Danh mục

Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đến nấm thán thư hại ớt (Colletotrichum gloeosporioides) và chuối (Colletotrichum musae) ở điều kiện in vitro

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 607.16 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc diệt nấm có nguồn gốc hóa học ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nên việc tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học có khả năng kháng nấm trên rau quả đang là vấn đề được quan tâm. Một số dịch chiết có nguồn gốc tự nhiên, chứa các chất có hoạt tính sinh học cao như dịch chiết tỏi đã được sử dụng để kháng nấm thán thư hại ớt (Colletotrichum gloeosporioides) và chuối (C. musae).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đến nấm thán thư hại ớt (Colletotrichum gloeosporioides) và chuối (Colletotrichum musae) ở điều kiện in vitro ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT TỎI ĐẾN NẤM THÁN THƯ HẠI ỚT (Colletotrichum gloeosporioides) VÀ CHUỐI (Colletotrichum musae) Ở ĐIỀU KIỆN IN VITRO Nguyễn Thỵ Đan Huyền1 Lê Thanh Long2 Tóm tắt: Thuốc diệt nấm có nguồn gốc hóa học ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nên việc tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học có khả năng kháng nấm trên rau quả đang là vấn đề được quan tâm. Một số dịch chiết có nguồn gốc tự nhiên, chứa các chất có hoạt tính sinh học cao như dịch chiết tỏi đã được sử dụng để kháng nấm thán thư hại ớt (Colletotrichum gloeosporioides) và chuối (C. musae). Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đến hình thái tản nấm, sự hình thành sinh khối đã được xác định thông qua đường kính tản nấm, sinh khối khô sợi nấm và sự ức chế bào tử nảy mầm ở điều kiện in vitro. Dịch chiết tỏi ở nồng độ 0,5% đã ức chế 79,29% và 61,45% đường kính tản nấm sau 192 giờ nuôi cấy. Nồng độ dịch chiết tỏi 1% ức chế 100% sự tạo thành sinh khối sợi nấm sau 168 giờ. Quan sát dưới kính hiển vi sau 12 giờ cho thấy dịch chiết tỏi 1% ức chế hoàn toàn sự nảy mầm bào tử nấm thán thư. Từ khóa: Dịch chiết tỏi, ớt, chuối, Colletotrichum gloeosporioides, C. musae, bệnh thán thư 1. Mở đầu Ở Việt Nam, chuối và ớt là hai mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến hầu hết ở các tỉnh. Ngoài ra, chuối hiện nay còn là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng. Tuy nhiên, cả hai loại quả này đều có thời hạn bảo quản ngắn và dễ bị tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng. Bệnh thán thư do nấm C. gloeosporioides gây ra trên ớt và nấm C. musae gây ra trên chuối là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại sau thu hoạch (Vũ Triệu Mân, 2007). Phương pháp phổ biến để kiểm soát bệnh thán thư hiện nay là sử dụng chất hóa học. Tuy nhiên phương pháp này gây hại cho môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Còn biện pháp canh tác thủ công dù thân thiện với môi trường nhưng tốn nhiều công sức và thời gian. Dịch chiết tỏi (thuộc nhóm Allium) từ lâu đã có những công dụng đặc biệt quan trọng trong đời sống hàng ngày, chúng được sử dụng dưới dạng gia vị, các bài thuốc cổ truyền chống các bệnh như đau bụng, cảm cúm, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường, lão hóa… Ngày nay, chúng được nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kháng nấm, kháng khuẩn đem lại hiệu quả rất rõ rệt và được nhiều nhà khoa học                                                              1 ThS, Trường Đại học Nông lâm Huế ThS, Trường Đại học Nông lâm Huế 2 ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT TỎI ĐẾN NẤM THÁN THƯ HẠI ỚT… trên thế giới công nhận (Serge Ankri và David Mirelman, 1999; Lê Thanh Long và Nguyễn Hiền Trang, 2012). Mặc dù các dịch chiết có nguồn gốc tự nhiên như dịch chiết tỏi, gừng, hành… có hoạt tính sinh học mạnh, có tiềm năng kháng nấm, kháng khuẩn trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng việc sử dụng dịch chiết tỏi như một chất ức chế, phòng chống bệnh sau thu hoạch cho ớt và chuối chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Mục tiêu của bài báo là tiến hành đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đến sự hình thành, phát triển của nấm C. gloeosporioides và nấm C. musae ở điều kiện in vitro. 2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu + Vật liệu - Tỏi trắng (Allium sativum) được mua từ các siêu thị ở thành phố Huế có độ ẩm 75 ± 2%. - Nấm Colletotrichum musae gây bệnh thán thư hại chuối và nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư hại ớt được cung cấp bởi phòng thí nghiệm Vi sinh, khoa Cơ khí - Công nghệ, trường Đại học Nông Lâm - Huế. Nấm được nuôi cấy trên môi trường PDA (potato dextrose agar) ở 280C. Sau 7 ngày nuôi cấy, sử dụng nước cất vô trùng để thu bào tử. Dịch bào tử thu được lọc qua vải vô trùng để loại bỏ sợi nấm. - Các hóa chất thông thường đạt tiêu chuẩn phân tích. + Thu nhận dịch chiết tỏi Tỏi được bóc vỏ và đem nghiền nhỏ trong cối sứ, sau đó vắt lấy dịch. Pha loãng dịch tỏi với nước cất đã vô trùng thành các nồng độ (v/v): 0%, 0,5%, 1%, 1,5%, 2% (Ngô Thị Mai Vi, 2009). Phương pháp nghiên cứu • Xác định ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đến sự phát triển đường kính tản nấm C. gloeosporioides và C. musae Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đến sự phát triển đường kính tản nấm được xác định theo Yao và Tian (2005) với một số điều chỉnh. Dịch chiết tỏi được hòa trộn với môi trường PDA (ở 50 - 55oC) để đạt được nồng độ dung dịch cuối là 0,5, 1, 1,5 và 2% và đổ vào đĩa petri Φ 9 vô trùng với tổng thể tích 18 ml/đĩa petri. Khi agar đông đặc, cắt 1 mẫu nấm kích thước 2 mm2 ở rìa tản nấm cho vào giữa đĩa petri và nuôi ở 280C. Theo dõi và đo đường kính tản nấm 2 ngày/lần bằng thước đo điện tử. Hiệu lực ức chế được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) ức chế tốc độ phát triển của đường kính khuẩn lạc PIRG % (percentage inhibition of radial growth) (Al. Hetar M. Y et al (2011)).   51 NGUYỄN THỴ ĐAN HUYỀN – LÊ THANH LONG PIRG (%) = 100 Trong đó: R1: Đường kính tản nấm ở công thức đối chứng. R2 : Đường kính tản nấm ở công thức thí nghiệm. • Xác định ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đến sự hình thành sinh khối nấm C. gloeosporioides và C. musae Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi đến sự hình thành sinh khối nấm được tiến hành trong các bình tam giác 100 ml. Dịch chiết tỏi được hòa trộn với môi trường ½ PDB để đạt được nồng độ dung dịch cuối là 0,2; 0,4; 0,6; 0,8 và 1% được cho vào bình tam giác 100 ml đã vô trùng với tổng thể tích 50 ml/ bình tam giác. Cắt 1 mẫu nấm thán thư kích thước 2 mm2 ở rìa tản nấm cho vào bình tam giác, bịt kín miệng bình và giữ mẫu trong tủ lắc 7 ngày (168 giờ). Sau thời gian nuôi, mẫu được lấy ra lọc, sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 550C (trong thời gian khoảng 7 giờ) và cân sinh khối khô của nấm ở từng công thức thí nghiệm. + Hiệu lực ức chế sinh khối sợi nấm khô (Đỗ Tấn Dũng (2007)): I (%) = C −T × 100 C Trong đó: C: Sinh khối khô của nấm ở công thức đối chứng (không xử lí dịch chiết). T: Sinh khối khô của nấm ở công thức thí nghiệm. • Xác định ảnh hư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: