Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) giai đoạn 5 - 6 cm tại Đồ Sơn - Hải Phòng
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 547.38 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trong suốt quá trình ương nuôi. Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thức ăn khác nhau (CP T503, Cargill Aquaxcel-7424 và VHS: Viện Hải sản) đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp Bostrichthys sinensis giai đoạn giống 5 - 6 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng thức ăn CP T503 cá đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất (SGRL : 1,19 ± 0,02 %/ngày và SGRW: 2,42 ± 0,03%/ngày) và sai khác có ý nghĩa với cá sử dụng thức ăn Cargill (P < 0,05), tuy nhiên không có sự sai khác với thức ăn của Viện Hải sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) giai đoạn 5 - 6 cm tại Đồ Sơn - Hải Phòng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) GIAI ĐOẠN 5 - 6 cm TẠI ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG EFFECT OF DIFFERENT ARTIFICIAL FEED ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF BLACK SLEEPER (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) 5 - 6 cm AT DO SON, HAI PHONG PROVINCE Hà Tân1, Phạm Quốc Hùng2 Ngày nhận bài: 16/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 14/9/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trong suốt quá trình ương nuôi. Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thức ăn khác nhau (CP T503, Cargill Aquaxcel-7424 và VHS: Viện Hải sản) đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp Bostrichthys sinensis giai đoạn giống 5 - 6 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng thức ăn CP T503 cá đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất (SGRL: 1,19 ± 0,02 %/ngày và SGRW: 2,42 ± 0,03%/ngày) và sai khác có ý nghĩa với cá sử dụng thức ăn Cargill (P < 0,05), tuy nhiên không có sự sai khác với thức ăn của Viện Hải sản. Nhìn chung, việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau trong quá trình ương nuôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (79 - 82%) (P > 0,05). Nghiên cứu trên có thể nhận thấy việc sử dụng thức ăn CP là tốt nhất cho cá bống bớp sinh trưởng, giúp nâng cao chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ khóa: tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, cá bống bớp, Bostrichthys sinensis ABSTRACT Feed is one of the most important factors deciding to growth and survival rate of fish in reared process. The objective of this study was to evaluate effective of 3 commercial feeds (CP T503, Cargill Aquaxcel-7424 and VHS: Institute marine fishery) for growth and survival rate of black sleeper Bostrichthys sinensis. The results showed that fish fed CP which reached the highest specific growth rates (SGRL: 1,19 ± 0,02%/day and SGRW: 2,42 ± 0,03%/day) and had significant difference with Cargill feed (P < 0,05) but no significant difference with VHS feed (P > 0,05). Similarly, different feeds did not have significant differences effects on survival rate of the fish ranging from 79 to 82% among treatments (P > 0,05). From this study, it can be suggested the CP feed is the most optimal for growth and survival rate of black sleeper and helped enhance seed quality to meet demand of market. Keywords: growth rate, survival rate, black sleeper, Bostrichthys sinensis I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hải Phòng là một trong những tỉnh có tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả ba vùng nước ngọt, mặn, lợ, đặc biệt là khu vực nước lợ. Năm 2011, diện tích nuôi tôm nước lợ của Tỉnh đạt trên 3000 ha. Tuy nhiên diện tích này đang dần bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân như quy hoạch nuôi trồng thủy sản thường xuyên bị phá vỡ do tác động 1 2 của phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra… do đó việc đa dạng hóa đối tượng nuôi, đưa các đối tượng nuôi mới có khả năng thích nghi cao với môi trường, phù hợp với khu vực nước lợ đang ngày trở nên cấp thiết. Cá bống bớp là loài được nuôi ở nước lợ, có khả năng thích nghi tốt với môi trường, thịt thơm ngon, Hà Tân: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 – Trường Đại học Nha Trang TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác [2]. Do lợi nhuận mà chúng đem lại khá cao nên nguồn lợi cá ngoài tự nhiên đang bị khai thác triệt để. Trước đây quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, con giống chủ yếu là thu gom ngoài tự nhiên, kích cỡ trung bình từ 5 - 6 cm nên nguồn giống luôn thụ động [4]. Ngoài ra, cá bống bớp còn là một loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam [1]. Từ năm 1998 - 2002, Trần Văn Đan [3], [4] đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá bống bớp và đưa vào ứng dụng thực tiễn. Hải Phòng là một trong số những tỉnh thành đầu tiên tiếp nhận, đưa cá bống bớp vào sản xuất giống đại trà và chuyển giao cho các tỉnh lân cận. Nghề nuôi cá bống bớp đã dần được hình thành và từng bước chuyển dịch theo hướng chuyên nuôi đơn. Năm 2003, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu thành công cho sinh sản nhân tạo cá bống bớp và chuyển giao công nghệ này đến nhiều nơi, tạo ra nguồn con giống đảm bảo chất lượng, chủ động trong việc triển khai mô hình nuôi thâm canh cá bống bớp trên diện rộng. Tuy nhiên, cá bống bớp là đối tượng ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn chủ yếu được sử dụng là tép moi tươi, vẫn chưa có thức ăn công nghiệp phù hợp để thay thế cho nguồn thức ăn truyền thống đang được sử dụng. Hiện nay, người nuôi chủ yếu dựa theo kinh nghiệm truyền thống chưa phổ biến rộng rãi vi yếu tố phân bố địa lý, gặp khó khăn về nguồn thức ăn, chất lượng môi trường nước không ổn định [2]. Việc sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên dẫn đến năng suất nuôi thấp (1,5 - 2 tấn/ha), thức ăn thừa dễ gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho cá nuôi. Xu hướng tiếp cận hiện nay là chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp để hạ giá thành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và gia tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích nuôi. Chính vì thế việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bồng bớp (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) giai đoạn 5 - 6 cm tại Đồ Sơn - Hải Phòng là rất cần thiết, nhằm góp phần cải thiện và nâng cao tỷ lệ sống của cá ở giai đoạn giống cung cấp nhu cầu con giống của thị trường. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Trại sản xuất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) giai đoạn 5 - 6 cm tại Đồ Sơn - Hải Phòng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) GIAI ĐOẠN 5 - 6 cm TẠI ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG EFFECT OF DIFFERENT ARTIFICIAL FEED ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF BLACK SLEEPER (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) 5 - 6 cm AT DO SON, HAI PHONG PROVINCE Hà Tân1, Phạm Quốc Hùng2 Ngày nhận bài: 16/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 14/9/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trong suốt quá trình ương nuôi. Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thức ăn khác nhau (CP T503, Cargill Aquaxcel-7424 và VHS: Viện Hải sản) đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp Bostrichthys sinensis giai đoạn giống 5 - 6 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng thức ăn CP T503 cá đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất (SGRL: 1,19 ± 0,02 %/ngày và SGRW: 2,42 ± 0,03%/ngày) và sai khác có ý nghĩa với cá sử dụng thức ăn Cargill (P < 0,05), tuy nhiên không có sự sai khác với thức ăn của Viện Hải sản. Nhìn chung, việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau trong quá trình ương nuôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (79 - 82%) (P > 0,05). Nghiên cứu trên có thể nhận thấy việc sử dụng thức ăn CP là tốt nhất cho cá bống bớp sinh trưởng, giúp nâng cao chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ khóa: tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, cá bống bớp, Bostrichthys sinensis ABSTRACT Feed is one of the most important factors deciding to growth and survival rate of fish in reared process. The objective of this study was to evaluate effective of 3 commercial feeds (CP T503, Cargill Aquaxcel-7424 and VHS: Institute marine fishery) for growth and survival rate of black sleeper Bostrichthys sinensis. The results showed that fish fed CP which reached the highest specific growth rates (SGRL: 1,19 ± 0,02%/day and SGRW: 2,42 ± 0,03%/day) and had significant difference with Cargill feed (P < 0,05) but no significant difference with VHS feed (P > 0,05). Similarly, different feeds did not have significant differences effects on survival rate of the fish ranging from 79 to 82% among treatments (P > 0,05). From this study, it can be suggested the CP feed is the most optimal for growth and survival rate of black sleeper and helped enhance seed quality to meet demand of market. Keywords: growth rate, survival rate, black sleeper, Bostrichthys sinensis I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hải Phòng là một trong những tỉnh có tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả ba vùng nước ngọt, mặn, lợ, đặc biệt là khu vực nước lợ. Năm 2011, diện tích nuôi tôm nước lợ của Tỉnh đạt trên 3000 ha. Tuy nhiên diện tích này đang dần bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân như quy hoạch nuôi trồng thủy sản thường xuyên bị phá vỡ do tác động 1 2 của phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra… do đó việc đa dạng hóa đối tượng nuôi, đưa các đối tượng nuôi mới có khả năng thích nghi cao với môi trường, phù hợp với khu vực nước lợ đang ngày trở nên cấp thiết. Cá bống bớp là loài được nuôi ở nước lợ, có khả năng thích nghi tốt với môi trường, thịt thơm ngon, Hà Tân: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 – Trường Đại học Nha Trang TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác [2]. Do lợi nhuận mà chúng đem lại khá cao nên nguồn lợi cá ngoài tự nhiên đang bị khai thác triệt để. Trước đây quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, con giống chủ yếu là thu gom ngoài tự nhiên, kích cỡ trung bình từ 5 - 6 cm nên nguồn giống luôn thụ động [4]. Ngoài ra, cá bống bớp còn là một loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam [1]. Từ năm 1998 - 2002, Trần Văn Đan [3], [4] đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá bống bớp và đưa vào ứng dụng thực tiễn. Hải Phòng là một trong số những tỉnh thành đầu tiên tiếp nhận, đưa cá bống bớp vào sản xuất giống đại trà và chuyển giao cho các tỉnh lân cận. Nghề nuôi cá bống bớp đã dần được hình thành và từng bước chuyển dịch theo hướng chuyên nuôi đơn. Năm 2003, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu thành công cho sinh sản nhân tạo cá bống bớp và chuyển giao công nghệ này đến nhiều nơi, tạo ra nguồn con giống đảm bảo chất lượng, chủ động trong việc triển khai mô hình nuôi thâm canh cá bống bớp trên diện rộng. Tuy nhiên, cá bống bớp là đối tượng ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn chủ yếu được sử dụng là tép moi tươi, vẫn chưa có thức ăn công nghiệp phù hợp để thay thế cho nguồn thức ăn truyền thống đang được sử dụng. Hiện nay, người nuôi chủ yếu dựa theo kinh nghiệm truyền thống chưa phổ biến rộng rãi vi yếu tố phân bố địa lý, gặp khó khăn về nguồn thức ăn, chất lượng môi trường nước không ổn định [2]. Việc sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên dẫn đến năng suất nuôi thấp (1,5 - 2 tấn/ha), thức ăn thừa dễ gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho cá nuôi. Xu hướng tiếp cận hiện nay là chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp để hạ giá thành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và gia tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích nuôi. Chính vì thế việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bồng bớp (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) giai đoạn 5 - 6 cm tại Đồ Sơn - Hải Phòng là rất cần thiết, nhằm góp phần cải thiện và nâng cao tỷ lệ sống của cá ở giai đoạn giống cung cấp nhu cầu con giống của thị trường. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Trại sản xuất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tốc độ tăng trưởng Tỷ lệ sống Cá bống bớp Bostrichthys sinensis Lacepede Nhu cầu thị trường Tỉnh Hải PhòngTài liệu liên quan:
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Điện tự động công nghiệp: Thiết kế chiếu sáng đường Lê Hồng Phong – Hải Phòng
88 trang 92 0 0 -
62 trang 91 0 0
-
TIỂU LUẬN: Nội dung cơ bản của của Đại hội đại biểu VI của Đảng
10 trang 70 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp ngành Điện tự động công nghiệp: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại Hải Phòng
65 trang 56 0 0 -
90 trang 46 0 0
-
Bài giảng Marketing ngân hàng: Chuyên đề 1 - Học viện Ngân hàng
19 trang 46 0 0 -
Giá trị và bảo tồn các loài cá Bống (Actinopteri: Gobiiformes) ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy
9 trang 43 0 0 -
Mô tả công việc Trưởng phòng thiết kế nội thất
1 trang 39 0 0 -
6 trang 35 1 0
-
Tiểu luận : Phát triển sản phẩm bánh bông lan nha đam
99 trang 34 0 0