Andrea Jung - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn AVON: Phải tự lực và nhạy bén
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Andrea Jung - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn AVON: Phải tự lực và nhạy bén Andrea Jung - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn AVON: Phải tự lực và nhạy bén Andrea Jung - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn AVON Phải tự lực và nhạy bén Avon Product được thành lập từ năm 1886 bởi ông David H. McConnell tại thành phố New York, nhưng người có công lớn đưa Avon trở thành tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu thế giới như ngày nay lại là bà Andrea Jung, một người Mỹ gốc Hoa. Năm 2006, Andrea Jung được tạp chí Fortune xếp thứ bảy trong danh sách “50 người phụ nữ quyền lực nhất trong kinh doanh”. Năm 2007, tạp chí này lại xếp Andrea Jung là một trong chín nữ giám đốc điều hành nổi tiếng nhất thế giới. Andrea Jung sinh năm 1957 tại Toronto (Canada), trong một gia đình trí thức gốc Hoa. Cha cô là kiến trúc sư, đồng thời là giảng viên Học viện Kỹ thuật Massachusetts, còn mẹ là nghệ sĩ dương cầm. Từ nhỏ, Andrea Jung theo gia đình đến định cư tại Wellesley, bang Massachusetts (Mỹ). Được sự chăm sóc, giáo dục kỹ lưỡng của gia đình theo truyền thống Á Đông, Andrea Jung học rất giỏi ở phổ thông và đại học. Năm 1979, Jung là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của khoa Quản trị kinh doanh Đại học Princeton. Ra trường, Jung làm quản lý cho Công ty Bloomingdale’s và nhanh chóng bộc lộ tài năng lãnh đạo của mình khi đảm trách vị trí phó giám đốc kinh doanh chỉ sau sáu năm làm việc. Từ 1991 đến 1994, Andrea là phó giám đốc điều hành hệ thống siêu thị bán lẻ Neiman Marcus, chuyên phân phối sản phẩm dành cho trẻ em và phụ nữ. Năm 1994, Andrea Jung gia nhập Tập đoàn Avon đảm nhiệm vai trò trọng yếu trong bộ phận tiếp thị sản phẩm và đã thực sự cải tổ hoàn toàn bộ mặt của Avon. Trước hết, bà cho thay đổi, thiết kế lại toàn bộ nhãn mác, bao bì sản phẩm, catalogue và mạnh tay loại bỏ những dòng mỹ phẩm đem lại lợi nhuận thấp. Hai năm sau, với những đóng góp cho Avon, Andrea Jung được lên vị trí chủ tịch hệ thống tiếp thị toàn cầu của Tập đoàn Avon, chịu trách nhiệm chính trong việc nghiên cứu và xác định thị trường tiềm năng, định hướng chiến lược là công ty hàng đầu thế giới thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu hoàn thiện bản thân của nữ giới, là “công ty dành cho phái nữ”. Tháng 11/1999, cổ phiếu Avon bị rớt giá 50% trên thị trường chứng khoán nên Giám đốc điều hành Charles R. Perrin phải từ chức. Ngay lập tức, Andrea Jung được đề bạt vào vị trí này. Đây thực sự là một thử thách lớn khi bà phải cố gắng giữ và nâng cao được niềm tin của nhà đầu tư cũng như hàng triệu đại lý bán hàng độc lập khắp 137 quốc gia. Công việc đầu tiên của Jung là tập trung phát triển hệ thống phân phối qua các kênh bán hàng trực tiếp thông qua các đại lý độc lập, chuỗi cửa hàng trưng bày và bán hàng qua mạng. Cuối những năm 1990 là giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin, nhanh chóng thấy được Internet sẽ là một kênh phân phối tiềm năng, bà thực thi một quyết định táo bạo là đầu tư khoản tiền 60 triệu USD để xây dựng website bán hàng. Lập tức, hình thức giao dịch qua mạng thể hiện được tính hiệu quả của nó vì chỉ tốn chừng 30 xu cho một giao dịch, tiết kiệm cho Avon một khoản chi phí đáng kể so với giao dịch thông thường. Năm 2001, Andrea Jung chính thức trở thành Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Avon. Andrea Jung tiếp tục cho phát triển mở rộng dòng sản phẩm của Avon từ mỹ phẩm, nữ trang đến quần áo thời trang, mang về doanh thu 300 triệu USD chỉ trong vòng năm năm. Đầu những năm 2000, trước tình hình kinh tế chung ảm đạm, nhiều phụ nữ bị sa thải từ các công ty truyền thống đã tìm đến Avon và tham gia hệ thống đại lý phân phối. Năm 2002, lực lượng bán hàng của Avon tăng thêm 10% và giá cổ phiếu của Avon cũng liên tục tăng. Khi Avon đã củng cố được vị trí và phát triển ổn định tại thị trường Mỹ, Andrea Jung bắt đầu triển khai kế hoạch định vị Avon trở thành thương hiệu toàn cầu. Trung Quốc là thị trường đầu tiên mà bà nhắm đến. Tuy nhiên, khó khăn đầu tiên củ ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 777 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 422 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 385 0 0 -
27 trang 324 0 0
-
48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực -nguyên tắc 47
17 trang 311 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 307 0 0 -
'Mẹo' vượt trội trong môi trường làm việc nhiều nam
4 trang 301 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 292 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 224 0 0 -
3 trang 218 0 0
-
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 211 0 0 -
10 câu trả lời 'ăn điểm' khi đi phỏng vấn
2 trang 209 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 208 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 205 0 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 193 0 0 -
35 trang 193 1 0
-
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 188 0 0 -
14 nguyên tắc thành công (Phần 10)
7 trang 187 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng thuyết trình - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hương
78 trang 168 0 0 -
Tài liệu môn học Kỹ năng mềm: Kỹ năng quản trị cuộc đời
39 trang 166 0 0