Danh mục

An toàn đập trước lũ lớn (5): Trao đổi ý kiến quanh việc vận hành và sự cố đập trong những trận lũ miền Trung vừa qua

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.77 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những đợt lũ lớn ở miền Trung mới vừa trôi qua song chúng đã để lại khá nhiều vấn đề cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm, trong đó có an toàn đập. Ngày 4/10/2010 đập Hố Hô (Hà Tĩnh) xảy ra sự cố. Hơn một tháng sau, ngày 9/11/2010, đập Rethel (Pháp) cũng xảy ra sự cố (mời xem /Web/Content.aspx?distid=2496) . Cả 2 trường hợp đều do cửa tràn không mở khi lũ về. Chúng tôi tiếp tục nhận được ý kiến của các vị:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An toàn đập trước lũ lớn (5): Trao đổi ý kiến quanh việc vận hành và sự cố đập trong những trận lũ miền Trung vừa qua An toàn đập trước lũ lớn (5): Trao đổi ý kiến quanh việc vận hành và sự cố đập trong những trận lũ miền Trung vừa qua Đập ở miền Trung xả lũ Những đợt lũ lớn ở miền Trung mới vừa trôi qua song chúng đã để lại khá nhiều vấn đề cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm, trong đó có an toàn đập. Ngày 4/10/2010 đập Hố Hô (Hà Tĩnh) xảy ra sự cố. Hơn một tháng sau, ngày 9/11/2010, đập Rethel (Pháp) cũng xảy ra sự cố (mời xem /Web/Content.aspx?distid=2496) . Cả 2 trường hợp đều do cửa tràn không mở khi lũ về. Chúng tôi tiếp tục nhận được ý kiến của các vị: Michel Hồ Tá Khanh, chuyên gia cao c ấp Tập đoàn Phát triern Điện lực Pháp (EDF); Nguyễn Trí Trinh, Giám đốc Văn phòng Đại diện Cty Tư vấn XD Điện 3 (PECC3) tại Hà Nội; Rất mong các vị chuyên gia thủy lợi - thủy điện và bạn đọc tiếp tục tham gia cuộc trao đổi 'bàn tròn' về chủ đề An toàn đập trước lũ lớn đã được khởi động. An toàn đập trước lũ lớn (5) TS. Nguyễn Trí Trinh Ô.Nguyễn Trí Trinh: Hiện nay vấn đề xả lũ hồ thủy điện gây ảnh hưởng hạ du có nhiều ý kiến trái chiều giữa các chuyên gia. Tôi cho rằng đây là vấn đề khoa học cần được thảo luận minh bạch, khoa học để có thể tìm được tiếng nói chung. Thật là bổ ích nếu Hội Đập lớn & PT nguồn nước VN tổ chức một dạng forum để các nhà quản lý, nhà khoa học bày tỏ quan điểm như đã Hội đã làm xoay quanh sự có thủy điện Hố Hô. Ô. Michel Hồ Tá Khanh: Một ví dụ mới về tình huống cửa tràn bị đóng cứng và người ta phải di rời dân ở hạ lưu. May mà đập đã không vỡ và đã tranh được thảm họa. Bài học được rút ra là ta phải thường xuyên xem xét loại rủi ro này cho tất cả các loại đập tràn có cửa. Ô.Nguyễn Trí Trinh: Theo ô. M. Hồ Tá Khanh, ở tất cả các nước, trường hợp tràn có cửa, đỉnh đập nhất thiết phải cao hơn mức nước cao nhất khi các cửa bị khóa. Xin hỏi nếu như vậy thì làm tràn có cửa để làm gì vì khi khóa hết các cửa mà xả lũ không vượt đỉnh đập ? Tiêu chuẩn Trung Quốc, Việt Nam có nêu cách xác định cao trình đỉnh đập song không có trường hợp nào nêu tất cả cửa bị kẹt. Như vậy kết luận tất cả các nước là có khái quát hóa vội vả không? Ngoài ra, xin vui lòng trích dẫn tiêu chuẩn xác định đỉnh đập mà tất cả các cửa van đều kẹt mà ông biết (Mỹ, Nhật, Anh, Pháp) được không? Ô. Michel Hồ Tá Khanh: Sự rủi ro do các cửa tràn bị khóa cứng khi lũ cần phải được suy xét kỹ. Ở tất cả những nước quan trọng, như Pháp chẳng hạn, qui định mà tôi nhắc đến đã được áp dụng từ nhiều năm nay. Theo quan điểm của tôi (tôi đã là Phó Chủ tịch Nhóm làm việc (Working Group Vice-chairman), xem Kỷ yếu ICOLD 144 (ICOLD Bulletin 144)), cao trình đỉnh đập phải cao hơn mức nước cao nhất MWL (Max Water Level) khi tai họa có thể xảy ra. Nếu có một số cửa (không tràn tự do) thì có thể chấp nhận những giả thiết cho đập tràn 4 cửa như sau: - 4 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 10-năm, - 3 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 100-năm, - 2 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 500-năm, - 1 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 1000-năm, - 0 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 10000-năm hay lũ cực hạn (PMF). Điều đó chứng tỏ, trái với quan sát của ô. Nguyễn Trí Trinh, cửa tr àn vẫn hữu dụng. Vấn đề là ở chỗ chọn số cửa và tổ hợp xác xuất giữa hiện tượng cửa bị hư hỏng và lũ. Hiển nhiên, xác xuất xảy ra lũ 10000-năm và tất cả các cửa bị khóa là cực kỳ hiếm so với cũng tai nạn đó khi lũ 10-năm. Vấn đề rất quan trọng này đã được nghiên cứu bởi một số kỹ sư xây dựng và kỹ sư cơ điện dựa trên những thống kê trên thế giới. Tuy nhiên việc nghiên cứu cũng gặp khó khăn vì dữ liệu (chất lượng cửa, chất lượng bảo quản và giám sát, chất lượng vận hành cửa khi lũ,..) thu được trong những điều kiện khác nhau về thời gian và giữa các quốc gia. Tôi không thể nêu ở đây kết quả những nghiên cứu ấy. Không thể áp dụng những qui định như nhau cho một nước như Pháp và một nước như Việt Nam. Vì thế tôi không thể nêu với ông Nguyễn Trí Trinh những qui định để áp dụng và may mắn là không có những qui định như vậy trong thực tế. Vấn đề này cũng được thảo luận giữa những kỹ sư giỏi và có kinh nghiệm cho từng trường hợp riêng biệt (đó là thực tế diễn ra ở Tập đoàn Phát triển Điện lực Pháp - EDF). Nhưng nếu không tồn tại những qui định cứng thì người kỹ sư đập phải biết triết lý an toàn đập tràn, như được trình bày tại Kỷ yếu ICOLD 144, và vận dụng vào bản thiết kế kỹ thuật của mình. Đối với bài toán cụ thể này, tôi nghĩ rằng sẽ rất hay, chẳng hạn như đối với VNCOLD, tiến hành khảo sát về độ tin cậy của các cửa tràn ở Việt Nam (chất lượng chế tạo và kiếm soát, chất lượng giám sát và bảo dưỡng, chất lượng qui định vận hành khi lũ, chất lượng nhân lực,...) để đánh giá đúng hơn những rủi ro mà tôi đã nêu trên và kể đến chúng trong thiết kế. Ô.Nguyễn Trí Tr ...

Tài liệu được xem nhiều: