Trời chuẩn bị lập đông, dưới đây là cách ăn uống dưỡng sinh trong mùa đông để giúp cơ thể khỏe mạnh. Hàn tà là chủ khí mùa đông Theo y học cổ truyền, mùa đông là mùa hành tác của hàn tà và phong tà, chúng thường hiệp lực với nhau để gây bệnh cho người, làm sinh ra cảm mạo phong hàn, viêm khí quản, phế khí thũng, đau các khớp...Từ lâu, y học cổ truyền đã nhận thức được mối quan hệ giữa tạng phủ và thời tiết trong mùa đông. Thận và thời tiết mùa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn uống, dưỡng sinh trong mùa đông Ăn uống, dưỡng sinh trong mùa đông Trời chuẩn bị lập đông, dưới đây là cách ăn uống dưỡng sinh trong mùađông để giúp cơ thể khỏe mạnh. Hàn tà là chủ khí mùa đông Theo y học cổ truyền, mùa đông là mùa hành tác của hàn tà và phong tà,chúng thường hiệp lực với nhau để gây bệnh cho người, làm sinh ra cảm mạophong hàn, viêm khí quản, phế khí thũng, đau các khớp... Từ lâu, y học cổ truyền đã nhận thức được mối quan hệ giữa tạng phủ vàthời tiết trong mùa đông. Thận và thời tiết mùa đông có quan hệ rất mật thiết, thậnchủ thủy, tàng tinh, nếu thận khí bất túc, hoặc dương khí bất túc thì cơ thể conngười sẽ sợ lạnh. Trong mùa đông càng dễ xuất hiện các bệnh có quan hệ đếndương khí bất túc, loại bệnh này thường có biểu hiện: sợ lạnh, đau mỏi eo lưng,phù thũng, đại tiện ít, tiểu tiện nhiều, hoặc xuất hiện liệt dương, kinh nguyệt khôngđều, hoặc hen suyễn tăng nặng, khó có giấc ngủ yên. Vì thế mùa đông con ngườiphải dưỡng sinh, ăn uống và rèn luyện để chống lại hàn tà. Cách ăn uống, dưỡng sinh Hàn tà gây ra bệnh tật, thường làm cho người ta gân mạch tê cóng, khí trệhuyết ứ, có hiện tượng đau đồng thời dễ tổn thương dương khí con người. Điều trịbệnh do phong hàn gây ra thường dùng phương pháp sơ phong tán hàn, dùng cácdược vật có tính tân ôn giải biểu như gừng tươi, đường đỏ, tô diệp, quất khô, raumùi, hành củ... Hàn tà xâm nhập cơ thể có thể xuất hiện sốt cao, miệng khát, mồhôi nhiều, lúc này nên dùng các thức ăn có tính năng thanh nhiệt, sinh tân. Mùa đông khí hậu hàn lạnh, dương khí ẩn sâu, hàn tà rất dễ thương tổn đếnthận dương, do đó ăn uống cần chú ý bổ dương. Có thể dùng các loại đồ ăn và loạithuốc như là thịt dê, cừu, đại táo, thục địa hoàng, sơn dược... http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures200902/Luan/p111a2.jpg Mục đích của việc điều dưỡng cơ thể, phòng trị bệnh là làm cho cơ thể vàtinh thần phù hợp với tính chất của tự nhiên, lập tức ứng biến với sự thay đổi củathời tiết. Cần tăng cường giữ ấm, tránh hàn (lạnh); không hoạt động quá nhiều,hao tán thể lực; sáng ngủ dậy nên xoa lòng bàn tay, chân, mỗi ngày nên mở cửa sổ10-15 phút buổi trưa để không khí lưu thông. Mùa đông ngày ngắn, đêm dài và lạnh lẽo, không nên thức khuya, dậy sớm.Buổi sáng sớm trời rét, sương mùa hàn tà rất thịnh, hạn chế ra ngoài trời lúc cònquá sớm dễ bị nhiễm cảm phong hàn. Hằng ngày buổi sáng nên luyện tập thể dục,không nhất thiết phải luyện tập ngoài trời, nhất là lúc còn quá sớm. Sáng sớm vàbuổi tối không nên tắm nước lạnh, nhất là với người cao tuổi và người có tiền sửvề tim mạch dễ gây đột quỵ... Vì sao hành tây phòng được bệnh? Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hành tây có chứa các hợp chất chốngviêm, chống oxy hóa cao nên có tác dụng tốt trong việc phòng chống nhiều chứngbệnh, từ cảm mạo thông thường đến các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, loãngxương. Khác với hành ta là loại gia vị, ăn cả phần lá và phần củ thì hành tây đượcsử dụng như một loại rau, chủ yếu dùng phần củ (gọi là củ nhưng thực chất củhành tây là phần thân của cây). Đây là loại cây hợp với khí hậu ôn đới nên được trồng phổ biến ở nhiều nơitrên thế giới, nó có tên khoa học là Allium cepa. Theo nguồn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần giá trị dinh dưỡng trong100g hành tây bao gồm: năng lượng: 40 kcal; carbohydrate: 9,34 g; đường: 4,24 g;chất xơ: 1,7 g; protein: 1,1 g; vitamin B6: 0,12 mg 9%; vitamin C: 7,4 mg 12%;vitamin E 0,02 mg 0%; canxi: 23 mg 2%; sắt: 0,21 mg 2%; magiê: 0,129 mg 0%;phốt pho: 29 mg 4%; kali: 146 mg 3%; natri: 4 mg 0%; kẽm: 0,17 mg 2% ... Ngoàira còn chứa các chất dinh dưỡng khác như folate, vitamin K, thiamin, niacin, chấtbéo... Hành tây đặc biệt có lợi cho phụ nữ, nhất là những người có nguy cơ giatăng bệnh loãng xương khi bước vào thời kỳ mãn kinh, bởi vì nó có tác dụng ngănngừa chứng xương dễ vỡ. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, hành tây được sử dụng như một phươngthuốc phổ biến giúp chữa bệnh đau họng, do trong hành tây chứa pleiomeric, mộthợp chất có khả năng ngăn chặn chứng đau họng. Ngoài ra, hành tây còn chứa chất chống oxy hóa cực mạnh là quercetin, tiếpđó là phenol, flavonoids, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư. Một số nghiêncứu còn cho thấy rằng, ăn hành tây có thể giúp giảm ung thư ở đầu và cổ, ung thưruột kết bằng cách ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Hành tây cũng có ích trong việc chữa lành các vết thương vì tác dụngchống viêm, giảm sưng tốt. Cắt một vài lát nhỏ hành tây, ăn với cháo nóng cũngcó thể giúp bạn giải cảm, giải nhiệt. ...