Danh mục

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÀY DÉP ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀN CHÂN

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.67 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giày dép đã được định nghĩa rất cụ thể trong tự điển Robert (Pháp), là phần trang phục bao bọc và bảo vệ bàn chân. Không như da trên thân, bàn chân cần được bảo vệ đặc biệt trước những tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, nắng, gió, mặt đất gồ ghề, đá sỏi, gai góc v.v… Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về thẩm mỹ trong trang phục ngày càng được quan tâm, tính thời trang trong trang phục nói chung và giày dép nói riêng hiện đang được đặt nặng đến mức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÀY DÉP ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀN CHÂN ẢNH HƯỞNG CỦA GIÀY DÉP ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀN CHÂNGiày dép đã được định nghĩa rất cụ thể trong tự điểnRobert (Pháp), là phần trang phục bao bọc và bảo vệbàn chân. Không như da trên thân, bàn chân cần đượcbảo vệ đặc biệt trước những tác nhân bên ngoài nhưnhiệt độ, nắng, gió, mặt đất gồ ghề, đá sỏi, gai góc v.v…Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về thẩm mỹ trong trangphục ngày càng được quan tâm, tính thời trang trong trang phục nóichung và giày dép nói riêng hiện đang được đặt nặng đến mức ngườita quên đi chức năng ban đầu của nó. Nhiều nhà tạo mẫu đôi khi xemnhẹ hay bỏ quên một số quy tắc bắt buộc và đặc điểm sinh lý của bànchân con người, làm cho giày dép không những mất đi chức năng bảovệ mà thậm chí còn trở thành tác nhân gây hại cho người sử dụng.Ởcác nước tiên tiến, người ta có hẳn những nhà sản xuất giày vớ chuyêndùng cho những bàn chân “có vấn đề” (như hình dạng bất thường, daquá nhạy cảm, có bệnh lý ở bàn chân, mang chi giả v.v...).Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề cơ bảnvề đặc điểm phân loại bàn chân, chức năng sử dụng của một vài loạigiày cơ bản, một số bệnh lý, cùng những quy tắc cần thiết khi chọn lựacác loại giày dép thường dùng trong sinh hoạt.PHÂN LOẠI BÀN CHÂN Có nhiều cách phân loại bàn chân, nhưng chúng tôi chỉ nêu một vàicách đơn giản và có liên quan nhiều đến việc sử dụng giày dép.Phân loại theo hình dạng- Bàn chân Ai Cập: ngón cái dài nhất (56%).- Bàn chân Hy Lạp: ngón 2 dài nhất (16%).- Bàn chân vuông: ngón 2 và ngón 3 bằng nhau.- Bàn chân hỗn hợp: ngón út và ngón cái xòe ra như nan quạt.- Bàn chân người tiền sử: hai ngón cái xòe và chĩa vào nhau (bàn chângiao chỉ).Phân loại theo lòng bàn chân:- Bàn chân bình thường: có phần hõm tương ứng với vòm chân ở trên vàphần tiếp xúc với mặt đất nằm ở rìa ngoài, chiếm khoảng 2/3 diện tíchlòng bàn chân.- Bàn chân lõm: diện tích phần hõm có thể chiếm gần 50% diện tíchlòng bàn chân.- Bàn chân bằng (hay bàn chân bẹt): gần như toàn bộ diện tích lòng bànchân áp sát mặt đất khi ta đứng thẳng.Ngoài ra, còn có một số đặc điểm khác cần lưu ý để chọn loại giày phùhợp, như phần vòm hay gót chân quá nhô, các mấu khớp lồi dọc theo haicung trong và ngoài của bàn chân v.v...SINH LÝ BÌNH THƯỜNG CỦA BÀN CHÂN KHI DI CHUYỂNKhung xương bàn chân được sắp xếp thành hai tam giác, tam giác lớn ởphía sau gọi là tam giác tĩnh và tam giác nhỏ ở khu vực các ngón chângọi là tam giác động, do tính chất chuyển động của bàn chân khi chúngta di chuyển. Bình thường khi đi, mặt phẳng của lòng bàn chân sẽ uốntheo bước chân, tạo thành một góc giữa bàn chân và các ngón chân -thay vì là một mặt phẳng khi ta đứng yên. Đây chính là lý do gây đaukhi đi bộ do mang giày có phần đế phía trước hoặc da vùng mũi giày quácứng, không đủ độ mềm dẻo để uốn theo bàn chân.PHÂN LOẠI GIÀY1. Cấu trúc chung của giàyGiày gồm 2 phần trước và sau.- Đế giày (cambrure).- Khung đế (cambrion): giữ vững và đệm cho bàn chân khi di chuyển.- Điểm hếch mũi giày (relevé du bout) tạo thuận lợi cho bước chân.- Đầu cứng (bout dur) ở mũi giày bảo vệ các ngón chân.- Trụ áp gót (contrefort)- Gót (pavé).2. Đặc điểm cần lưu ý ở giày phụ nữRất đa dạng và khác nhau trong từng phần- Chiều cao thay đổi.- Độ rộng của gót (pavé): diện tiếp xúc gót chân với mặt đất.- Độ chéo trước của gót: độ dốc.- Hạ gót (abattage).3. Một số loại giày cơ bản- Ballerine (giày Ba-lê): phù hợp với người có lòng bàn chân chắc vàbàn chân mềm dẻo.- Escarpin (giày cao gót): phù hợp bàn chân Hy Lạp và không thích hợpvới cử động mạnh (chạy, nhảy).- Charles IX: giày cao gót có thêm quai ngang nên giữ chắc bàn chân vàgiảm ma sát vùng sau, giúp đi lại dễ dàng, cho phép di chuyển mạnh vànhanh hơn.- Salomé: Charles IX có thêm quai dọc.- Mocassin (giày mọi): dễ mang, khuyên dùng cho người có vấn đề vềbàn tay hay cột sống (không cần cúi xuống hay cột dây).- Derby (giày đế thấp thông thường): phù hợp với hầu hết các loại bànchân.giày dép này kéo dài nhiều giờ trong ngày, nhất là khi phải làm việc ở tưthế đứng, hay đối với người bị tiểu đường thì có thể gây tổn hại cho bànchân. ...

Tài liệu được xem nhiều: