầm nghiên cứu âm nhạc truyền thống dân gian và bác học củangười Kinh, và dòng đời đã đưa chúng tôi bôn ba, bốn biển năm châu, hình ảnhTây nguyên chỉ còn là những khu rừng nhiều cây rậm lá, là “biển hồ” đầy thơmộng vùng Pleiku, là những âm thanh trầm bổng của cồng chiêng, những nhạc cụlàm bằng tre nứa, những tiếng khèn bè M’buat của dân tộc M’nong, Ding Namcủa dân tộc Êđê, tiếng đàn K’ni của dân tộc Gia rai... Những băng từ ghi lại âmnhạc vùng Tây nguyên của các nhà Dân tộc học Jacques Dournes, GeorgesCondominas, bà De Haute Cloque, bà bá tước De Chambure mà chúng tôi đượcnghe trong các phòng tàng trữ tư liệu của Bảo tàng viện Con người và Bảo tàngviện Guimet chỉ kéo chúng tôi trở lại trong khoảnh khắc không khí Tây Nguy ên. Sau này, giáo sư Tô Vũ và các chuyên gia Viện nghiên cứu âm nhạc và múacủa thành phố Hồ Chí Minh đ ã tổ chức những liên hoan cồng chiêng và ghi thêmnhiều hình ảnh, âm thanh của các dàn cồng chiêng đa dạng. Giáo sư Tô Ngọc Thanh, người đã lặn lội cùng ăn cùng sống với dân tộc TâyNguyên trong 6, 7 năm trời, và nhiều chuyên gia khác như Trương Bi, Vũ NgọcBình, A Đôi, Đặng Hoành Loan v.v… đã cho tôi một hình ảnh đậm đà của văn hóaâm nhạc Tây Nguyên. Nhưng tôi chưa có dịp trở lại Tây Nguyên để nghe tận tai,thấy tận mắt những điều tôi đã được biết qua các bài tiểu luận đã viết hay băng từđã ghi lại hình ảnh và âm thanh của nền âm nhạc núi rừng. Năm 2005, tôi có dịp tiếp cận với Tây Nguyên qua việc Hội đồng quốc tếKhoa học Xã hội thuộc UNESCO giao cho tôi trọng trách thẩm nghiệm và đánhgiá hồ sơ về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên do Việt Nam đệ trìnhUNESCO xem xét để có thể công nhận Không gian này là một kiệt tác di sảntruyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Nhờ hồ sơ này, tôi được biết rõ thêm vềbề dày lịch sử, chiều sâu nghệ thuật của những dàn cồng chiêng trong một khônggian văn hóa đa dạng và phong phú, và gặp nhiều chuyên gia như Bùi Trọng Hiền,Nguyễn Quang Tuệ, những người trẻ tuổi mà đã có nhiều công trình rất đầy đủ vàsâu sắc về cồng chiêng và văn hóa dân gian vùng Tây nguyên. ăm 2006, tôi lại vinh hạnh được mời tham dự buổi lễ đón Bằng của UNESCOvinh danh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại thành phố Pleiku. Sau hai mươi tám năm, tôi rất ngạc nhiên và thích thú khi trở lại nơi này, mộtvùng đất trước kia hoang sơ mà nay rất trù phú, trước kia là một làng xã nhỏ mànay là một đô thị sầm uất, là nơi có thể tổ chức buổi lễ hoành tráng, qui mô mangtầm cỡ quốc tế và có đủ điều kiện để đón những vị khách quý từ bốn phương. Buổi lễ được cử hành tại sân vận động lớn của thành phố, đã huy động đượcnhiều dàn cồng tiêu biểu của các dân tộc Tây Nguyên cùng những học sinh sinhviên, thanh niên nam nữ trong buôn làng, và các vị quan khách Việt Nam, các banngành văn hóa, kinh tế và quốc tế như ông Gadigy Ngomezulu, đại diện cho Tổnggiám đốc cơ quan văn hóa Liên hiệp quốc và các nhân viên phái đoàn UNESCO. Lễ hội cử hành đúng giờ qui định, rất trang nghiêm. Một hồi trống vừa dứt,tiếng hoan hô vang dậy cả sân vận động. Trên mười dàn cồng cùng biểu diễnchung một lúc những bản nhạc d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Âm nhạc Tây Nguyên Âm nhạc Tây Nguyên Năm 1978, cố giáo sư Lưu Hữu Phước và tôi có dịp đi điền dã và dự một vàiliên hoan cồng chiêng tại ba nơi: Buôn Ma Thuột, Daklak và Pleiku. Vùng này lúcấy còn hoang dã và cồng chiêng Tây Nguyên ít người biết đến. Chúng tôi bắt đầulàm quen với những nhạc cụ chưa từng thấy trong đời như: Đàn Goong, đàn K’ ni,và các loại cồng chiêng của vài dân tộc Êđê, M’nong ga, Gia rai, Bahnar. Chúngtôi được nghe những âm thanh mới lạ, được uống rượu cần và gặp gỡ một số nghệnhân, nghệ sĩ tại vùng Tây nguyên. Sau đó, hai chúng tôi đều nhận thấy rằng vùngnày có một nền văn hóa và âm nhạc rất độc đáo mà trong một chuyến đi điền dãngắn hạn không thể nào nắm bắt hết được... Cố giáo sư Lưu Hữu Phước đã nhậnthấy điều ấy và sau khi khai quật và tìm được đờn đá Khánh Sơn lại còn thêm lýdo để nghiên cứu sâu sắc hơn sinh hoạt âm nhạc trong vùng này. Trong những chuyến đi, chúng tôi may mắn đ ược một nhạc sĩ người Việt gốcBahnar tên là Kpa Ylang biết nhiều tiếng địa phương, biết sử dụng một số nhạc cụvùng Tây Nguyên, lại được đào tạo tại nhạc viện Hà Nội và đã du học bên TrungQuốc, làm người hướng dẫn đáng tin cậy để đưa chúng tôi khám phá những kỳhoa dị thảo trong vườn âm nhạc Tây Nguyên. Sau chuyến đi đó, khi trở lại Pháp, chúng tôi có thêm may mắn là đượcnhiều lần gặp gỡ những nhà Dân tộc học nổi tiếng như Georges Condominas,Jacques Dournes, những người đã từng sống trên vùng Tây nguyên như dân bảnxứ trong nhiều năm. Chúng tôi biết rõ thêm nhiều chi tiết về những dàn cồngchiêng, những buổi hát thâu đêm, những sử thi, trường ca, anh hùng ca của vùngnúi rừng miền Thượng. Nhưng vì làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, tôi cónhiệm vụ phải sưu tầm nghiên cứu âm nhạc truyền thống dân gian và bác học củangười Kinh, và dòng đời đã đưa chúng tôi bôn ba, bốn biển năm châu, hình ảnhTây nguyên chỉ còn là những khu rừng nhiều cây rậm lá, là “biển hồ” đầy thơmộng vùng Pleiku, là những âm thanh trầm bổng của cồng chiêng, những nhạc cụlàm bằng tre nứa, những tiếng khèn bè M’buat của dân tộc M’nong, Ding Namcủa dân tộc Êđê, tiếng đàn K’ni của dân tộc Gia rai... Những băng từ ghi lại âmnhạc vùng Tây nguyên của các nhà Dân tộc học Jacques Dournes, GeorgesCondominas, bà De Haute Cloque, bà bá tước De Chambure mà chúng tôi đượcnghe trong các phòng tàng trữ tư liệu của Bảo tàng viện Con người và Bảo tàngviện Guimet chỉ kéo chúng tôi trở lại trong khoảnh khắc không khí Tây Nguy ên. Sau này, giáo sư Tô Vũ và các chuyên gia Viện nghiên cứu âm nhạc và múacủa thành phố Hồ Chí Minh đ ã tổ chức những liên hoan cồng chiêng và ghi thêmnhiều hình ảnh, âm thanh của các dàn cồng chiêng đa dạng. Giáo sư Tô Ngọc Thanh, người đã lặn lội cùng ăn cùng sống với dân tộc TâyNguyên trong 6, 7 năm trời, và nhiều chuyên gia khác như Trương Bi, Vũ NgọcBình, A Đôi, Đặng Hoành Loan v.v… đã cho tôi một hình ảnh đậm đà của văn hóaâm nhạc Tây Nguyên. Nhưng tôi chưa có dịp trở lại Tây Nguyên để nghe tận tai,thấy tận mắt những điều tôi đã được biết qua các bài tiểu luận đã viết hay băng từđã ghi lại hình ảnh và âm thanh của nền âm nhạc núi rừng. Năm 2005, tôi có dịp tiếp cận với Tây Nguyên qua việc Hội đồng quốc tếKhoa học Xã hội thuộc UNESCO giao cho tôi trọng trách thẩm nghiệm và đánhgiá hồ sơ về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên do Việt Nam đệ trìnhUNESCO xem xét để có thể công nhận Không gian này là một kiệt tác di sảntruyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Nhờ hồ sơ này, tôi được biết rõ thêm vềbề dày lịch sử, chiều sâu nghệ thuật của những dàn cồng chiêng trong một khônggian văn hóa đa dạng và phong phú, và gặp nhiều chuyên gia như Bùi Trọng Hiền,Nguyễn Quang Tuệ, những người trẻ tuổi mà đã có nhiều công trình rất đầy đủ vàsâu sắc về cồng chiêng và văn hóa dân gian vùng Tây nguyên. ăm 2006, tôi lại vinh hạnh được mời tham dự buổi lễ đón Bằng của UNESCOvinh danh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại thành phố Pleiku. Sau hai mươi tám năm, tôi rất ngạc nhiên và thích thú khi trở lại nơi này, mộtvùng đất trước kia hoang sơ mà nay rất trù phú, trước kia là một làng xã nhỏ mànay là một đô thị sầm uất, là nơi có thể tổ chức buổi lễ hoành tráng, qui mô mangtầm cỡ quốc tế và có đủ điều kiện để đón những vị khách quý từ bốn phương. Buổi lễ được cử hành tại sân vận động lớn của thành phố, đã huy động đượcnhiều dàn cồng tiêu biểu của các dân tộc Tây Nguyên cùng những học sinh sinhviên, thanh niên nam nữ trong buôn làng, và các vị quan khách Việt Nam, các banngành văn hóa, kinh tế và quốc tế như ông Gadigy Ngomezulu, đại diện cho Tổnggiám đốc cơ quan văn hóa Liên hiệp quốc và các nhân viên phái đoàn UNESCO. Lễ hội cử hành đúng giờ qui định, rất trang nghiêm. Một hồi trống vừa dứt,tiếng hoan hô vang dậy cả sân vận động. Trên mười dàn cồng cùng biểu diễnchung một lúc những bản nhạc d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa việt nam lịch sử việt nam sự phát triển của việt nam nguồn gốc nước việt nam hình thành nước việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 135 0 0 -
189 trang 130 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 109 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0