Danh mục

AMITRIPTYLIN (Kỳ 3)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Liều lượng và cách dùng Nên bắt đầu với liều thấp và tăng liều từ từ.Liều ban đầu cho người bệnh ngoại trú: 75 mg/ngày, chia vài lần. Nếu cần có thể tăng tới 150 mg/ngày. Liều tăng được ưu tiên dùng buổi chiều hoặc buổi tối. Tác dụng giải lo và an thần xuất hiện rất nhanh, còn tác dụng chống trầm cảm có thể trong vòng 3-4 tuần điều trị, thậm chí nhiều tuần sau mới thấy được. Ðiều quan trọng là phải tiếp tục điều trị thời gian dài để có thể đánh giá kết quả....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
AMITRIPTYLIN (Kỳ 3) AMITRIPTYLIN (Kỳ 3) Liều lượng và cách dùng Nên bắt đầu với liều thấp và tăng liều từ từ. Liều ban đầu cho người bệnh ngoại trú: 75 mg/ngày, chia vài lần. Nếu cầncó thể tăng tới 150 mg/ngày. Liều tăng được ưu tiên dùng buổi chiều hoặc buổitối. Tác dụng giải lo và an thần xuất hiện rất nhanh, còn tác dụng chống trầm cảmcó thể trong vòng 3-4 tuần điều trị, thậm chí nhiều tuần sau mới thấy được. Ðiềuquan trọng là phải tiếp tục điều trị thời gian dài để có thể đánh giá kết quả. Thườngít nhất là 3 tuần. Nếu tình trạng của người bệnh không cải thiện trong vòng 1tháng, cần đi khám thầy thuốc chuyên khoa. Liều duy trì ngoại trú: 50-100 mg/ngày. Với người bệnh thể trạng tốt, dưới60 tuổi, liều có thể tăng lên đến 150 mg/ngày, uống một lần vào buổi tối. Tuynhiên, liều 25-40 mg mỗi ngày có thể đủ cho một số người bệnh. Khi đã đạt tácdụng đầy đủ và tình trạng người bệnh đã được cải thiện, nên giảm liều xuống đếnliều thấp nhất có thể được để duy trì tác dụng. Tiếp tục điều trị duy trì 3 thánghoặc lâu hơn để giảm khả năng tái phát. Ngừng điều trị cần thực hiện dần từngbước và theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ tái phát. Ðối với người bệnh điều trị tại bệnh viện: Liều ban đầu lên đến 100mg/ngày, cần thiết có thể tăng dần đến 200 mg/ngày, một số người cần tới 300mg. Người bệnh cao tuổi và người bệnh trẻ (thiếu niên) dùng liều thấp hơn, 50mg/ngày, chia thành liều nhỏ. Phối hợp thuốc tiêm và thuốc viên: Một số trường hợp có thể bắt đầu điềutrị bằng thuốc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong khoảng 1 tuần, liều ban đầu: 20-30 mg/lần, 4 lần/ngày. Tác dụng do tiêm tỏ ra nhanh hơn uống. Sau đó chuyểnsang thuốc uống, càng sớm càng tốt. Hướng dẫn điều trị cho trẻ em: Tình trạng trầm cảm: Không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi (dothiếu kinh nghiệm). Thiếu niên: Liều ban đầu: 10 mg/lần, 3 lần/ngày và 20 mg lúc đi ngủ. Cầnthiết có thể tăng dần liều, tuy nhiên liều thường không vượt quá 100 mg/ngày. Ðái dầm ban đêm ở trẻ lớn: Liều gợi ý cho trẻ 6-10 tuổi: 10-20 mg uống lúcđi ngủ; trẻ trên 11 tuổi: 25-50 mg uống trước khi đi ngủ. Ðiều trị không được kéodài quá 3 tháng. Nhận xét: Nguy cơ tự tử vẫn còn trong quá trình điều trị cho đến khi bệnh đã thuyêngiảm. Việc điều trị trầm cảm kèm theo tâm thần phân liệt phải luôn phối hợp vớicác thuốc an thần kinh vì các thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm cho cáctriệu chứng loạn thần nặng hơn. Ở người bệnh hưng-trầm cảm, tăng nguy cơ xảy ra và kéo dài giai đoạnhưng cảm. Ðối với người động kinh, cần điều trị chống động kinh một cách phùhợp để bù trừ cho nguy cơ tăng cơn trong quá trình điều trị. Nguy cơ gây ngủ có thể gây ra tai nạn trong khi lao động, lái xe... Nhạy cảm rượu có thể gia tăng trong khi điều trị. Nguy cơ tăng nhãn áp cấptính có thể xảy ra. Nguy cơ sâu răng là biến chứng thông thường khi điều trị thờigian dài. Tương tác thuốc Tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm ba vòng với chất ức chếmonoamin oxidase là tương tác có tiềm năng gây nguy cơ tử vong. Phối hợp với phenothiazin gây tăng nguy cơ lên cơn động kinh. Vì các thuốc chống trầm cảm ba vòng ức chế enzym gan, nếu phối hợp vớicác thuốc chống đông, có nguy cơ tăng tác dụng chống đông lên hơn 300%. Các hormon sinh dục, thuốc chống thụ thai uống làm tăng khả dụng sinhhọc của các thuốc chống trầm cảm ba vòng. Khi dùng physostigmin để đảo ngược tác dụng của các thuốc chống trầmcảm ba vòng trên hệ thần kinh trung ương (điều trị lú lẫn, hoang tưởng, hôn mê)có thể gây blốc tim, rối loạn dẫn truyền xung động, gây loạn nhịp. Với levodopa, tác dụng kháng cholinergic của các thuốc chống trầm cảm cóthể làm dạ dày tống thức ăn chậm, do đó làm giảm khả dụng sinh học củalevodopa. Cimetidin ức chế chuyển hóa các thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm tăngnồng độ các thuốc này trong máu có thể dẫn đến ngộ độc. Clonidin, guanethidin hoặc guanadrel bị giảm tác dụng hạ huyết áp khi sửdụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm ba vòng. Sử dụng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốccường giao cảm làm tăng tác dụng trên tim mạch có thể dẫn đến loạn nhịp, nhịpnhanh, tăng huyết áp nặng, hoặc sốt cao. Ðộ ổn định và bảo quản Thuốc tiêm amitriptylin hydroclorid phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 40oC,tốt nhất là 15-30oC; tránh để đông lạnh. Thuốc tiêm amitriptylin hydroclorid cũngphải bảo quản tránh ánh sáng vì có thể tạo thành ceton và tủa nếu để tiếp xúc vớiánh sáng. Các viên nén amitriptylin hydroclorid phải bảo quản trong đồ đựng kín ởnhiệt độ 15-30oC. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ trên 30oC. Tương kỵ Không được pha loãng thuốc với nước ép nho hoặc đồ uống có chứacarbonat. Quá liều và xử trí Biểu hiện: Ngủ gà, lú lẫn, co giật (động kinh), mất tập trung, giãn đồng tử,nhịp tim nhanh, chậm hoặc bất thường, ảo giác, kích động, thở nông, khó thở, yếumệt, nôn. Xử trí: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bao gồm: Rửa dạ dày: Dùng than hoạt dưới dạng bùn nhiều lần; Duy trì chức năng hô hấp, tuần hoàn và thân nhiệt; Theo dõi chức năng tim mạch, ghi điện tâm đồ (ít nhất 5 ngày); Ðiều trị loạn nhịp: Dùng lidocain, kiềm hóa máu tới pH 7,4-7,5 bằng natrihydrocarbonat tiêm tĩnh mạch. Xử trí co giật bằng cách dùng diazepam, paraldehyd, phenytoin hoặc chohít thuốc mê để kiểm soát co giật. Thông tin qui chế Thuốc độc bảng B. ...

Tài liệu được xem nhiều: