Ảnh hưởng của AEC và TPP tới vị thế kinh tế Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 303.69 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
AEC và TPP là những thể chế kinh tế khu vực và xuyên khu vực mang bản chất tự do hóa thương mại rất cao thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Các tác động của AEC và TPP thể hiện ở việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này góp phần làm thay đổi vị trí nền kinh tế Việt Nam trong tương quan với các đối tác kinh tế khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của AEC và TPP tới vị thế kinh tế Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA AEC VÀ TPP TỚI VỊ THẾ KINH TẾ VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt AEC và TPP là những thể chế kinh tế khu vực và xuyên khu vực mang bản chất tự do hóa thương mại rất cao thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Các tác động của AEC và TPP thể hiện ở việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này góp phần làm thay đổi vị trí nền kinh tế Việt Nam trong tương quan với các đối tác kinh tế khác. Nếu quan niệm nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất cùng nằm trong một hệ trục tọa độ thì tác động của AEC và TPP là làm thay đổi tọa độ kinh tế Việt Nam trong bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Từ khóa: AEC, TPP, tọa độ kinh tế, Việt Nam. 1. Giới thiệu TPP được các thành viên ký kết ngày 05/10/2015 và AEC có hiệu lực từ ngày 31/12/2015. Đây là khuôn khổ thể chế khu vực có tác động đáng kể đến nền kinh tế của các nước thành viên trong đó có Việt Nam thông qua việc khai thác động lực di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, yếu tố theo quy luật lợi thế theo quy mô, cạnh tranh để vừa thu lợi nhuận siêu ngạch và thu lợi nhuận bình quân1. AEC là một lực lượng kinh tế làm tăng sức hút đối với nền kinh tế Việt Nam trong khu vực để không bị rơi vào quỹ đạo của các nền kinh tế lớn khác trong khu vực. TPP tạo khả năng kết nối sâu sắc nền kinh tế Việt Nam với các đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương càng góp phần tăng sự kết nối Việt Nam với các đối tác kinh tế chiến lược khác đặc biệt là các đối tác có tiềm lực kinh tế - tài chính - công nghệ hàng đầu thế giới. 1 Theo quan điểm của C.Mác, cạnh tranh giữa các nhà tư bản gồm có cạnh tranh nội bộ ngành để thu lợi nhuận siêu ngạch còn cạnh tranh giữa các ngành để thu lợi nhuận bình quân (Kinh tế- chinh trị Mác-Lênin, Phần tư bản chủ nghĩa) 313 AEC có diện tích là 4,4 triệu km2, dân số 625 triệu người và GDP 2,4 nghìn tỷ USD (năm 2014) còn 12 nước thành viên TPP có diện tích 32,5 triệu km2, dân số 780 triệu người và GDP là 27,6 nghìn tỷ USD (năm 2012). Có thể nói AEC và TPP là hai thể chế có khả năng hỗ trợ trực tiếp tăng trưởng Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. AEC là một đối tác khu vực có nhiều lợi ích tương đồng với Việt Nam. Còn TPP là một đối tác xuyên quốc gia tạo nền tảng để Việt Nam hội nhập với quy mô lớn nhất - hội nhập sâu sắc trên quy mô toàn cầu so với các thỏa thuận hay hiệp định khác mà Việt Nam đã tham gia. Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về tác động của AEC và TPP đến nền kinh tế Việt Nam. Các nghiên cứu được thực hiện có tính độc lập đặc biệt là nghiên cứu của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Dự án hỗ trợ đầu tư đa biên (MUTRAP), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về đánh giá tác động của hội nhập AEC và TPP đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các nghiên cứu liên quan đến từng khía cạnh cụ thể như tác động đến tăng trưởng, xuất khẩu, nhập khẩu, di chuyển lao động. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu kết hợp cả hai loại tác động này đến nền kinh tế Viêt Nam như là những tác nhân tác động đến việc định vị hay tọa độ kinh tế Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, có thể đưa ra các đề xuất về chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam thông qua khai thác các tác động của hai loại liên kết này. Bài viết này phân tích tác động của AEC và TPP đến trạng thái hay tọa độ kinh tế của Việt Nam dựa trên các khía cạnh về đầu tư và thương mại. Lý thuyết sử dụng là lợi thế so sánh với trường hợp hai quốc gia trong thương mại quốc tế. Theo lý thuyết này, thương mại càng tự do hóa càng tăng lợi ích cho cả hai quốc gia và toàn thế giới trong đó các cam kết quốc tế của các hiệp định thương mại tự do là những ràng buộc các bên tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của thương mại tự do này. Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài thu thập từ Ban thư ký ASEAN, Tổng cục thống kê, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và các bài nghiên cứu chuyên sâu khác. 2. Mô hình lợi thế so sánh với trường hợp cơ bản 2 quốc gia và biểu hiện quan hệ biện chứng Mô hình này do D. Ricardo đưa ra vào năm 1817. Tư tưởng lợi thế so sánh chỉ ra cho dù quốc gia ở trình độ phát triển nào cao, thấp hay trung bình đều có thể tham gia vào thương mại quốc tế và hưởng lợi. Mô hình này khi được mô phỏng cho thấy các quốc gia tham gia thương mại đặc biệt thương mại từ góc độ 314 đối tác chiến lược thế hệ mới2 có thể vừa có tác động bổ sung và thay thế nhau. Tính chất bổ sung mặc dù không triệt để hoàn toàn có thể làm tăng khối lượng sản phẩm được sản xuất ra của cả hai quốc gia. Tính chất thay thế thể hiện ở khả năng cạnh tranh để loại các hàng hóa hoặc dịch vụ trong nước bằng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu ít nhất bằng chất lượng cao hơn và giá cả hạ hơn. Đồng thời, khi cả hai quốc gia cùng tham gia vào hiệp định thương mại tự do, nhu cầu hay tổng cầu về hàng xuất - nhập khẩu và đầu tư tăng lên đáng kể. Đây là nền tảng để tăng tổng cầu, do đó, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, đổi mới công nghệ và gia tăng đầu tư. (Bảng 1) Bảng 1. Sự bổ sung kinh tế giữa các nền kinh tế từ góc độ thương mại Cung- cầu từ thương mại tự do Giải thích Từ đồ thị có thể thấy cả AEC và TPP đều làm tăng tổng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Việt Nam làm dịch chuyển đường tổng cung này ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của AEC và TPP tới vị thế kinh tế Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA AEC VÀ TPP TỚI VỊ THẾ KINH TẾ VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt AEC và TPP là những thể chế kinh tế khu vực và xuyên khu vực mang bản chất tự do hóa thương mại rất cao thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Các tác động của AEC và TPP thể hiện ở việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này góp phần làm thay đổi vị trí nền kinh tế Việt Nam trong tương quan với các đối tác kinh tế khác. Nếu quan niệm nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất cùng nằm trong một hệ trục tọa độ thì tác động của AEC và TPP là làm thay đổi tọa độ kinh tế Việt Nam trong bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Từ khóa: AEC, TPP, tọa độ kinh tế, Việt Nam. 1. Giới thiệu TPP được các thành viên ký kết ngày 05/10/2015 và AEC có hiệu lực từ ngày 31/12/2015. Đây là khuôn khổ thể chế khu vực có tác động đáng kể đến nền kinh tế của các nước thành viên trong đó có Việt Nam thông qua việc khai thác động lực di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, yếu tố theo quy luật lợi thế theo quy mô, cạnh tranh để vừa thu lợi nhuận siêu ngạch và thu lợi nhuận bình quân1. AEC là một lực lượng kinh tế làm tăng sức hút đối với nền kinh tế Việt Nam trong khu vực để không bị rơi vào quỹ đạo của các nền kinh tế lớn khác trong khu vực. TPP tạo khả năng kết nối sâu sắc nền kinh tế Việt Nam với các đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương càng góp phần tăng sự kết nối Việt Nam với các đối tác kinh tế chiến lược khác đặc biệt là các đối tác có tiềm lực kinh tế - tài chính - công nghệ hàng đầu thế giới. 1 Theo quan điểm của C.Mác, cạnh tranh giữa các nhà tư bản gồm có cạnh tranh nội bộ ngành để thu lợi nhuận siêu ngạch còn cạnh tranh giữa các ngành để thu lợi nhuận bình quân (Kinh tế- chinh trị Mác-Lênin, Phần tư bản chủ nghĩa) 313 AEC có diện tích là 4,4 triệu km2, dân số 625 triệu người và GDP 2,4 nghìn tỷ USD (năm 2014) còn 12 nước thành viên TPP có diện tích 32,5 triệu km2, dân số 780 triệu người và GDP là 27,6 nghìn tỷ USD (năm 2012). Có thể nói AEC và TPP là hai thể chế có khả năng hỗ trợ trực tiếp tăng trưởng Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. AEC là một đối tác khu vực có nhiều lợi ích tương đồng với Việt Nam. Còn TPP là một đối tác xuyên quốc gia tạo nền tảng để Việt Nam hội nhập với quy mô lớn nhất - hội nhập sâu sắc trên quy mô toàn cầu so với các thỏa thuận hay hiệp định khác mà Việt Nam đã tham gia. Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về tác động của AEC và TPP đến nền kinh tế Việt Nam. Các nghiên cứu được thực hiện có tính độc lập đặc biệt là nghiên cứu của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Dự án hỗ trợ đầu tư đa biên (MUTRAP), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về đánh giá tác động của hội nhập AEC và TPP đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các nghiên cứu liên quan đến từng khía cạnh cụ thể như tác động đến tăng trưởng, xuất khẩu, nhập khẩu, di chuyển lao động. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu kết hợp cả hai loại tác động này đến nền kinh tế Viêt Nam như là những tác nhân tác động đến việc định vị hay tọa độ kinh tế Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, có thể đưa ra các đề xuất về chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam thông qua khai thác các tác động của hai loại liên kết này. Bài viết này phân tích tác động của AEC và TPP đến trạng thái hay tọa độ kinh tế của Việt Nam dựa trên các khía cạnh về đầu tư và thương mại. Lý thuyết sử dụng là lợi thế so sánh với trường hợp hai quốc gia trong thương mại quốc tế. Theo lý thuyết này, thương mại càng tự do hóa càng tăng lợi ích cho cả hai quốc gia và toàn thế giới trong đó các cam kết quốc tế của các hiệp định thương mại tự do là những ràng buộc các bên tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của thương mại tự do này. Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài thu thập từ Ban thư ký ASEAN, Tổng cục thống kê, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và các bài nghiên cứu chuyên sâu khác. 2. Mô hình lợi thế so sánh với trường hợp cơ bản 2 quốc gia và biểu hiện quan hệ biện chứng Mô hình này do D. Ricardo đưa ra vào năm 1817. Tư tưởng lợi thế so sánh chỉ ra cho dù quốc gia ở trình độ phát triển nào cao, thấp hay trung bình đều có thể tham gia vào thương mại quốc tế và hưởng lợi. Mô hình này khi được mô phỏng cho thấy các quốc gia tham gia thương mại đặc biệt thương mại từ góc độ 314 đối tác chiến lược thế hệ mới2 có thể vừa có tác động bổ sung và thay thế nhau. Tính chất bổ sung mặc dù không triệt để hoàn toàn có thể làm tăng khối lượng sản phẩm được sản xuất ra của cả hai quốc gia. Tính chất thay thế thể hiện ở khả năng cạnh tranh để loại các hàng hóa hoặc dịch vụ trong nước bằng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu ít nhất bằng chất lượng cao hơn và giá cả hạ hơn. Đồng thời, khi cả hai quốc gia cùng tham gia vào hiệp định thương mại tự do, nhu cầu hay tổng cầu về hàng xuất - nhập khẩu và đầu tư tăng lên đáng kể. Đây là nền tảng để tăng tổng cầu, do đó, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, đổi mới công nghệ và gia tăng đầu tư. (Bảng 1) Bảng 1. Sự bổ sung kinh tế giữa các nền kinh tế từ góc độ thương mại Cung- cầu từ thương mại tự do Giải thích Từ đồ thị có thể thấy cả AEC và TPP đều làm tăng tổng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Việt Nam làm dịch chuyển đường tổng cung này ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định TPP Tọa độ kinh tế Hiệp định thương mại tự do Kinh tế học quốc tế Thương mại quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 407 6 0 -
4 trang 369 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
71 trang 232 1 0
-
17 trang 217 0 0
-
Một số điều luật về Thương mại
52 trang 179 0 0 -
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 175 0 0 -
14 trang 174 0 0
-
Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân
288 trang 170 0 0 -
trang 148 0 0