Danh mục

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 513.75 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội và có sức lan tỏa nhanh chóng đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là “xương sống” của nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn của cuộc cách mạng này: Công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực yếu kém, chưa có sự quan tâm đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Bùi Văn Bằng, Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt kinh tế , chính trị, xã hội và có sức lan tỏa nhanh chóng đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là “xương sống” của nền kinh tế c ng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn của cuộc cách mạng này: Công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực yếu k m, chưa có sự quan tâm đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày càng tăng mạnh thì các doanh nghiệp này cần phải làm gì để để sớm khắc phục những hạn chế còn tồn tại cố hữu nhằm tận dụng được các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. Từ khóa: Công nghiệp 4.0; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nguồn nhân lực chất lượng cao. INFLUENCE OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ON SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM Abstract: The industrial revolution 4.0 is having a strong impact on all economic, political and social aspects and to spreading rapidly to many countries around the world, including Vietnam. Vietnamese small and medium enterprises are the backbone of the economy wich will also be greatly affected by this revolution: Backward technology, poor quality of human resources, no attention to the industrial revelution 4.0. With a growing number of small and medium enterprises in Vietnam, what should these businesses do to overcome the inherent shortcomings in order to take advantage of the opportunities that the Industrial Revolution 4.0 bring. Key words: Industry 4.0; Small and medium enterprises; High quality human resources 1. Đặt vấn đề Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố trong cuộc họp báo về kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy: ―Tính đến 1/1/2017 cả nước có 518.000 doanh nghiệp thực tế đang tồn tại, tăng 176.000 doanh nghiệp và gấp 1,5 lần so với năm 2012; trong đó có 505.000 doanh nghiệp thực tế hoạt 549 INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 động. Khối doanh nghiệp cũng thu hút 14 triệu lao động, tăng 28,5% so với năm 2012; trong đó 14 triệu lao động thuộc các doanh nghiệp thực tế hoạt động. Thời kỳ 2012-2017, bình quân hàng năm số lượng doanh nghiệp tăng 8,7%, lao động tăng hơn 5%. Xét theo quy mô lao động, tính đến thời điểm 1/1/2017 cả nước có hơn 10 nghìn doanh nghiệp lớn (tăng 29% so với năm 2012), nhưng quy mô chỉ chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp, giảm so với 2,3% của năm 2012. Doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tới 65,5% và chiếm 74% tổng số doanh nghiệp‖[9]. Điều này cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã tăng đáng kể so với năm 2012 và quy mô đang ngày càng nhỏ dần. Cùng với đó, CIEM cho rằng điều kiện môi trường hạn chế đã dẫn đến việc DNNVV sử dụng nguồn lực không hiệu quả [5]. 2. Những vấn đề về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Lịch sử thế giới loài người đã diễn ra bốn cuộc cách mạng công nghiệp gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người (Hình 2.1). Hình 2.1: Bốn cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử loài người Nguồn:[8] - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đánh dấu sự chuyển đổi từ phát triển nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, trong đó sự ra đời và phát triển của động cơ hơi nước giữ vai trò trung tâm, là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai lại được khởi xướng từ cuối thế kỷ 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20, gắn liền với việc tăng trưởng mạnh những ngành công nghiệp sẵn có từ trước, đồng thời mở rộng thêm những ngành mới như ngành điện, ngành thép, ngành dầu khí…. Việc 550 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 phát minh và đưa điện năng vào trong sản xuất là đòn bẩy cho sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. - Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối. Đến cuối thế kỷ 20, các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này. - Kế thừa những thành tựu của ba cuộc cách mạng trên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ra đời từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số,. Bắt đầu năm 2013, một từ khóa mới là ―Công nghiệp 4.0‖ bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di độn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: