Danh mục

Ảnh hưởng Chăm trong mỹ thuật và tín ngưỡng Việt

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.02 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thường người ta hay nghĩ dân tộc thống trị sẽ đồng hóa dân tộc bị trị, nhưng thực tế có khi ngược lại: dòngvăn hóa dân tộc bị trị du nhập và ảnh hưởng đến nền văn hóa của quốc gia thống trị nó. Thực tế này không phải là hiếm hoi trên thế giới, chẳng hạn hệ thần thoại La Mã có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp khi quân La Mã đô hộ xứ này. Trong chừng mực nào đó, nếu nền văn hóa của dân tộc bị trị có nền tảng vững chắc và truyền thống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng Chăm trong mỹ thuật và tín ngưỡng Việt Ảnh hưởng Chăm trong mỹ thuật và tín ngưỡng ViệtThường người ta hay nghĩ dân tộc thống trị sẽ đồng hóa dân tộc bị trị, nhưng thựctế có khi ngược lại: dòngvăn hóa dân tộc bị trị du nhập và ảnh hưởng đến nền vănhóa của quốc gia thống trị nó. Thực tế này không phải là hiếm hoi trên thế giới,chẳng hạn hệ thần thoại La Mã có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp khi quân La Mãđô hộ xứ này. Trong chừng mực nào đó, nếu nền văn hóa của dân tộc bị trị có nềntảng vững chắc và truyền thống lâu đời thì dân tộc thống trị bị đồng hóa ngược lại.Ví dụ lịch sử điển hình nhất là người Mãn. Khi chiếm được Trung Hoa chính sáchđồng hóa của nhà Thanh hết sức công khai như bắt toàn Trung Hoa róc tóc và mặcy phục người Mãn. Dĩ nhiên trong một thời gian ban đầu điều này thực hiện đượcdưới áp lực hành chánh cai trị, nhưng với dân số đông đảo người Hán và nền vănhóa truyền thống lâu đời của họ dần dà đồng hóa ngược lại người Mãn. Để duy trìđược ngôi báu, các hoàng đế nhà Thanh dần dần chuyển dịch theo khuôn phép Hántộc nếu không muốn bị những sự phản kháng ngấm ngầm và sự trì trệ trong điềuhành đất nước. Cho nên nền văn hóa triều Thanh khó mà phát hiện yếu tố Mãn,trong khi đó ngập tràn yếu tố Hán.Dân tộc Việt không phải là ngoại lệ. Từ thời Lý-Trần nền văn hóa Chăm đã cónhững tác động mạnh mẽ và sâu đậm đối với mỹ thuật tôn giáo của Đại Việt thời ấyrồi. Theo thời gian dòng ảnh hưởng đó được Việt hóa một phần, nhưng dấu vết cănbản của nó hiện nay vẫn nhận ra Nền văn hóa chịu ảnh hưởng đầu tiên là nền vănhóa Phật giáo: chúng ta có thể thấy mỹ thuật Phật giáo Đại Việt có nhiều thành tốxa lạ với truyền thống nguyên sơ của Phật giáo, nó mang một số hình ảnh của Tháp-bà giáo (Shivaism) từ Chiêm Thành mang về.Sự du nhập đó là một thực tế lịch sử có ghi chép rất rõ ràng. Đời vua Lý ThánhTông “Mùa thu, tháng 7 (Giáp Thân- 1044), vua đem quân vào thành Phật Thệ bắtvợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên. ” và sauđó “Dựng cung riêng cho các cung nữ Chiêm Thành [Bính Tuất - 1046]” [Đại ViệtSử Ký Toàn Thư - Bản kỷ 2] và vũ nhạc Chăm bắt đầu ảnh hưởng đến Đại Việt từnguồn nhân lực này. .Ảnh hưởng đối với kiến trúc và mỹ thuật thời Lý-TrầnMột yếu tố Chăm ít người chú ý nhất là bình đồ chùa và tháp thời Lý. Chùa đời Lýthường có hình vuông, loại bình đồ này là khuôn mẫu của các tháp Chăm (Kalan).Thấp-bà giáo của người Chăm quan niệm. Tháp Chăm (Kalan) được kiến trúc dựatheo núi Tu-di trong thần thoại Ấn Độ. Nền vuông (Bhurloka): tượng trưng chotrần thế tức cõi dục, Thân tháp (Bhurvaloka): là phần lưng chừng tượng trưng chocõi tánh linh , mái tháp (Suarloka): là ngon núi tượng trưng cho cõi tâm linh và làcõi của thần linh, và trên cùng hết là đỉnh tháp tượng trưng cho cung trời Kailasa,chốn của thần Shiva, thường bằng vàng hay bạc.Chùa Một Cột – Diên HựuQuan sát ngôi chùa Diên Hựu (Một Cột) đời Lý chúng ta thấy ngay bình đồ hìnhvuông của ngôi chùa này. Theo mô tả, chùa Diên Hựu nhỏ, chỉ có một gian chínhđiện vuông vức 3m, trên một cột duy nhất cao 4m tính từ mặt nước và đường kính1,2 m. Dù theo sử sách nói việc xây chùa do giấc mơ Phật bà Quan Âm dắt vua LýThái Tông lên tòa sen, nhưng có sự trùng hợp là các tháp Chăm nhìn từ xa có dángdấp một hoa sen. Dáng dấp hoa sen đó không thuần túy ở góc độ nghệ thuật, mà làmột yếu tố tâm linh của Ấn Giáo. Người Việt quen có nếp suy nghĩ hoa sen tượngtrưng cho Phật giáo, nhưng thực ra hoa sen vốn là loài hoa thiêng của Bà-la-môngiáo mà sai này Phật giáo kế thừa. Trong Bà-la-môn giáo rất nhiều đoạn kinh thưnói đến hoa sen và hoa sen được gắn liền với nhiều vị thần. Tôn giáo này cho rằnghoa sen là biểu tượng của sự khai thiên lập địa (hoa sen được hình dung như bộphận sinh dục nữ), sự hợp nhất của Tứ đại (đất, gió hay không khí, lửa, nước).Quan niệm hợp nhất tứ đại trong hoa sen của Ấn Độ được giải thích như sau: Rễ ănsâu vào đất, sinh trưởng trong và bởi nước, lá sống nhờ không khí và hoa hấp thụlửa của mặt trời. Thứ đến, tháp Chăm (tức Kalan) chỉ có một cửa ra vào, chùa DiênHựu cũng có một cửa (các chùa đời sau đó rất nhiều cửa). Có thể đó là những ngẫunhiên, nhưng trong ngẫu nhiên đó thấp thoáng thấy bóng dáng sự tất nhiên: donghệ nhân tù binh Chăm xây dựng. Lưu ý: Không phải chỉ đời Lý Thánh Tông mớicó tù binh nghệ nhân Chiêm Thành, từ thời Lê Hoàn và trước đó nữa đã có nhiềulần chinh phạt Chiêm Thành, mang về nhiều chiến lợi phẩm trong đó có tù binh (dĩnhiên chưa nhiều và chưa đủ thời gian ảnh hưởng như thời Lý-Trần).Không chỉ chùa Một Cột vuông vức, khá nhiều chùa xây thời Lý có bình đồ vuông,phong cách vẫn đơn giản hơn so với cấu trúc các đời sau. Tuy nhiên sau nhiều lầntrùng tu không còn nguyên dạng nữa và mang phong cách thời đại sau.Hình tượng thú vị khác là hình tượng rồng. Thời Lý-Trần hình tượng con rồng đềumang dáng dấp con rắn: dài và uốn lượn. So với con rồng thời Lê-Nguyễn thì rồngthời Lý-Trần g ...

Tài liệu được xem nhiều: