Ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty: Nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 368.58 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu bao gồm sở hữu thuộc cổ đông tổ chức cũng như sở hữu thuộc ban quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty. Sử dụng phương pháp Tác động cố định (Fixed Effect model) và bộ dữ liệu của các công ty được niêm yết trong rổ chứng khoán VN30 trong giai đoạn 2012-2017, kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động của công ty trong khi mối quan hệ giữa sở hữu của ban quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty lại cho thấy kết quả cùng chiều và có ý nghĩa thống kê.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty: Nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 ẢNH HƢỞNG CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM OWNERSHIP STRUCTURE AND FIRM PERFORMANCE: EMPERICAL STUDY IN VIETNAMESE STOCK EXCHANGE Hoàng Thị Phương Anh*, Đinh Thị Thu Hà**, Đinh Thị Thu Hiền*** * Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, ** Trường Đại học Thái Bình Dương *** Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Mình anhtcdn@ueh.edu.vn TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu bao gồm sở hữu thuộc cổ đông tổ chức cũng như sở hữu thuộc ban quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty. Sử dụng phương pháp Tác động cố định (Fixed Effect model) và bộ dữ liệu của các công ty được niêm yết trong rổ chứng khoán VN30 trong giai đoạn 2012-2017, kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động của công ty trong khi mối quan hệ giữa sở hữu của ban quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty lại cho thấy kết quả cùng chiều và có ý nghĩa thống kê Từ khóa: Cơ cấu sở hữu, sở hữu ban quản trị, ở hữu chưc, chi phí đại diện. ABSTRACT This paper aims to examine the relationship between ownership structure in terms of institutional and managerial ownership and firm performance. Using fixed effect model and the data-set of companies listed in the VN30 basket of Vietnamese stock exchange in the period of 2012-2017, the results show a statistically significant negative relationship between institutional ownership and firm performance while a positive relationship between managerial ownership and firm performance at significant level. Key words: Ownership structure, managerial ownership, institutional ownership, agency cost. 1. Giới thiệu Có một thực tế rằng, tồn tại những loại hình công ty được quản lý bởi những người không phải chủ sở hữu thực sự của nó, Berle và Means (1932) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên nhấn mạnh sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành tồn tại trong môi trường doanh nghiệp và có tác động tiêu cực đến giá trị của công ty. Các nhà quản lý được hưởng lợi từ việc khai thác các nguồn lực của công ty để phục vụ cho mục đích của mình. Hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu lên giá trị của công ty được nhấn mạnh bởi lý thuyết chi phí đại diện (Jensen và Meckling, 1976), trong đó đề cập đến việc các nhà quản lý đưa ra những quyết định không hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ đông. Tuy nhiên, khi các thành viên hội đồng quản trị sở hữu số lượng cổ phần đáng kể, chi phí đại diện sẽ được giảm thiểu nhờ vào sự điều chỉnh các động cơ tài chính giữa các nhà quản lý và chủ sở hữu (Fama và Jensen, 1983). Cấu trúc vốn và cơ cấu sở hữu đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như sự tăng trưởng của công ty. Cổ đông là những người chủ sở hữu thật sự của công ty, vì tỷ lệ sở hữu cũng như các quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động của công ty. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như cơ cấu vốn của công ty (Pirzadan và ctg., 2015). Do đó, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông này sẽ là một chỉ báo quan trọng về hiệu quả hoạt động và các chiến lược điều hành nhằm đảm bảo tính ổn định và giảm thiểu các kết quả tiêu cực có thể ảnh hưởng đến công ty. Nghiên cứu về chủ đề mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu đối với cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, các kết quả nghiên cứu đều chưa nhất quán; bên cạnh đó, nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. 773 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bài nghiên cứu hướng đến 2 mục tiêu chính như sau: - Mục tiêu 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu của các cổ đông tổ chức và hiệu quả hoạt động của công ty. - Mục tiêu 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu của các cổ đông là ban quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty. 2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.1. Lý thuyết nền tảng Cấu trúc vốn giữ vai trò quan trọng đối với một công ty khi nó liên quan đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các cổ đông. Modigliani và Miller (1985) là những người đầu tiên nghiên cứu chủ đề về cấu trúc vốn và cho rằng cấu trúc vốn không giữ vai trò quyết định đối với giá trị và hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, Lubatkin và Chatterjee (1994) cũng như những nghiên cứu khác lại chứng minh về sự tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị của công ty. Modigliani và Miller (1963) cho thấy mô hình nghiên cứu của họ không hiệu quả nếu như xem xét ảnh hưởng của thuế, vì lợi ích mang lại từ thuế trên các khoản thanh toán lãi vay sẽ làm tăng giá trị của công ty khi vốn chủ sở hữu được thay bằng nợ. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây, đề tài liên quan đến ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị của công ty không còn thu hút được sự quan tâm của các tác giả. Thay vào đó, họ lại nhấn mạnh mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và cơ cấu sở hữu liên quan đến tác động của việc đưa ra những quyết định chiến lược của các nhà quản lý cấp cao (Hitt, Hoskisson và Harrison, 1991). Các quyết định này sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty (Jensen, 1986). Ngày nay, vấn đề chính đối với cấu trúc vốn chính là giải quyết mâu thuẫn về nguồn lực của công ty giữa các nhà quản lý và chủ sở hữu (Jensen, 1989). Các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty: Nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 ẢNH HƢỞNG CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM OWNERSHIP STRUCTURE AND FIRM PERFORMANCE: EMPERICAL STUDY IN VIETNAMESE STOCK EXCHANGE Hoàng Thị Phương Anh*, Đinh Thị Thu Hà**, Đinh Thị Thu Hiền*** * Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, ** Trường Đại học Thái Bình Dương *** Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Mình anhtcdn@ueh.edu.vn TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu bao gồm sở hữu thuộc cổ đông tổ chức cũng như sở hữu thuộc ban quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty. Sử dụng phương pháp Tác động cố định (Fixed Effect model) và bộ dữ liệu của các công ty được niêm yết trong rổ chứng khoán VN30 trong giai đoạn 2012-2017, kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa sở hữu tổ chức và hiệu quả hoạt động của công ty trong khi mối quan hệ giữa sở hữu của ban quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty lại cho thấy kết quả cùng chiều và có ý nghĩa thống kê Từ khóa: Cơ cấu sở hữu, sở hữu ban quản trị, ở hữu chưc, chi phí đại diện. ABSTRACT This paper aims to examine the relationship between ownership structure in terms of institutional and managerial ownership and firm performance. Using fixed effect model and the data-set of companies listed in the VN30 basket of Vietnamese stock exchange in the period of 2012-2017, the results show a statistically significant negative relationship between institutional ownership and firm performance while a positive relationship between managerial ownership and firm performance at significant level. Key words: Ownership structure, managerial ownership, institutional ownership, agency cost. 1. Giới thiệu Có một thực tế rằng, tồn tại những loại hình công ty được quản lý bởi những người không phải chủ sở hữu thực sự của nó, Berle và Means (1932) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên nhấn mạnh sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành tồn tại trong môi trường doanh nghiệp và có tác động tiêu cực đến giá trị của công ty. Các nhà quản lý được hưởng lợi từ việc khai thác các nguồn lực của công ty để phục vụ cho mục đích của mình. Hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu lên giá trị của công ty được nhấn mạnh bởi lý thuyết chi phí đại diện (Jensen và Meckling, 1976), trong đó đề cập đến việc các nhà quản lý đưa ra những quyết định không hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ đông. Tuy nhiên, khi các thành viên hội đồng quản trị sở hữu số lượng cổ phần đáng kể, chi phí đại diện sẽ được giảm thiểu nhờ vào sự điều chỉnh các động cơ tài chính giữa các nhà quản lý và chủ sở hữu (Fama và Jensen, 1983). Cấu trúc vốn và cơ cấu sở hữu đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như sự tăng trưởng của công ty. Cổ đông là những người chủ sở hữu thật sự của công ty, vì tỷ lệ sở hữu cũng như các quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động của công ty. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cũng như cơ cấu vốn của công ty (Pirzadan và ctg., 2015). Do đó, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông này sẽ là một chỉ báo quan trọng về hiệu quả hoạt động và các chiến lược điều hành nhằm đảm bảo tính ổn định và giảm thiểu các kết quả tiêu cực có thể ảnh hưởng đến công ty. Nghiên cứu về chủ đề mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu đối với cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, các kết quả nghiên cứu đều chưa nhất quán; bên cạnh đó, nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. 773 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bài nghiên cứu hướng đến 2 mục tiêu chính như sau: - Mục tiêu 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu của các cổ đông tổ chức và hiệu quả hoạt động của công ty. - Mục tiêu 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu của các cổ đông là ban quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty. 2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.1. Lý thuyết nền tảng Cấu trúc vốn giữ vai trò quan trọng đối với một công ty khi nó liên quan đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các cổ đông. Modigliani và Miller (1985) là những người đầu tiên nghiên cứu chủ đề về cấu trúc vốn và cho rằng cấu trúc vốn không giữ vai trò quyết định đối với giá trị và hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, Lubatkin và Chatterjee (1994) cũng như những nghiên cứu khác lại chứng minh về sự tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị của công ty. Modigliani và Miller (1963) cho thấy mô hình nghiên cứu của họ không hiệu quả nếu như xem xét ảnh hưởng của thuế, vì lợi ích mang lại từ thuế trên các khoản thanh toán lãi vay sẽ làm tăng giá trị của công ty khi vốn chủ sở hữu được thay bằng nợ. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây, đề tài liên quan đến ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị của công ty không còn thu hút được sự quan tâm của các tác giả. Thay vào đó, họ lại nhấn mạnh mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và cơ cấu sở hữu liên quan đến tác động của việc đưa ra những quyết định chiến lược của các nhà quản lý cấp cao (Hitt, Hoskisson và Harrison, 1991). Các quyết định này sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty (Jensen, 1986). Ngày nay, vấn đề chính đối với cấu trúc vốn chính là giải quyết mâu thuẫn về nguồn lực của công ty giữa các nhà quản lý và chủ sở hữu (Jensen, 1989). Các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình tăng trưởng kinh tế Cơ cấu sở hữu Sở hữu ban quản trị Sở hữu chức Chi phí đại diệnTài liệu liên quan:
-
5 trang 135 0 0
-
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 131 0 0 -
124 trang 112 0 0
-
346 trang 105 0 0
-
Chủ nghĩa hướng ngoại và ý định mua hàng ngoại của người tiêu dùng đô thị Việt Nam
14 trang 82 1 0 -
Khung hướng dẫn số 4480/BKHĐT-TH 2013
76 trang 44 0 0 -
9 trang 44 0 0
-
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế
14 trang 42 2 0 -
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - TS. Đinh Văn Hải
200 trang 39 0 0 -
21 trang 38 0 0