Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (CTTMMT) có thể coi là cuộc so tài giữa hai nền kinh tế lớn nhất của kinh tế thế giới hiện nay. Nghiên cứu này sẽ tổng quan những đánh giá mới nhất về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến kinh tế thế giới và Việt Nam
International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”,
ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3
Ở Ủ Ế Ơ Ỹ
- Ế Ế Ế Ớ Ệ
The impacts of US - China trade war on international
and Vietnam economies
Nguyễn Bình Giang1, Nguyễn Duy Đạt2, Phạm Anh Tuấn3
1,3)
Viện Kinh tế và chính trị thế giới, 2) Đại học Thương Mại
TÓM TẮT
Chiến tranh thƣơng mại Mỹ-Trung (CTTMMT) có thể coi là cuộc so
tài giữa hai nền kinh tế lớn nhất của kinh tế thế giới hiện nay. Mặc dù
cho đến nay những căng thẳng kinh tế giữa hai bên vẫn còn đƣợc kiềm
chế tốt, thể hiện bằng nhiều vòng đàm phán liên tục, những tác hại của
chiến tranh thƣơng mại đã ngày càng rõ rệt. Nghiên cứu này sẽ tổng
quan những đánh giá mới nhất về tác động của chiến tranh thƣơng mại
Mỹ-Trung đến kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.
Từ khóa: Chiến tranh thƣơng mại Mỹ Trung, Kinh tế thế giới, Việt
Nam, Thƣơng mại Quốc tế, đầu tƣ Quốc tế
ABSTRACT
US-China trade war is considered as the battle between two biggest
economic powers of the world. Although economic tenses between two
sides so far have been contained actively by continues negotiation
rounds, the negative impacts of the trade war are becoming obvious.
622
Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”,
ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3
This study will review the latest evaluation regarding the impacts of
US-China trade war on international economy in general and Vietnam's
economy in particular.
Keywords: US-China trade war; International economy; Vietnam; In-
ternational Trade; International investment
1. ẢNH HƢỞNG CỦA CHIẾN TRANH THƢƠNG MẠI MỸ-
TRUNG ĐẾN KINH TẾ THẾ GIỚI
Do đây là sự đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, CTT-
MMT dự kiến sẽ có những tác động nhiều mặt đến kinh tế thế giới nói
chung và mỗi nền kinh tế nói riêng. Trong ngắn hạn, các tác động trực
tiếp có thể khiến thƣơng mại toàn cầu suy giảm, các dòng đầu tƣ suy
yếu, các thị trƣờng tài chính mất ổn định khiến cho tăng trƣởng kinh tế
bị ảnh hƣởng trên quy mô rộng. Các tác động gián tiếp trong dài hạn
bao gồm tác động làm thay đổi luật lệ thƣơng mại quốc tế, gây ra nguy
cơ chiến tranh tiền tệ giữa các quốc gia và làm tăng tính cần thiết phải
cải tổ các thể chế quản trị toàn cầu.
1.1. Tác động trực tiếp
Các tác động trực tiếp từ CTTMMT sẽ diễn ra trên nhiều khía cạnh
của hệ thống kinh tế toàn cầu bao gồm thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính
tiền tệ và do đó gây ảnh hƣởng đến triển vọng tăng trƣởng kinh tế toàn
cầu và của mỗi quốc gia.
Đối với thƣơng mại toàn cầu
Thƣơng mại toàn cầu chính là lĩnh vực bị ảnh hƣởng lớn nhất do
CTTMMT. Theo mức độ ảnh hƣởng, thƣơng mại của Mỹ và Trung
Quốc, những nhân vật chính trong CTTMMT sẽ chịu tác động nhiều
nhất. Nhóm chịu ảnh hƣởng lớn thứ hai là các quốc gia hƣởng lợi do có
sự cạnh tranh thƣơng mại trực tiếp. Cuối cùng, do tính chất dây chuyền
623
International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”,
ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3
của chuỗi sản xuất, rất nhiều quốc gia khác sẽ bị ảnh hƣởng do sự
chuyển hƣớng thƣơng mại gây ra.
Với những xung đột thƣơng mại tính đến thời điểm tháng 7/2019,
Mỹ đang đánh thuế vào hàng xuất khẩu Trung Quốc thuộc các lĩnh vực
động cơ, motor, xây dựng, máy nông nghiệp, thiết bị điện, viễn thông
và giao thông. Ngƣợc lại, thuế trả đũa của Trung Quốc tập trung vào
nông phẩm, ôtô và thủy sản, trong đó đậu nành là sản phẩm Trung
Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ tính về giá trị. Vì vậy, đánh giá sơ bộ
thì ngƣời tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn cho các sản phẩm do
Trung Quốc sản xuất bị Mỹ áp thuế, nói cách khác hàng hóa Trung
Quốc bán vào Mỹ sẽ phải yết giá cao hơn. Ngƣợc lại, các nhà cung cấp
đậu tƣơng, thịt heo, rƣợu của Mỹ có thể mất đi lợi thế cạnh tranh ở
Trung Quốc.
Mặt khác, một số quốc gia có sản phẩm thay thế lại hƣởng lợi từ
xung đột thƣơng mại giữa hai quốc gia này. Ví dụ, sau khi danh sách áp
thuế 16 tỷ USD đƣợc thực hiện vào tháng 8/2018, Mỹ đã giảm mạnh
nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 850 triệu USD, tuy nhiên phần này
lại gần nhƣ đƣợc bù đắp bằng mức tăng khoảng 850 triệu USD nhập
khẩu từ Mexico, khiến tổng nhập khẩu của Mỹ không thay đổi. Một số
quốc gia khác đƣợc lợi nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Canada, những
quốc gia có thể thay thế phần nào hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc
vào Mỹ.
Ở hƣớng ngƣợc lại, do Mỹ là nhà cung cấp đậu nành lớn nhất của
Trung Quốc, cùng với Brazil vào năm 2017. Với mức thuế mới từ phía
Trung Quốc, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm xuống gần 0 và
xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc có xu hƣớng cao hơn. Đặc biệt
sự biến động chuyển hƣớng thƣơng mại đột ngột này còn khiến giá đậu
624
Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”,
ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3
nành Mỹ trên thị trƣờng thế giới giảm mạnh còn giá đậu nành Brazil lại
tăng lên (xem 0).
Hình 1: Giá đậu nành của Mỹ giảm và của Brazil tăng sau khi Trung Quốc áp thuế
Nguồn: Bloomberg và IMF
Đối với nhóm các quốc gia chịu ảnh hƣởng do vấn đề dây chuyền
của chuỗi sản xuất, tác động đến các quốc gia khác nhau là khá khác
nhau phụ thuộc vào độ mở thƣơng mại và mức độ tham gia vào chuỗi
sản xuất (xem 0).
Bảng 1. Những quốc gia chịu ảnh hƣởng lớn nhất từ giảm xuất khẩu
từ Trung Quốc sang Mỹ
Ả
Lĩnh Trung Đài Hàn Thái ...