Danh mục

Ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 657.46 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu của nhóm tác giả được thực hiện để phân tích ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng gồm 374 doanh nghiệp đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), không bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết tại Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 457 ẢNH HƯỞNG CỦA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Nhi - Trần Ngọc Linh - Phan Trần Khánh Linh - Nguyễn Phương Trinh - Phùng Đức Nam Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt Nghiên cứu của nhóm tác giả được thực hiện để phân tích ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng gồm 374 doanh nghiệp đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), không bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Tác giả tiến hành hồi quy mô hình nghiên cứu theo phương pháp hồi quy định lượng (GMM). Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi và mức độ đầu tư của các công ty đang bị kiệt quệ tài chính là khác nhau, và xu hướng đầu tư dưới mức phụ thuộc vào cơ hội đầu tư sẵn có của công ty. Do đó, những công ty tin rằng tận dụng các khoản đầu tư thêm có thể giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Nhóm tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ hữu ích cho các nhà quản lý trong việc phân tích tác động của kiệt quệ tài chính đến hoạt động đầu tư của các công ty, đồng thời hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả nhất. Từ khoá: Kiệt quệ tài chính, quyết định đầu tư. IMPACT OF FINANCIAL DISTRESS ON THE INVESTMENT BEHAVIOR OF LISTED COMPANIES IN VIETNAM Abstract This research analyzes the impact of financial distress on the investment behavior of listed companies in Vietnam. The analysis includes 374 companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE) and the Hanoi Stock Exchange (HNX), excluding companies in the financial sectors (banking, insurance, real estate) during the period from 2016 to 2020. The authors carried out a regression of the research model by Generalized Method of Moments (System-GMM). The results show that the influence of financial distress on investment is different depending on the investment opportunities available to companies. So, companies in difficulties with fewer opportunities have the greatest propensity to under-invest, while firms in difficulties with better opportunities do not present different investment behavior than healthy companies. The team hopes that the results will be useful for managers in analyzing 458 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán the impact of financial distress on companies' investment activities and at the same time support making investment decisions in the most effective way. Keywords: financial distress, investment behaviour. 1. Giới thiệu Kiệt quệ tài chính là tình trạng một công ty hoặc một cá nhân không thể tạo ra đủ doanh thu hoặc thu nhập, khiến họ không thể đáp ứng hoặc thanh toán các nghĩa vụ tài chính của mình. Hiện nay, với tình hình đại dịch COVID-19 đang hoành hành thì số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và dẫn đến phá sản sẽ ngày càng tăng cao, gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế chung cả nước. Trước khi xảy ra phá sản, doanh nghiệp sẽ rơi vào một giai đoạn gọi là “kiệt quệ tài chính”. Thuật ngữ “ kiệt quệ tài chính” của doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu nói đến như một trạng thái, một giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp phát sinh từ trước thời điểm doanh nghiệp tuyên bố phá sản đến lúc doanh nghiệp phá sản. Vì vậy, việc sớm nhận diện khả năng doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính là một điều rất cần thiết, vì nó giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định phù hợp nhằm chủ động điều chỉnh, cải thiện kết quả hoạt động và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà đầu tư và các chủ nợ có một thước đo đầy đủ đánh giá mức độ rủi ro mà họ phải gánh chịu khi công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng và giảm thiểu những tổn hại do kiệt quệ tài chính gây ra. Đó là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết tại Việt Nam”. Hầu hết các nghiên cứu về kiệt quệ tài chính đều được thực hiện tại Mỹ và các nước Châu Âu. Tại Việt Nam, chủ đề này vẫn còn khá mới mẻ và chỉ được thực hiện bởi một số ít các nhà nghiên cứu và cộng sự trong nước. Xuất phát từ những thực tại cấp thiết nói trên, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra mô hình đo lường được ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết tại Việt Nam một cách chính xác và phù hợp nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi và mức độ đầu tư của các công ty đang bị kiệt quệ tài chính là khác nhau, và xu hướng đầu tư dưới mức phụ thuộc vào cơ hội đầu tư sẵn có của công ty. Do đó, những công ty tin rằng tận dụng các khoản đầu tư thêm có thể giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Khác với những nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chỉ tập trung vào phân tích về ảnh hưởng của hạn chế tài chính đến quyết định đầu tư thì trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đi sâu vào phân tích tác động của kiệt quệ tài chính. Trong đó, để nghiên cứu cách các công ty ra quyết định đầu tư như thế nào khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì việc phân tích một số lượng lớn công ty thuộc nhiều ngành nghề và có quy mô khác nhau là rất cần thiết, vì vậy nhóm tác giả đã đưa vào biến giá trị tài sản đầu kỳ - K để kiểm soát tính không đồng nhất về quy mô của các công ty. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 459 2. Cơ sở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: