Danh mục

Ẩm thực trong phát triển du lịch tại Bình Dương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 477.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dựa trên những nghiên cứu định tính nhằm nêu lên nét đặc trưng của ẩm thực Bình Dương có tác động tích cực đến du lịch như: sức hấp dẫn về hệ thống món ăn, khả năng cung ứng của những điểm kinh doanh ăn uống và sự hài lòng về trải nghiệm du lịch ẩm thực của khách tham quan khi đến với địa phương này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ẩm thực trong phát triển du lịch tại Bình Dương ẨM THỰC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI BÌNH DƯƠNG Lê Thị Ngọc Sương1, Phan Quang Tiến 2 1. Chương trình Văn hóa học, Khoa Công nghiệp Văn hóa 2. Sinh viên ngành Văn hóa học, Khoa Công nghiệp Văn hóaTÓM TẮT Du lịch là một thành tố quan trọng của nền kinh tế đương đại, trong đó ẩm thực là mộtphần không thể thiếu khi trải nghiệm du lịch. Du lịch ẩm thực liên quan đến việc chế biến cácmón ăn, thức uống, cách trưng bày và thưởng thức chúng của một quốc gia, một địa phương.Bình Dương được biết đến với một hệ thống ẩm thực có sự pha trộn văn hóa Đông – Tây, cộngthêm những đặc trưng văn hóa vùng đã tạo nên nét độc đáo, thuận lợi trong phát triển loại hìnhdu lịch ẩm thực. Bài viết dựa trên những nghiên cứu định tính nhằm nêu lên nét đặc trưng củaẩm thực Bình Dương có tác động tích cực đến du lịch như: sức hấp dẫn về hệ thống món ăn,khả năng cung ứng của những điểm kinh doanh ăn uống và sự hài lòng về trải nghiệm du lịchẩm thực của khách tham quan khi đến với địa phương này. Từ khóa: Bình Dương; Du lịch ẩm thực; Phát triển du lịch.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của Du lịch đó là Ẩm thực. Du lịchẩm thực kể về những câu chuyện lịch sử, cư dân và cảnh quan của một vùng (Sotiriadis, 2015).Nó phản ánh sức hút của điểm đến, đồng thời góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, xã hộivà cộng đồng. Có nhiều ý kiến cho rằng, du lịch ẩm thực là một loại hình du lịch có khả năngtruyền cảm hứng và thu hút ý định ghé thăm của du khách. Thật vậy, thực phẩm là nhu cầu thiếtyếu không thể phủ nhận đối với những người đi nghỉ mát, cũng như nhu cầu cơ bản hàng ngàycủa tất cả mọi người. Trong các chuyến hành trình của mình, một tỷ lệ lớn du khách coi việc ănuống là những hoạt động quan trọng (Sharul et al, 2021). Các nhà nghiên cứu cho rằng tầm quan trọng của ẩm thực trong việc quảng bá hình ảnhđịa phương ở một số điạ điểm du lịch ít được chú ý (Bokunewicz và Shulman, 2017). Ở ViệtNam nói chung và Bình Dương nói riêng, việc sử dụng ẩm thực địa phương để thu hút du lịchcòn nhiều hạn chế. Khi đó ẩm thực ở Bình Dương với những màu sắc riêng biệt như sự pha trộnđộc đáo ẩm thực Đông – Tây ; sự cộng hưởng của ẩm thực từ nhiều vùng miền trong cả nướcvà những món ăn truyền thống gắn liền với yếu tố văn hóa vùng đã tạo nên một diện mạo ẩmthực vô cùng đa dạng và độc đáo. Nghiên cứu về Ẩm thực trong phát triển du lịch tại BìnhDương góp phần khẳng định vai trò của ẩm thực trong phát triển du lịch cả nước nói chung vàdu lịch Bình Dương nói riêng. Đánh giá khả năng cung ứng ẩm thực trong phát triển du lịch tạiđịa phương này, từ đó đề xuất khai thác thêm tại Bình Dương một loại hình du lịch mới – dulịch ẩm thực. 442. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết dựa trên những nghiên cứu định tính, sử dụng thao tác tổng hợp và phân tíchnguồn tư liệu, tài liệu về du lịch ẩm thực để đưa ra những khái niệm liên quan. Bên cạnh đó,việc phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng làm cơ sở để triển khai nhữngluận điểm về vai trò của ẩm thực trong phát triển du lịch, các đặc trưng của ẩm thực tại BìnhDương. Bài viết còn sử dụng kết quả khảo sát trong đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên củatác giả Phan Quang Tiến, phiếu khảo sát thực hiện bởi mẫu của google form (kết quả đượcthống kê câu trả lời tự động và thu về 25 phiếu hợp lệ). Các khách thể được phỏng vấn chủ yếulà những thực khách đã đến và sử dụng dịch vụ ẩm thực khi đến tham quan du lịch tại BìnhDương. Cạnh đó, 03 khách thể là chủ các cơ sở kinh doanh ẩm thực được phỏng vấn như mộtcuộc trò chuyện với các câu hỏi mở. Kết quả của phỏng vấn này nhằm đánh giá được khả năngcung ứng ẩm thực và một số vấn đề về việc khai thác ẩm thực trong du lịch tại Bình Dương.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một vài thuật ngữ liên quan Ẩm thực được hiểu theo nghĩa chung nhất đó là bao gồm đồ ăn và thức uống (thực phẩm).Tuy nhiên, để trở thành một món ăn hay đồ uống cần phải trải qua một quá trình sáng tạo, chếbiến, trưng bày và thưởng thức. Hay nói khác đi, “ẩm thực” là khoa học về mối quan hệ giữa ẩmthực và văn hóa (Horng & Tsai, 2010). Ở một nghiên cứu khác, Sahin (2015) cũng cho rằng ẩmthực đề cập đến các đặc tính phân biệt phong cách nấu nướng và phong cách ẩm thực của cácquốc gia và khu vực khác nhau, bao gồm cả ẩm thực, thói quen ăn uống và kỹ thuật chế biến thứcăn ở một quốc gia hoặc khu vực. Ẩm thực phục vụ nhu cầu cơ bản của con người, giúp thỏa mãn nhu cầu khẩu vị và sởthích ăn uống. Trong một nghiên cứu cho rằng, người Mỹ hài lòng khi thực phẩm không chỉ vìnhu cầu cơ bản mà còn vì cách trưng bày của món ăn. Sharul et al (2021), cho rằng ngoài giátrị dinh dưỡng, thực phẩm còn có giá trị văn hóa, và nó là dấu hiệu của bản sắc văn hóa cũngnhư giá trị biểu tượng và hình ảnh của nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: