Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của thực vật
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 89.97 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó rất cần cho quá trình quang hợp. Nhờ quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các hợp chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở trong cây để tiến hành sinh trưởng. Cho nên trong một khoảng thời gian nào đó như những ngày dâm mát, những ngày mưa, hay ban đêm không có ánh sáng cây vẫn sinh trưởng được. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của thực vật Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của thực vật Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó rất cần cho quá trình quang hợp. Nhờ quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các hợp chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở trong cây để tiến hành sinh trưởng. Cho nên trong một khoảng thời gian nào đó như những ngày dâm mát, những ngày mưa, hay ban đêm không có ánh sáng cây vẫn sinh trưởng được. Nhưng trong suốt chu kỳ sống của cây thì cây rất cần nhiều ánh sáng. Tùy theo nhu cầu ánh sáng đối với sự sinh trưởng của cây mà người ta chia thực vật thành hai nhóm là cây ưa sáng và cây ưa bóng. Cây ưa sáng sinh trưởng mạnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, còn cây ưa bóng sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng râm thích hợp. Ðại bộ phận cây trồng ở nước ta là cây ưa sáng như lúa, ngô, khoai, sắn, mía, bông.... Còn những cây ưa bóng thường phân bố dưới tán cây rừng, dưới tán cây ăn quả lâu năm, chúng sử dụng chủ yếu ánh sáng tán xạ để quang hợp. Ánh sáng không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng một cách gián tiếp thông qua quang hợp mà còn tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào. Cường độ ánh sáng mạnh ức chế pha giãn của tế bào làm cho giai đoạn này kết thúc sớm hơn nên cây ở nơi có ánh sáng chiếu mạnh thường có chiều cao cây thấp. Còn trong bóng tối hoặc bóng dâm giai đoạn giãn kéo dài hơn, cây vươn dài và gây ra hiện tượng “vống”. Cây bị vống có một số đặc điểm về giải phẫu và hình thái khác với cây sống trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. - Về giải phẫu: Mô xốp, tế bào giãn mạnh dài ra, thành tế bào mỏng, gian bào lớn... - Về hình thái: màu sắc nhạt và thiếu diệp lục, cây phát triển không cân đối, cây cao gầy yếu, dễ đổ ngã, rễ phát triển không đầy đủ. Ngoài cường độ ánh sáng thì chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. Ánh sáng có bước sóng dài như ánh sáng đỏ hay tia hồng ngoại kích thích giai đoạn giãn của tế bào làm tăng chiều cao, chiều dài của cây. Ngược lại những tia sáng có bước sóng ngắn như tia xanh tím, tia tử ngoại thì kích thích sự phân chia tế bào và ức chế giai đoạn giãn của chúng, làm cho cây thấp lùn. Ðây là một trong những lý do mà cây ở trên núi cao thường thấp hơn cây ở dưới thung lũng vì ở trên cao giàu tia sáng có bước sóng ngắn. Năm 1959 Hendriks, Borthwick và Parker đã chứng minh quá trình sinh trưởng của cây phụ thuộc vào sự hấp thu tia sáng có bước sóng dài 660nm. Dưới tác động của tia sáng này sẽ kích thích sinh trưởng. Nhưng khi hấp thu tia sáng có bước sóng 730nm thì hiệu quả kích thích bị mất đi. Họ cho rằng có một loại sắc tố nào đó đã gây phản ứng quang thuận nghịch khi hấp thu ánh sáng đỏ (660nm) và cuối đỏ (730nm) mà sau này người ta tìm ra sắc tố đó là phytocrôm và chúng được biến đổi như sau: Sắc tố khử + A Sắc tố oxy hóa + AH2 Thảo Nguyên
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của thực vật Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của thực vật Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó rất cần cho quá trình quang hợp. Nhờ quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các hợp chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở trong cây để tiến hành sinh trưởng. Cho nên trong một khoảng thời gian nào đó như những ngày dâm mát, những ngày mưa, hay ban đêm không có ánh sáng cây vẫn sinh trưởng được. Nhưng trong suốt chu kỳ sống của cây thì cây rất cần nhiều ánh sáng. Tùy theo nhu cầu ánh sáng đối với sự sinh trưởng của cây mà người ta chia thực vật thành hai nhóm là cây ưa sáng và cây ưa bóng. Cây ưa sáng sinh trưởng mạnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, còn cây ưa bóng sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng râm thích hợp. Ðại bộ phận cây trồng ở nước ta là cây ưa sáng như lúa, ngô, khoai, sắn, mía, bông.... Còn những cây ưa bóng thường phân bố dưới tán cây rừng, dưới tán cây ăn quả lâu năm, chúng sử dụng chủ yếu ánh sáng tán xạ để quang hợp. Ánh sáng không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng một cách gián tiếp thông qua quang hợp mà còn tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào. Cường độ ánh sáng mạnh ức chế pha giãn của tế bào làm cho giai đoạn này kết thúc sớm hơn nên cây ở nơi có ánh sáng chiếu mạnh thường có chiều cao cây thấp. Còn trong bóng tối hoặc bóng dâm giai đoạn giãn kéo dài hơn, cây vươn dài và gây ra hiện tượng “vống”. Cây bị vống có một số đặc điểm về giải phẫu và hình thái khác với cây sống trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. - Về giải phẫu: Mô xốp, tế bào giãn mạnh dài ra, thành tế bào mỏng, gian bào lớn... - Về hình thái: màu sắc nhạt và thiếu diệp lục, cây phát triển không cân đối, cây cao gầy yếu, dễ đổ ngã, rễ phát triển không đầy đủ. Ngoài cường độ ánh sáng thì chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. Ánh sáng có bước sóng dài như ánh sáng đỏ hay tia hồng ngoại kích thích giai đoạn giãn của tế bào làm tăng chiều cao, chiều dài của cây. Ngược lại những tia sáng có bước sóng ngắn như tia xanh tím, tia tử ngoại thì kích thích sự phân chia tế bào và ức chế giai đoạn giãn của chúng, làm cho cây thấp lùn. Ðây là một trong những lý do mà cây ở trên núi cao thường thấp hơn cây ở dưới thung lũng vì ở trên cao giàu tia sáng có bước sóng ngắn. Năm 1959 Hendriks, Borthwick và Parker đã chứng minh quá trình sinh trưởng của cây phụ thuộc vào sự hấp thu tia sáng có bước sóng dài 660nm. Dưới tác động của tia sáng này sẽ kích thích sinh trưởng. Nhưng khi hấp thu tia sáng có bước sóng 730nm thì hiệu quả kích thích bị mất đi. Họ cho rằng có một loại sắc tố nào đó đã gây phản ứng quang thuận nghịch khi hấp thu ánh sáng đỏ (660nm) và cuối đỏ (730nm) mà sau này người ta tìm ra sắc tố đó là phytocrôm và chúng được biến đổi như sau: Sắc tố khử + A Sắc tố oxy hóa + AH2 Thảo Nguyên
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của vỏ thân cây me rừng Phyllanthus emblica Linn
65 trang 56 0 0 -
Giáo trình hoá học hữu cơ tập 1 - PGS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh
402 trang 53 0 0 -
Giáo án môn Hóa học lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
313 trang 47 0 0 -
Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về anđehit - xeton tài liệu bài giảng
0 trang 39 0 0 -
Bài giảng Hoá hữu cơ - PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Trâm
228 trang 36 0 0 -
Bộ 17 đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học Có đáp án)
110 trang 35 0 0 -
Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 3 (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 34 0 0 -
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
12 trang 34 1 0 -
80 trang 31 0 0
-
81 trang 31 0 0