Danh mục

Ăn gì để giảm tress

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.19 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ăn gì cho bớt...quạu?! Đúng ra không nên ăn gì khi đang quạu vì nếu không sặc cũng... nghẹn! Nhưng nên ăn món chi, hay không nên ăn gì khi đã bình tâm để bớt quạu trong những lần tới lại là điều khả thi. Mức độ hiệu quả tất nhiên còn tuỳ hoàn cảnh cábiệt của mỗi người. Nhưng dù gì cũng nên thử vài món dưới đây trên tinh thần “có còn hơn không” Theo quan điểm được đúc kết từ một số công trình nghiên cứu có chiều sâu của nhiều chuyên gia trong ngành thần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn gì để giảm tress Ăn gì để giảm tress Ăn gì cho bớt...quạu?! Đúng ra không nên ăn gì khi đang quạu vì nếu không sặc cũng... nghẹn!Nhưng nên ăn món chi, hay không nên ăn gì khi đã bình tâm để bớt quạu trongnhững lần tới lại là điều khả thi. Mức độ hiệu quả tất nhiên còn tuỳ hoàn cảnh cábiệt của mỗi người. Nhưng dù gì cũng nên thử vài món dưới đây trên tinh thần “cócòn hơn không” Theo quan điểm được đúc kết từ một số công trình nghiên cứu có chiều sâucủa nhiều chuyên gia trong ngành thần kinh học, đổ quạu là một phản ứng tâm lýthái quá do ảnh hưởng của nhiều yếu tố: - Áp lực liên tục của stress. - Mối liên hệ bất hoà với người chung quanh. - Ảnh hưởng của nicotin trong thuốc lá dù chỉ là người hít khói thuốc thụđộng. - Dị ứng với hoá chất hay thực phẩm mà không biết. Nhưng cả 4 yếu tố vừa liệt kê chỉ là điều kiện ắt có nhưng chưa đủ. Dễquạu hay trầm tĩnh còn tuỳ thuộc vào tính “nhạy cảm” của mỗi người dưới ảnhhưởng ngấm ngầm của nhiều loại nội tiết tố, trong số đó không thể bỏ qua vai tròcủa tuyến giáp trạng. Trái với dự kiến của nhiều người, yếu tố dị ứng, đặc biệt làdị ứng với thực phẩm lại được nhiều chuyên gia đặt lên hàng đầu. Bằng chứng lànhiều người sau khi tuân thủ chế độ ăn uống kiêng cữ hay tốt hơn nữa, sau khi ápdụng hình thức nhịn ăn ngắn hạn để giải độc cho cơ thể thì bỗng bớt quạu. Cũngtheo nhận xét của nhiều thầy thuốc khoa ứng xử, hoạt chất hàng đầu dễ gây đổquạu là salicylates. Chế độ ăn uống để thư giãn tinh thần vì thế nên thiên về biệnpháp làm sao giới hạn các món ăn có tác dụng tương tự aspirin. Trước hết, người dễ quạu cần tránh các món ngọt như bánh kẹo, chè mứt vìlượng đường trong máu càng dao động thì hệ thần kinh càng phản ứng cường điệukhiến chuyện nhỏ xé ra to. Đáng buồn hơn nữa là nên giới hạn các loại trái câynhư táo tây, nho, mận Đà Lạt và ngay cả cà chua, dưa leo vì đây là các món cóchứa hoạt chất giống nhóm salicylates. Chất kế tiếp cần tránh là tartrazin thườngđược dùng như chất màu trong kẹo cao su, nước ngọt có ga, thực phẩm xông khói.Tương tự như thế là các chất phụ gia benzoates trong mứt, nước trái cây, xốt, sữachua... vì dễ gây dị ứng. Sau hết là các thức uống có caffeine như cà phê, trà, colavì lượng khoáng tố phosphor trong đó là đòn bẩy cho phản ứng sinh năng. Càngthừa năng lượng càng dễ gây lộn. {mosimage}Thực phẩm nên dung Để trung hoà phản ứng thái quá cơ thể cần một mặt điều chỉnh dẫn truyềnthần kinh và mặt khác bảo vệ cấu trúc của tế bào thần kinh. Món ăn nên thuốc chongười hay quạu là các dạng thực phẩm có chứa chất béo 6-Omega như mè, hạt bírợ, hạt hoa hướng dương và 9-Omega như cá saba, cá mòi, cá bạc má. Bên cạnhđó, khoai lang ta là món nên có cho thường trên bàn ăn vì sinh tố B6 trong khoailà thuốc tốt để vỗ về hệ thần kinh quá sân si. Thêm một nguyên tắc cần lưu ý Đừng tìm cách ăn khi đã quạu vì chỉ uổng tiền do mất ngon. Ngược lại, nếucòn kịp, nên tránh đổ quạu bằng cách tìm một nơi yên tĩnh khi vừa “nóng mặt” đểthưởng thức món ăn hay thức uống ưa thích nào đó. Tốt nhất nên ăn một mình đểtránh trường hợp bạn cùng bàn là lý do châm dầu vào lửa! Đừng quên nội tiết tốendorphin tạo cảm giác thoải mái trong lúc ăn uống, cho dù chỉ từ một ly nước míabên đường, là thứ thuốc tốt nhất để trung hoà cơn đổ quạu.

Tài liệu được xem nhiều: