Danh mục

Ảnh hưởng của giáo dục đến sự hình thành tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh giai đoạn 1809-1911

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 440.74 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh là đối tượng được nhiều học giả nghiên cứu. Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh giai đoạn 1890 - 1911 không thể không làm rõ nhân tố quan trọng nhất, đó là những ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục tác động tới suy nghĩ và hành động ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành sau này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của giáo dục đến sự hình thành tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh giai đoạn 1809-1911 ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1809-1911 PHAN MINH CHIẾN Khoa Giáo dục Chính trị Tóm tắt: Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh là đối tượng được nhiều học giả nghiên cứu. Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh giai đoạn 1890 - 1911 không thể không làm rõ nhân tố quan trọng nhất, đó là những ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục tác động tới suy nghĩ và hành động ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành sau này. Từ khóa: Giáo dục, tư tưởng yêu nước, Hồ Chí Minh 1. MỞ ĐẦU Nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn Pháp thuộc nhất là giáo dục nhà trường có nhiều ảnh hưởng sâu sắc tác động tới sự hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh. Với trí tuệ mẫn thiệp Người đã tiếp thu và chọn lọc những gì đã học được từ các ngôi trường trong giai đoạn 1890 - 1911 để rồi có quyết định thay đổi vận mệnh của đất nước đó lên tàu xuất dương đi tìm con đường giải phóng cảnh áp bức bóc lột cho dân tộc mình. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của giáo dục đến sự hình thành tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh giai đoạn 1809-1911” là một vấn đề cần thiết để làm sáng tỏ hơn những tác động của giáo dục nhà trường tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài còn góp phần quan trọng trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách và nhân cách Hồ Chí Minh”; đồng thời hình thành tư tưởng yêu nước, lối sống cao đẹp cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Huế. 2. BỐI CẢNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1890-1911 Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp, Đức và một số nước khác ở Tây Âu. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa. Các nước đế quốc tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa và đã căn bản hoàn thành việc phân chia thế giới. Và cũng tại đây, phong trào công nhân phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt. Cùng thời gian này, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, giữa lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến trở nên gay gắt. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này có viết: “Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam. Bọn vua quan và phong kiến đê tiện và hèn nhát đầu hàng và câu kết với bọn đế quốc để tiếp tục nô dịch nhân dân Việt Nam nhiều hơn, khiến nhân dân Việt Nam khổ cực Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 209-214 210 PHAN MINH CHIẾN không kể xiết. Nhưng đại bác của bọn đế quốc không thể át tiếng nói yêu nước của nhân dân Việt Nam… Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam” [1, tr. 313-314]. Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,Hồ Chí Minh đã tóm lượt tất cả những gì mà thực dân Pháp dưới danh nghĩa “khai sáng văn minh” đã gây ra cho nhân dân Việt Nam: Về chính trị - Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những pháp luật dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu, cồn, để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế - Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta được giầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn [4, tr. 1]. Dưới ách cai trị của mình, thực dân Pháp ban hành các chính sách vô cùng hà khắc, ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống người dân nước ta. Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược có những thay đổi vô cùng to lớn. Các trường học dạy tiếng Pháp được lập ra và truyền bá những văn hóa Pháp (chủ yếu truyền bá văn hóa nô dịch, phản động, khuyế ...

Tài liệu được xem nhiều: