Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 858.59 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày về việc đánh giá của cha, mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên về ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh THCS tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sởHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0174Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 172-178This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ GIA ĐÌNH ĐẾN QUÁ TRÌNH THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Lê Thị Thu Hà Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Bài viết phân tích những đánh giá của cha mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên về ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở. Kết quả cho thấy, cha, mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên đều đánh giá cao tầm ảnh hưởng của yếu tố không khí tâm lí gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh; trong khi cha mẹ học sinh đánh giá cao ảnh hưởng của yếu tố mức độ quan tâm của cha mẹ đến con cái thì cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá cao sự ảnh hưởng của yếu tố phong cách giáo dục của cha mẹ. Từ khóa: yếu tố gia đình, đánh giá của cha mẹ, đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên, thích ứng xã hội, học sinh trung học cơ sở.1. Mở đầu Thích ứng xã hội có thể được mô tả liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân, vuichơi và giải trí, và các kĩ năng đối phó [1] (Racz và cộng sự, 2017). Để phản ánh khả năng thíchứng của một cá nhân trong lĩnh vực nào đó, người ta nghiên cứu thông qua các biểu hiện cụ thểcủa nhận thức, thái độ và hành vi cá nhân đó [2] (Nguyễn Thị Huệ, 2011). Như vậy, thích ứngxã hội là quá trình con người thay đổi nhận thức, thái độ và kĩ năng của bản thân để có nhữnghành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động và với những điều kiện, hoàncảnh biến đổi của xã hội. Thích ứng tâm lí - xã hội là hình thức thích ứng ở trình độ cao nhất chỉcó ở con người. Thích ứng xã hội của học sinh THCS là quá trình người học sinh thay đổi nhậnthức, thái độ và kĩ năng của bản thân để có những hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu,đòi hỏi của hoạt động và với những điều kiện, hoàn cảnh biến đổi của xã hội. Trong gia đình, những yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển khả năng thíchứng xã hội của các em chính là bầu không khí gia đình, phong cách sống, cách ứng xử giữa cácthành viên, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với concái… Những gia đình hạnh phúc, cha mẹ biết khuyến khích, động viên con cái, mọi người tronggia đình đoàn kết, thương yêu nhau, biết chia sẻ với nhau thì khả năng thích ứng xã hội của concái sẽ tốt hơn, các em dễ hình thành các kĩ năng thích ứng xã hội hơn so với những em có giađình không hòa thuận, hạnh phúc. Nếu cha mẹ tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho con cái thì khảnăng thích ứng của các em mang tính chủ động, vững chắc, làm cho các em nhanh chóng hòanhập vào các mối quan hệ xã hội, dễ dàng thành công hơn. Ngược lại, cha mẹ để mặc con cái,để các em mò mẫm thì quá trình thích ứng diễn ra chậm và bị động, trải qua nhiều “vấp ngã” dễlàm cho các em nảy sinh tâm lí tiêu cực. Môi trường gia đình là một yếu tố dự báo quan trọng về nhiều khía cạnh khác nhau của sựNgày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 22/11/2022. Ngày nhận đăng: 10/12/2022.Tác giả liên hệ: Lê Thị Thu Hà. Địa chỉ e-mail: lethithuha@hdu.edu.vn172 Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sởthích ứng với xã hội của thanh thiếu niên (đặc biệt là đối với khả năng tự điều chỉnh trong họctập, kĩ năng giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ, bạo lực và hành vi thù địch của thanhthiếu niên). Có thể nói rằng khái niệm môi trường gia đình đại diện cho sự phức tạp của cuộcsống gia đình bằng cách nắm bắt các khía cạnh tình cảm và hệ thống, cũng như các mô hìnhhành vi trong gia đình. Những khía cạnh đó đã được chứng minh là có những tác động quantrọng đến sự thích ứng với xã hội của thanh thiếu niên. Đây là lí do tại sao môi trường gia đìnhcần được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu trong tương lai, và tất nhiên, trong các canthiệp gia đình trong tương lai [3] (Kurock và cộng sự, 2022). Các kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong quá trình điềuchỉnh và thích ứng của thanh thiếu niên với những nhu cầu đa dạng mà môi trường đòi hỏi ở họ,bảo vệ họ khỏi những ảnh hưởng như phương tiện truyền thông, vốn thúc đẩy toàn diện lối sốngkhông lành mạnh, được ngụy trang bằng sự thành công và chấp nhận. đối với một số nhóm xãhội nhất định, dẫn đến rủi ro trong quá trình thích ứng của thanh thiếu niên [4, 5, 6, 7, 8, 9](Pons & Berjano, 1997; Palacios & Palacios, 2002; Caricote, 2008; Estévez et al., 2008; Galiciaet al., 2009; Vargas, 2009). Có thể nhận thấy, các yếu tố gia đình mang lại những ảnh hưởng nhất định đến quá trìnhthích ứng xã ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sởHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0174Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 172-178This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ GIA ĐÌNH ĐẾN QUÁ TRÌNH THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Lê Thị Thu Hà Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Bài viết phân tích những đánh giá của cha mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên về ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở. Kết quả cho thấy, cha, mẹ học sinh và cán bộ quản lí, giáo viên đều đánh giá cao tầm ảnh hưởng của yếu tố không khí tâm lí gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh; trong khi cha mẹ học sinh đánh giá cao ảnh hưởng của yếu tố mức độ quan tâm của cha mẹ đến con cái thì cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá cao sự ảnh hưởng của yếu tố phong cách giáo dục của cha mẹ. Từ khóa: yếu tố gia đình, đánh giá của cha mẹ, đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên, thích ứng xã hội, học sinh trung học cơ sở.1. Mở đầu Thích ứng xã hội có thể được mô tả liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân, vuichơi và giải trí, và các kĩ năng đối phó [1] (Racz và cộng sự, 2017). Để phản ánh khả năng thíchứng của một cá nhân trong lĩnh vực nào đó, người ta nghiên cứu thông qua các biểu hiện cụ thểcủa nhận thức, thái độ và hành vi cá nhân đó [2] (Nguyễn Thị Huệ, 2011). Như vậy, thích ứngxã hội là quá trình con người thay đổi nhận thức, thái độ và kĩ năng của bản thân để có nhữnghành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động và với những điều kiện, hoàncảnh biến đổi của xã hội. Thích ứng tâm lí - xã hội là hình thức thích ứng ở trình độ cao nhất chỉcó ở con người. Thích ứng xã hội của học sinh THCS là quá trình người học sinh thay đổi nhậnthức, thái độ và kĩ năng của bản thân để có những hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu,đòi hỏi của hoạt động và với những điều kiện, hoàn cảnh biến đổi của xã hội. Trong gia đình, những yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển khả năng thíchứng xã hội của các em chính là bầu không khí gia đình, phong cách sống, cách ứng xử giữa cácthành viên, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với concái… Những gia đình hạnh phúc, cha mẹ biết khuyến khích, động viên con cái, mọi người tronggia đình đoàn kết, thương yêu nhau, biết chia sẻ với nhau thì khả năng thích ứng xã hội của concái sẽ tốt hơn, các em dễ hình thành các kĩ năng thích ứng xã hội hơn so với những em có giađình không hòa thuận, hạnh phúc. Nếu cha mẹ tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho con cái thì khảnăng thích ứng của các em mang tính chủ động, vững chắc, làm cho các em nhanh chóng hòanhập vào các mối quan hệ xã hội, dễ dàng thành công hơn. Ngược lại, cha mẹ để mặc con cái,để các em mò mẫm thì quá trình thích ứng diễn ra chậm và bị động, trải qua nhiều “vấp ngã” dễlàm cho các em nảy sinh tâm lí tiêu cực. Môi trường gia đình là một yếu tố dự báo quan trọng về nhiều khía cạnh khác nhau của sựNgày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 22/11/2022. Ngày nhận đăng: 10/12/2022.Tác giả liên hệ: Lê Thị Thu Hà. Địa chỉ e-mail: lethithuha@hdu.edu.vn172 Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến quá trình thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sởthích ứng với xã hội của thanh thiếu niên (đặc biệt là đối với khả năng tự điều chỉnh trong họctập, kĩ năng giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ, bạo lực và hành vi thù địch của thanhthiếu niên). Có thể nói rằng khái niệm môi trường gia đình đại diện cho sự phức tạp của cuộcsống gia đình bằng cách nắm bắt các khía cạnh tình cảm và hệ thống, cũng như các mô hìnhhành vi trong gia đình. Những khía cạnh đó đã được chứng minh là có những tác động quantrọng đến sự thích ứng với xã hội của thanh thiếu niên. Đây là lí do tại sao môi trường gia đìnhcần được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu trong tương lai, và tất nhiên, trong các canthiệp gia đình trong tương lai [3] (Kurock và cộng sự, 2022). Các kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong quá trình điềuchỉnh và thích ứng của thanh thiếu niên với những nhu cầu đa dạng mà môi trường đòi hỏi ở họ,bảo vệ họ khỏi những ảnh hưởng như phương tiện truyền thông, vốn thúc đẩy toàn diện lối sốngkhông lành mạnh, được ngụy trang bằng sự thành công và chấp nhận. đối với một số nhóm xãhội nhất định, dẫn đến rủi ro trong quá trình thích ứng của thanh thiếu niên [4, 5, 6, 7, 8, 9](Pons & Berjano, 1997; Palacios & Palacios, 2002; Caricote, 2008; Estévez et al., 2008; Galiciaet al., 2009; Vargas, 2009). Có thể nhận thấy, các yếu tố gia đình mang lại những ảnh hưởng nhất định đến quá trìnhthích ứng xã ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học giáo dục Thích ứng xã hội Phong cách giáo dục Kĩ năng thích ứng xã hội Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 443 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 381 0 0 -
206 trang 299 2 0
-
5 trang 274 0 0
-
56 trang 270 2 0
-
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 233 0 0 -
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 191 0 0 -
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình
95 trang 166 0 0 -
Mô hình năng lực giao tiếp trong đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh
6 trang 166 0 0