Ấn chương là một nét văn hoá độc đáo của người Trung Quốc. Trong nghệ thuật thư (viết chữ) và hoạ (tranh thuỷ mặc), ấn chương càng có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu ví một bức thư hoạ như một cành mai gân guốc trước gió đông thì ấn chương chính là cánh hồng mai điểm xuyết cho cành mai ấy. Ấn chương là một phần trong cái hồn của bức thư hoạ, bức thư hoạ chưa có ấn chương sẽ gây cho người ta cảm giác chống chếnh, chưa hoàn thành. Đặt đúng vị trí, ấn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương trong Thư Họa Trung Hoa
Ấn chương trong Thư Họa Trung
Hoa
Ấn chương là một nét văn hoá độc đáo của người Trung Quốc. Trong nghệ thuật
thư (viết chữ) và hoạ (tranh thuỷ mặc), ấn chương càng có một vai trò vô cùng quan
trọng. Nếu ví một bức thư hoạ như một cành mai gân guốc trước gió đông thì ấn
chương chính là cánh hồng mai điểm xuyết cho cành mai ấy. Ấn chương là một
phần trong cái hồn của bức thư hoạ, bức thư hoạ chưa có ấn chương sẽ gây cho
người ta cảm giác chống chếnh, chưa hoàn thành. Đặt đúng vị trí, ấn chương sẽ làm
tăng giá trị cho bức thư hoạ, ngược lại sẽ làm hỏng nó. Ấn chương kết hợp với thư,
hoạ, bổ sung hỗ trợ cho nhau trở thành một chỉnh thể gọi là : “Kim thạch thư hoạ
cộng nhất thể”.
Sở dĩ nói như vậy là vì ấn chương thường được làm bằng kim loại (trong đó chủ yếu
là vàng, bạc, đồng) hoặc đá quý. Ngoài ra còn có thể làm ấn bằng ngà, gỗ quý … Vật
liệu làm ấn qua quá trình lịch sử cũng có những thay đổi nhất định. Dưới thời Tống,
nhiều hoạ gia, thư pháp gia kiêm làm nghề kim hoàn nên ấn được đúc bằng vàng
bạc và đá quý là chính. Đến thời Minh, Thanh thì ấn lại hầu hết được làm bằng
ngọc hoặc đá quý mà ít đúc bằng kim loại … Các trang trí trên ấn cũng được chạm
khắc hết sức cầu kỳ, đa dạng, trong khuôn khổ bài viết này, khó có thể nói hết được,
người viết chỉ xin đi sâu vào phần mặt ấn, là phần lưu dấu lại trên các tác phẩm thư
hoạ mà thôi.
Xét về hình dạng, mặt ấn có rất nhiều hình dạng khác nhau, trong đó phần lớn là
hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Ngoài ra mặt ấn chương còn có hình bầu dục,
hình bán nguyệt, hình quạt hoặc đa giác … Một số ấn chương giữ nguyên theo hình
dạng của viên đá được gọi là tuỳ hình chương. Đặc biệt một số ấn chương có hình
bầu dục hoặc chữ nhật, được chia làm hai phần, nửa trên khắc họ, nửa dưới khắc
tên của tác giả; thường là một nửa âm văn, nửa kia dương văn thì được gọi là liên
châu ấn.
Nội dung ấn văn khắc trên mặt ấn có thể được khắc chìm hoặc khắc nổi. Khắc chìm,
ấn chương khi in ra có nét chữ trắng trên nền đỏ, được gọi là bạch văn hay âm văn.
Khắc nổi, ấn chương khi in ra sẽ có nét chữ đỏ trên nền trắng, gọi là chu văn hay
dương văn.
Căn cứ vào nội dung ấn văn, người ta phân ấn chương ra làm hai loại lớn là : bằng
tín chương (còn gọi là danh chương) và nhàn chương.
- Bằng tín chương (danh chương) là loại ấn khắc tên, tự, hiệu của tác giả hoặc tên
tác giả đặt cho các trai, đường, quán, các của mình. Những ấn này là bằng cứ để xác
định tác phẩm thư hoạ đó là của tác giả nào, ngoài ra cũng có thể có thêm các ý
nghĩa khác. Nói chung ấn ghi tên chỉ có một, nhưng ấn ghi biệt hiệu có thể có rất
nhiều bởi vì các tác gia thư hoạ thường có rất nhiều biệt hiệu khác nhau trong
những thời gian khác nhau. Ấn ghi tên của trai, đường, quán, các có thể có hai, ba
cái nhưng cũng không thể nhiều như ấn biệt hiệu. Trong các hoạ gia cổ đại Trung
Quốc thì Bát Đại Sơn Nhân và Thạch Đào có nhiều biệt hiệu nhất, mỗi người có tới
mấy chục ấn biệt hiệu khiến các nhà giám định thư hoạ tốn rất nhiều thời gian
nghiên cứu và phân biệt.
- Nhàn chương: Khác với danh chương, nhàn chương là loại ấn khác các nội dung
rất đa dạng, có thể là những lời tác giả gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình; có thể là
những câu cách ngôn về lý tưởng, sự nghiệp mà tác giả tâm đắc, có thể là quan điểm
của tác giả về nghệ thuật, thế giới quan, nhân sinh quan của mình, và cũng có thể
chỉ là ghi lai lịch, quê quán, ngày giờ sinh của tác giả …
Ấn biệt hiệu và ấn trai, đường, quán, các được xếp vào loại bằng tín chương, vì nó có
tác dụng như ấn ghi tên tác giả làm bằng chứng cho tác phẩm, nhưng chúng cũng có
những điểm giống như nhàn chương cả về ý nghĩa cũng như cách sử dụng trong tác
phẩm thư hoạ. Bởi vì các nhà thư hoạ thường cũng là các văn nhân, những biệt hiệu
và tên đặt cho trai, đường, quán, các của họ không hề giản đơn một chút nào mà
trong đó thường ẩn chứa nhiều ý nghĩa hoặc những biến cố đặc biệt trong cuộc
đời…
Ví như hoạ gia nổi tiếng đời Thanh – Cao Phượng Hàn, một trong “Dương Châu
bát quái” có biệt hiệu là “Đinh Tỵ Tàn Nhân” (丁 巳 殘 人 )đó là do năm Đinh tỵ
niên hiệu Càn Long thứ 2 (1737) tay phải của ông mắc bệnh, bị tàn phế, nên ông tự
xưng là “Đinh Tỵ Tàn Nhân” rồi khắc ấn. Sau đó, ông lại ra sức rèn luyện vẽ bằng
tay trái khiến phong cách vẽ tranh có một thay đổi lớn: từ thanh tân, tú nhã chuyển
sang cổ quái hoang sơ, trong đó có nhân tố quyết định là tập vẽ bằng tay trái, do vậy
ông lại lấy một biệt hiệu nữa là “Thượng Tả Sinh” (尚 左 生) nghĩa là người học trò
chỉ còn tay trái.
Ấn “Đinh Tị Tàn Nhân” – Cao Phượng Hàn
Còn về ấn trai, đường, quán, các, như hoạ gia nổi tiếng Tề Bạch Thạch có ấn “Hối Ô
Đường” (悔烏堂). Liên quan đến việc Tề Bạch Thạch đặt tên này cho phòng hoạ của
mình có một câu chuyện rất cảm động. Nguyên nhà họ Tề vốn là một gia đình nông
dân nghèo khó, mấy người con trong nhà đều trông cậy vào một tay người mẹ vất vả
nuôi dạy lớn khôn. Tề Bạch Thạch lúc nhỏ phải đi chăn trâu, lớn l ...