Danh mục

Ảnh hưởng của hạt nano bạc lên sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa cát tường (Eustoma russellianum) in vitro

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 920.04 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ảnh hưởng của hạt nano bạc lên sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa cát tường (Eustoma russellianum) in vitro tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của hạt nano bạc lên một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cây hoa cát tường (Eustoma russellianum) giai đoạn nhân nhanh chồi và ra rễ trong nuôi cấy mô, định hướng ứng dụng nano bạc trong sản xuất giống cây này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của hạt nano bạc lên sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa cát tường (Eustoma russellianum) in vitroBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0050 ẢNH HƯỞNG CỦA HẠT NANO BẠC LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÁT TƯỜNG (Eustoma russellianum) IN VITRO Đào Thị Sen1,*, Lê Thị Thuỷ1, La Việt Hồng2, Nguyễn Thị Lan Hương1 Tóm tắt. Nano bạc (AgNPs) nhờ tác dụng sinh lí nổi bật đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các nồng độ AgNPs đến sự nhân chồi và ra rễ của cây hoa cát tường in vitro được đánh giá. Chồi hoa cát tường in vitro cao 3 cm là nguồn nguyên liệu. Kết quả sau 5 tuần nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy cơ bản bổ sung AgNPs với các nồng độ 2, 4, 8 ppm cho thấy hạt AgNPs có tác dụng trong sự phát sinh chồi, tăng trưởng của chồi ở cây hoa cát tường in vitro ở nồng độ thấp (1 - 4 ppm). Trong giai đoạn tăng trưởng chồi, công thức bổ sung 4 ppm AgNPs cho hiệu quả cao nhất với sự tăng trưởng về chiều cao chồi gấp 1,2 lần (đạt 5,87 cm) so với công thức đối chứng không bổ sung AgNPs; công thức bổ sung 2 ppm AgNPs cho số rễ phát sinh đạt cao nhất, đạt 18,25 rễ/chồi và hàm lượng diệp lục a, b cao nhất, đạt lần lượt 1,12 mg.g-1; 0,40 mg.g-1. Từ khóa: Diệp lục, Eustoma russellianum, nano bạc, phát triển, sinh trưởng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây hoa cát tường (Eustoma russellianum) là một loại cây trồng khá mới mẻ ở ViệtNam cũng như với thị trường quốc tế, chúng nhanh chóng được xếp là một trong mườiloại hua cắt cành hàng đầu của thế giới do hoa của chúng có hình dáng giống hoa hồng,còn độ bền tốt với nhiều màu sắc khác nhau (Kunitake et al., 1995). Ở Việt Nam, cáttường cũng được xếp là loại hoa cắt cành đẹp và giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Đây làloài hoa được cho là tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng có nhu cầu sử dụngngày càng lớn và là loài hoa xuất khẩu có giá trị. Cây hoa cát tường thường được nhân lênbằng hạt hoặc cắt cành. Việc nhân giống từ hạt dẫn đến cây trong sản xuất không đồngđều, thời điểm ra hoa, chiều cao cây cũng như số hoa/cây cũng rất biến động. Đã có mộtsố nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro hoa cát tường ở Việt Nam và trênthế giới. Cây hoa cát tường có thể được vi nhân giống từ các nguồn mẫu khác nhau nhưthân và lá (Mai Thi Hong et al., 2018), chồi đỉnh (Kaviani & Bahari, 2019). Sự thành côngcủa một quy trình vi nhân giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong suốt quá trình nuôi cấynhư kiểu gen, trạng thái hoá lý của môi trường nuôi cấy, chất điều hoà sinh trưởng thựcvật và kiểu mẫu (Duong et al., 2010). Gần đây, công nghệ nano đã nhận được nhiều sự quan tâm trong các lĩnh vực khoahọc và công nghệ. Hạt nano (NP) đã được ứng dụng thành công trong việc loại bỏ nguồn lâynhiễm vi sinh vật ở mẫu cấy và có vai trò tích cực trong cảm ứng mô sẹo, phát sinh cơ quan,phát sinh phôi soma, vô tính soma biến dị, biến đổi di truyền và thứ cấp sản xuất chất 1 Trường Đại học Sư pham Hà Nội 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 * Email: sendt@hnue.edu.vn462 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAMchuyển hóa (Kim và cộng sự). Trong số các vật liệu nano, hạt nano bạc (AgNPs) nhờ tácdụng sinh lý nổi bật đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Đối với cây trồng, ứngdụng quan trọng của AgNPs liên quan đến hoạt tính kháng khuẩn và dinh dưỡng của nó.Trong nuôi cấy mô thực vật, ngoài các báo cáo về hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, giảmnội nhiễm cao của AgNPs, một số nghiên cứu chỉ ra sử dụng AgNPs ở nồng độ phù hợp cókhả năng kích thích sinh trưởng, ra rễ, tạo chồi, tăng phát sinh mô sẹo, khối lượng tươi… ởmột số loài như cây Solanum nigrum, cây Rohida (Tecomella undulate), cây Vanillaplanifolia, cây Brassica juncea, cây hoa hồng…(Solgi, 2009; Liu, 2009; Dương Tấn Nhựt,2015). Theo Hegazi et al. (2021), nano bạc (AgNPs) ở nồng độ 5 mg.L-1 làm tăng tỉ lệ nảychồi, chiều dài chồi, số chồi/mẫu và số lá/chồi ở cây ô liu (Olea europaea L.). Ở cây hoacúc, AgNPs ảnh hưởng tới hàm lượng sắc tố trong lá cây in vitro, tuy nhiên kiểu ảnh hưởngkhác nhau giữa nhóm diệp lục và carotenoid (Tymoszuk et al., 2020). AgNPs nồng độ caolại có tác dụng không tốt với các chỉ tiêu tái sinh (Hegazi et al., 2021), xuất hiện sự khôngổn định di truyền ở cây tái sinh (Tymoszuk et al., 2020). Hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự bổ sung các hạt nano bạc vào môi trườngnuôi cấy cây cát tường in vitro. Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành đánh giá sự ảnhhưởng của hạt nano bạc lên một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây cây hoacát tường (Eustoma russellianum) giai đoạn nhân nhanh chồi và ra rễ trong nuôi cấymô, định hướng ứng dụng nano bạc trong sản xuất giống cây này.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật ...

Tài liệu được xem nhiều: