Danh mục

Ăn dặm - khi nào trẻ sẵn sàng?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.84 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ăn dặm rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Khi trẻ đạt 4-6 tháng, lượng sữa đơn thuần không đáp ứng nổi nhu cầu để trẻ phát triển, nhất là lượng sắt, kẽm, đạm… do đó đòi hỏi phải được hỗ trợ từ nguồn thức ăn bên ngoài. Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn đặc sẽ làm trẻ giảm lượng sữa đang bú và tăng tiếp xúc với những nguồn thức ăn đa dạng ngoài sữa và nguy cơ nhiễm khuẩn. Thức ăn dặm cũng có thể gây ra biểu hiện dị ứng, đường tiêu hóa không dung...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn dặm - khi nào trẻ sẵn sàng? Ăn dặm - khi nào trẻ sẵn sàng?Ăn dặm rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ.Khi trẻ đạt 4-6 tháng, lượng sữa đơn thuần khôngđáp ứng nổi nhu cầu để trẻ phát triển, nhất làlượng sắt, kẽm, đạm… do đó đòi hỏi phải đượchỗ trợ từ nguồn thức ăn bên ngoài. Tuy nhiên,việc cho trẻ ăn đặc sẽ làm trẻ giảm lượng sữađang bú và tăng tiếp xúc với những nguồn thứcăn đa dạng ngoài sữa và nguy cơ nhiễm khuẩn.Thức ăn dặm cũng có thể gây ra biểu hiện dị ứng,đường tiêu hóa không dung nạp nổi gây rối loạntiêu hóa, thậm chí tiêu chảy. Giai đoạn này cónhững đặc thù riêng mà chúng ta cần hiểu rõ đểcan thiệp đúng nhất, nhắm phát huy lợi điểm củaăn dặm và giảm thiểu những tác động khôngmong muốn ở trẻ.Để có thể ăn dặm, trẻ phải có phản xạ nuốt thức ănđặc, hệ tiêu hóa với các men tiêu hóa phải đủ trưởngthành và về tâm lý trẻ cũng sẵn sàng đón nhận mộtthức ăn mới. Khác với việc bú sữa, trẻ chỉ việc dùnglưỡi đẩy vào quầng vú mẹ hay bầu sữa, để ăn đặc,trẻ phải biết cách dùng lưỡi vo thức ăn thành viên rồimới nuốt xuống, nghĩa là phải có sự phối hợp của cáccơ vùng hàm mặt. Phản xạ này hoàn chỉnh khi trẻđược khoảng 3-4 tháng tuổi, biểu hiện bằng trẻ có thểgiữ được đầu vững, trẻ thích cắn và nhai núm vú. Dođó, những trẻ bị bệnh lý thần kinh sẽ yếu cơ vùng đầucổ và dễ bị rối loạn nuốt.Lúc 7-9 tháng, trẻ có thể tự ngồi và có thể nắm chặtmọi thứ trong tay, các phản xạ sẽ phát triển nhiềuhơn, trẻ sẽ nhai được các thức ăn lợn cợn hơn,nhưng phản xạ nôn và nghẹn cũng phát triển hơn,đây là đặc điểm sinh lý bình thường của lứa tuổi. Nếutrẻ ăn quá nhanh bị nghẹn hay ói, chúng ta cho trẻ ănchậm lại, chứ không nên sợ mà chuyển sang xayhoàn toàn. Chúng ta nên cho trẻ ăn thức ăn băm kỹđể trẻ tập nhai và không biếng ăn về sau. Từ khoảng10 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu tự ăn được, và sẽ rấtthích thú với việc tự phục vụ. Đây là thời điểm chúngta cho trẻ ngồi cùng bữa ăn với người lớn, cho phéptrẻ tự cầm bình sữa hay phụ trẻ cầm ly uống sữa haycầm thìa xúc thức ăn dưới sự hỗ trợ và giám sát củangười lớn. Chúng ta không nên làm cho trẻ quá thụđộng, đi theo bón, ép làm trẻ sợ ăn về sau. Đây là lứatuổi bắt đầu có thể có biểu hiện biếng ăn nếu chúngta can thiệp không đúng.Lúc 4 tháng tuổi, men tiêu hóa được tiết từ tụy và ởruột đã sẵn sàng cho việc ăn thêm tinh bột, ngoài rakhi trẻ nhai, một lượng men trong nước bọt của trẻcũng nhào trộn với thức ăn và làm cho tinh bột dễhấp thu hơn. Men tiêu hóa chất đạm cũng hoàn thiệndần và đường tiêu hóa của trẻ sẵn sàng cho ăn dặmlúc 4 tháng tuổi.Về mặt tâm lý, khoảng 4-6 tháng tuổi là lúc trẻ dễchấp nhận cái mới nhất, do đó cũng dễ ăn thức ăn lạ,tuy nhiên cũng có những trẻ phải tập 10-15 lần mớichịu ăn, cha mẹ cần kiên nhẫn để tập ăn cho trẻ. Sau6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu sợ điều lạ, do đó cũng sẽkhó tập ăn hơn. Như vậy, về mọi mặt, trẻ gần nhưsẵn sàng cho việc ăn dặm khi được 4-6 tháng tuổi.Các nhà khoa học đã tìm những bằng chứng đểquyết định thời điểm nào là thích hợp nhất để cho trẻăn dặm. Người ta nhận thấy rằng những trẻ bú mẹhoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sẽ ít bị tiêu chảy vànhiễm trùng hơn so với trẻ không được bú mẹ hoàntoàn (có bú thêm hay hoàn toàn dùng sữa công thức).Về khả năng phát triển của trẻ, các nghiên cứu chokết quả tương tự giữa nhóm bú mẹ hoàn toàn, ăndặm lúc 6 tháng và nhóm ăn dặm lúc 4 tháng. Tuynhiên, ở những trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, thờiđiểm ăn dặm 4-6 tháng lại làm giảm nguy cơ dị ứngthức ăn tốt nhất. Do đó, các hội Dinh dưỡng và Tiêuhóa trẻ em đều đưa ra khuyến cáo: nếu trẻ bú mẹhoàn toàn, chúng ta duy trì bú mẹ tới 6 tháng tuổi vàsau đó bắt đầu tập ăn dặm, còn với trẻ không bú mẹhoàn toàn, chúng ta có thể bắt đầu trong khoảng 4-6tháng. Nói chung, việc ăn dặm nên bắt đầu trongkhoảng 17-26 tuần và phải phù hợp nhu cầu, khảnăng chấp nhận, khả năng tiêu hóa và sự phát triểncủa trẻ. ...

Tài liệu được xem nhiều: