Danh mục

An toàn giao thông trong quy hoạch và thiết kế TOD: Giải pháp cho phát triển đô thị hiện đại

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.30 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bì viết An toàn giao thông trong quy hoạch và thiết kế TOD: Giải pháp cho phát triển đô thị hiện đại nghiên cứu các bài học lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quy hoạch, thiết kế khu vực TOD với mục tiêu tăng cường ATGT đường bộ. Từ đó, đề xuất ứng dụng phát triển mô hình TOD tại các đô thị ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An toàn giao thông trong quy hoạch và thiết kế TOD: Giải pháp cho phát triển đô thị hiện đại AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ TOD: GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI TS. Lê Thu Huyền TS. An Minh Ngọc PGS.TS. Ngô Văn Minh Trường Đại học Giao thông vận tải TÓM TẮT: Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, cộng thêm với VTHKCC chưa phát huy được hiệu quả cần thiết, khiến cho thời gian gần đây phương tiện vận tải cá nhân gia tăng đột biến, đặc biệt tại các thành phố. Việc gia tăng của phương tiện cá nhân đã gây áp lực rất lớn tới đời sống người dân đô thị, tiềm ẩn những nguy cơ lớn như tắc đường, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông. Để giảm áp lực giao thông, giải pháp hàng đầu hiện nay là phát triển dịch vụ VTHKCC chất lượng cao, khuyến khích người dân thành phố sử dụng dịch vụ VTHKCC, đặc biệt phục vụ các chuyến đi cơ bản như đi làm, đi học. Mô hình TOD là một trong những giải pháp khuyến khích phát triển hệ thống GTĐT an toàn, bền vững, thân thiện môi trường. Bài báo nghiên cứu các bài học lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quy hoạch, thiết kế khu vực TOD với mục tiêu tăng cường ATGT đường bộ. Từ đó, đề xuất ứng dụng phát triển mô hình TOD tại các đô thị ở Việt Nam. Từ khóa: Giao thông đô thị, An toàn giao thông, TOD, giao thông đô thị hướng VTHKCC 1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VÀ HÀNH VI LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN Theo kết quả nghiên cứu năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong do va chạm trên đường là 1,35 triệu ca tử vong mỗi năm. Mặc dù con số này khá cao và gia tăng hàng năm, nhưng tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông trên 100.000 dân vẫn không đổi, ở mức khoảng 18 người chết, trong những năm qua. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong này không được phân bổ theo tỷ lệ giữa các khu vực và quốc gia khác nhau. Các quốc gia có thu nhập cao đã ghi nhận tỷ lệ trung bình thấp nhất là 8,3 trên 100.000. Ngược lại với con số này, các quốc gia thu nhập thấp có tỷ lệ tử vong do giao thông đường bộ hàng năm cao nhất, trung bình là 27,5 ca tử vong trên 100.000 - hơn ba lần mức trung bình của các quốc gia thu nhập cao. Ở Việt nam, những năm vừa qua, lĩnh vực an toàn giao thông đã có nhiều cải thiện, nhờ các nỗ lực từ cơ quan quản lý cấp Trung ương tới địa phương, cũng như nhiều tổ chức có liên quan. Theo thống kê của Cục cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Cục hàng hải (Bộ GTVT) thì tổng sô vụ tai nạn giao thông giai đoạn 2015-2020 đã giảm 42.7% so với giai đoạn 2010-2020, đáng chú ý số người tử vong do tai nạn giao thông giảm 19% và số người bị thương giảm 53.9%. Tai nạn giao thông đường bộ mặc dù chiếm tỷ lệ rất cao (98% tổng rố vụ tai nạn giao thông, nhưng cũng có xu hướng giảm dần với tỷ lệ giảm tương ứng 42.6%, 18.3%, và 53.8% so với giai đoạn 2010-2015 ở ba cấp độ: số vụ tai nạn, số người 164 chết, và số người bị thương (minh họa tại hình 1). Mặc dù an toàn giao thông đã được cải thiện đáng kể nhưng có thể khẳng định số lượng) TNGT và thiệt hại do TNGT gây ra cho nền kinh tế vẫn còn ở mức cao và đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để cải thiện an toàn giao thông trong bối cảnh nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng. Nguồn: Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công An) và Cục Hàng hải VN (Bộ GTVT), 2020 Hình 1 - Thống kê tình hình TNGT giai đoạn 5 năm Có thể nói trong những năm qua, tốc độ cơ giới hóa nhanh chóng trong giao thông vận tải, đặc biệt là sự bùng nổ sử dụng xe gắn máy và các phương tiện cơ giới cá nhân khác, trong điều kiện hạn chế về cơ sở hạ tầng và đặc biệt là sự hạn chế trong ý thức của người điều khiển phương tiện và trình độ quản lý giao thông là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề về giao thông đô thị: ô nhiễm, ùn tắc, tai nạn giao thông. Phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), hạn chế vận tải cá nhân là giải pháp quan trọng trong cải thiện môi trường sống đô thị. Hành vi lựa chọn phương tiện vận tải có thể xác định là yếu tố cơ bản, bền vững và là đích cuối cùng của các giải pháp về tổ chức hệ thống giao thông, lấy người tham gia giao thông làm trung tâm. Đề tài nghiên cứu tiến sỹ của tác giả Lê Thu Huyền năm 2009 cũng đã đưa ra kết quả nghiên cứu về chuỗi hành vi của người điều khiển phương tiện với các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến hành vi của người tham gia giao thông như vi phạm luật giao thông, lựa chọn phương thức vận tải. Chuỗi nguyên nhân - kết quả của hành vi được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thực tế người tham gia giao thông tại Việt Nam. Nhận thức của con người là quá trình hình thành tư duy khi tham gia giao thông có liên quan đến vấn đề an toàn, bao gồm các yếu tố như: tư duy/tâm lý; kiến thức/kỹ năng; niềm tin; thái độ; tiêu chuẩn khách quan/xã hội; nhận thức; ý định;... Hệ thống giao thông là một tổng thể phức hợp các yếu tố như các phương tiện giao thông, đường sá, môi trường giao thông và luật lệ, thể chế, trong đó, người tham gia giao thông được đặt ở vị trí trung tâm. Hành vi tham gia giao thông (kết quả của nhận thức) là thuật ngữ đã được đơn giản hóa, sử dụng trong kỹ thuật giao thông nhằm mô tả các hành động và xu hướng thay đổi của người lái xe khi tham gia giao thông trong các tình huống khác nhau. Trong quá trình tham gia giao thông, hành vi là biến phụ thuộc với đầu vào là tổ hợp phức tạp các yếu tố môi trường giao thông (cơ sở hạ tầng, phương tiện, dòng giao thông,..) và các yếu tố cá nhân (nhận thức, hiểu 165 biết, kỹ năng,...). Do đó, đối với người tham gia giao thông không có hành vi nào là giống nhau. Nghiên cứu hành vi tham gia giao thông không chỉ nhấn mạnh hành vi của người điều khiển phương tiện cơ giới cá nhân mà còn đề cập tới người đi ...

Tài liệu được xem nhiều: