Danh mục

Ảnh hưởng của hoạt động CSR đến dự định mua của người tiêu dùng thế hệ Z: Trường hợp các doanh nghiệp thời trang nội địa tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 579.03 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ảnh hưởng của hoạt động CSR đến dự định mua của người tiêu dùng thế hệ Z: Trường hợp các doanh nghiệp thời trang nội địa tại Việt Nam đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đến dự định mua của người tiêu dùng thế hệ Z, trường hợp các doanh nghiệp thời trang nội địa tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của hoạt động CSR đến dự định mua của người tiêu dùng thế hệ Z: Trường hợp các doanh nghiệp thời trang nội địa tại Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG CSR ĐẾN DỰ ĐỊNH MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THẾ HỆ Z: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP THỜI TRANG NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM Nguyễn Lê Khánh Duy và Nguyễn Thị Hoàng Trang110 Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Lưu Thanh Tân TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đến dự định mua của người tiêu dùng thế hệ Z, trường hợp các doanh nghiệp thời trang nội địa tại Việt Nam. Nghiên cứu xem xét các tác động của bốn khía cạnh CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn đến dự định mua của người tiêu dùng. Nghiên cứu đã đạt được kết quả như sau: Thứ nhất, nghiên cứu đánh giá được sự phát triển của các hoạt động CSR trong ngành thời trang nội địa tại Việt Nam. Thứ hai, cả bốn khía cạnh CSR đều tác động trực tiếp tích cực đến dự định mua hàng của người tiêu dùng. Cuối cùng, nghiên cứu nhận thấy khía cạnh trách nhiệm nhân văn có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến dự định mua của người tiêu dùng thế hệ Z. Các kết quả này là nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động CSR nhằm tác động đến dự định mua hàng của người tiêu dùng. Từ khóa: Dự định mua hàng, bốn khía cạnh của CSR, ngành thời trang nội địa, người tiêu dùng thế hệ Z, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hiện nay đang là một đề tài được quan tâm bởi các nhà quản trị cũng như các nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây bởi tầm quan trọng của nó không chỉ đến với khách hàng mà còn đến với cả nhân viên và xã hội. Việc thực hiện tốt các hoạt động CSR là một trong những cách hiệu quả để nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của doanh nghiệp nhờ đó mà doanh nghiệp có thể nâng cao được vị thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác (Shafique và cộng sự, 2021) [13]. Theo một báo cáo tổ chức nghiên cứu 'Danh tiếng thương hiệu' Reputation Institute (2017) chỉ ra rằng có tới 91,4% khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu gắn liền với trách nhiệm xã hội và 84,3% khách hàng nói rằng họ vẫn sẽ lựa chọn tin tưởng các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội kể cả trong khủng hoảng. Như vậy, vai trò của CSR vô cùng quan trọng và thiết yếu nhưng việc thực hiện các hoạt động CSR hiện nay vẫn còn khá mới mẽ và chưa được quan tâm nhiều ở thị trường Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào 110 Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh. 3093 để áp dụng và thực hiện các hoạt động CSR một cách hiệu quả. Nhằm giải quyết các vấn đề trên, nghiên cứu này khám phá các yếu tố chính của CSR tác động đến dự định mua hàng của người tiêu dùng trong trường hợp các doanh nghiệp thời trang nội địa tại Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Theo Sheehy (2015) [14], trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một dạng hoạt động có quy tắc được các doanh nghiệp tự đưa ra nhằm giúp doanh nghiệp đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò là một doanh nghiệp nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức. Hơn nữa, CSR là một công cụ trong chiến lược kinh doanh cho phép doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh bằng cách kết hợp các mục tiêu học thuật và thương mại (Shafique và cộng sự, 2021)[13]. Mô hình bốn cấp bậc đã được Carroll (1991) [5] đề xuất, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các doanh nghiệp phải đáp ứng mọi khía cạnh của môi trường xã hội, bao gồm: kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện. Đây là mô hình duy nhất chỉ ra cách thức quản lý các hoạt động CSR nên rất có ý nghĩa đối với các nhà quản lý trong việc xây dựng các chiến lược CSR nằm trong các chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Hình 21: Mô hình kim tự tháp về CSR (Carroll,1991) Lý thuyết về dự định mua của người tiêu dùng Dự định mua được định nghĩa là khả năng mà người tiêu dùng cố gắng để mua một sản phẩm hay dịch vụ, hoặc được định nghĩa bởi cách thức mua hàng, nghĩa là mức độ ưa thích đối với một sản phẩm nào đó, điều mà người tiêu dùng nhận thức giữa việc đánh giá sản phẩm và hành vi thực sự mua sản phẩm đó. Turney và Littman (2003) [16] khẳng định rằng dự định mua của người mua sẽ dự đoán được công ty nào mà người đó có dự định mua hàng. Dự định mua có thể xem như là sự phản ánh của hành vi mua thật sự. Dự định mua càng lớn thì mong muốn mua một sản phẩm của người tiêu dùng càng lớn (Schiffman và Kanuk, 2000) [12]. 3094 Nhận thức của n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: