Ảnh hưởng của người Thái đối với khu vực Đông Nam Á lục địa thông qua vai trò của vương quốc Ayutthaya
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 379.67 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Người Thái di cư tới Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên, rải rác trong các thế kỉ VII đến X và thực sự mạnh mẽ vào thế kỉ XIII. Cũng từ đây, sự xuất hiện của người Thái đã tạo ra những thay đổi lớn, những biến cố đối với lịch sử, chính trị, kinh tế… của khu vực Đông Nam Á, nhất là khu vực Đông Nam Á lục địa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của người Thái đối với khu vực Đông Nam Á lục địa thông qua vai trò của vương quốc AyutthayaTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 43 - 49ẢNH HƢỞNG CỦA NGƢỜI THÁI ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM ÁLỤC ĐỊA THÔNG QUA VAI TRÕ CỦA VƢƠNG QUỐC AYUTTHAYALường Hoài Thanh6Trường Đại học Tây BắcTóm tắt: Người Thái di cư tới Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên, rải rác trong các thế kỉ VIIđến X và thực sự mạnh mẽ vào thế kỉ XIII. Cũng từ đây, sự xuất hiện của người Thái đã tạo ra những thay đổilớn, những biến cố đối với lịch sử, chính trị, kinh tế… của khu vực Đông Nam Á, nhất là khu vực Đông Nam Álục địa. Với tác động to lớn, người Thái đã để lại những dấu ấn đối với đời sống khu vực, trở thành một trongnhững trạm trung chuyển trung gian về kinh tế, văn hóa Đông - Tây, trung tâm Phật giáo Theravada ĐôngNam Á…Từ khóa: Tai (Thái), Siam, Ayutthaya, Đông Nam Á.1. Đặt vấn đềSự xuất hiện của người Thái vào thế kỉ XI, XII, đặc biệt là thế kỉ XIII đã tạo ra nhiềubiến đổi to lớn đối với khu vực Đông Nam Á lục địa. Bên cạnh các quốc gia lớn đã tồn tạitrước đó như Đại Việt, Campuchia (thời kì Ăngco) còn hầu hết các quốc gia khác đều đangtrong giai đoạn bước đầu phát triển. Người Thái dù là tộc người đến sau nhưng theo nhận địnhcủa nhiều học giả, người Thái đã mang tới một “nguồn sinh lực” mới đối với toàn khu vực.Sự xuất hiện của người Thái đã đem lại những tác động và ảnh hưởng lớn tới khu vực ĐôngNam Á lục địa trên nhiều lĩnh vực cả về lịch sử tộc người, văn hóa cũng như chính trị xã hội.Người Thái được coi như một nhân tố mới góp phần làm thay đổi cục diện khu vực với sựxuất hiện một loạt các vương quốc của người Thái, lớn mạnh tại lưu vực Mênam nhưSukhothai, Ayutthaya hay Vương quốc Lạn Xạng tại Lào...Với ảnh hưởng to lớn đó, trong cácthế kỉ tiếp theo, người Thái đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử khu vực, các vươngquốc Thái, nhất là Ayutthaya được coi như một trạm trung chuyển quốc tế quan trọng (trongcác thế kỉ XV, XVII, XVII), là trung tâm của Phật giáo Đông Nam Á...2. Nội dung2.1. Ảnh hưởng về lịch sử - chính trịThế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á, nhất là Đông Nam Á lục địa chứng kiến nhiều biếnđộng lịch sử to lớn. Khi người Mông Cổ tấn công và xâm lược Trung Quốc, mở ra triều đạinhà Nguyên thì vó ngựa xâm lược đã mở rộng ra toàn lục địa Á - Âu. Tại khu vực Đông NamÁ, nhà Nguyên đã nhiều lần đem quân tấn công nhưng bất thành, đặc biệt là 3 lần đánh thắngNguyên Mông của quân dân nhà Trần khiến cho con đường Nam tiến của quân Nguyên bịchặn đứng. Dù chiếm được Mianam (1287) nhưng cũng chỉ duy trì được sự thống trị trongmột thời gian ngắn. Cùng với vó ngựa xâm lược của quân Nguyên Mông, một làn sóng di cưmạnh mẽ của cư dân Thái từ Trung Quốc xuống phía Nam cũng diễn ra “sôi sục”. Với lànNgày nhận bài: 21/4/2017. Ngày nhận đăng: 3/8/20176Liên lạc: Lường Hoài Thanh, e - mail: hoaithanh.tbt@gmail.com43sóng di cư mạnh mẽ ấy, người Thái đã chiếm lĩnh những vùng đất trống, chưa người sinhsống tại Đông Nam Á hay cộng cư với các cư dân bản địa để hình thành nên các cộng đồng cưdân mới tại khu vực này. Dù là tộc người đến sau, từng bị o ép và chịu sự thống trị của đế chếKhmer nhưng người Thái đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng chứng tỏ được ảnh hưởngcủa mình đối với tiến trình lịch sử khu vực khi một loạt các vương quốc của người Thái đượcthành lập ở lưu vực sông Mênam, Mêkong và phía bắc sông Hồng (Việt Nam).Đông Nam Á là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược về kinhtế, chính trị và quân sự. Từ những thế kỉ đầu công nguyên, các quốc gia sơ kì đã lần lượt hìnhthành trên địa bàn trải rộng từ bán đảo Trung Ấn đến quần đảo Mã Lai. Trải qua một quá trìnhphát triển, đến đầu thế kỉ X, các quốc gia bắt đầu bước vào thời kì phong kiến. Có thể coi, thếkỉ XIV - XVIII là một giai đoạn có nhiều biến động nhất của các quốc gia phong kiến ĐôngNam Á. Một số quốc gia đã trở nên suy yếu sau một giai đoạn phát triển cực thịnh nhưCampuchia, Chămpa. Ngược lại, có những quốc gia phong kiến bắt đầu hình thành nhưAyutthaya, Lan Xang, Malacca. Từ thế kỉ XVI, khu vực Đông Nam Á có thêm sự xuất hiệncủa người phương Tây, mở đầu cho sự xâm nhập của các nước tư bản châu Âu đối với khuvực giàu có này. Từ giữa thế kỉ XVIII trở đi, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vàogiai đoạn khủng hoảng, suy vong. Tuy nhiên, có thể nói với những chính sách của mình từ khilập quốc, người Thái ở khu vực Đông Nam Á nói chung, Siam nói riêng vẫn duy trì được nềnđộc lập của mình về mặt hình thức trước những biến động to lớn của lịch sử khu vực. Chínhvì thế, tìm hiểu về ảnh hưởng chính trị của người Thái tại khu vực Đông Nam Á giai đoạn nàylà tìm hiểu về vai trò của một trong những vương quốc lớn mạnh của người Thái làAyutthaya.Thứ nhất, người Thái xuất hiện tại Đông Nam Á đã góp phần vào việc làm thay đổi bảnđồ chính trị tại khu vực. Ngay từ những thế kỉ sau công nguyên, người Thái đã dần chiếm lĩnhcác chân núi t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của người Thái đối với khu vực Đông Nam Á lục địa thông qua vai trò của vương quốc AyutthayaTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 43 - 49ẢNH HƢỞNG CỦA NGƢỜI THÁI ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM ÁLỤC ĐỊA THÔNG QUA VAI TRÕ CỦA VƢƠNG QUỐC AYUTTHAYALường Hoài Thanh6Trường Đại học Tây BắcTóm tắt: Người Thái di cư tới Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên, rải rác trong các thế kỉ VIIđến X và thực sự mạnh mẽ vào thế kỉ XIII. Cũng từ đây, sự xuất hiện của người Thái đã tạo ra những thay đổilớn, những biến cố đối với lịch sử, chính trị, kinh tế… của khu vực Đông Nam Á, nhất là khu vực Đông Nam Álục địa. Với tác động to lớn, người Thái đã để lại những dấu ấn đối với đời sống khu vực, trở thành một trongnhững trạm trung chuyển trung gian về kinh tế, văn hóa Đông - Tây, trung tâm Phật giáo Theravada ĐôngNam Á…Từ khóa: Tai (Thái), Siam, Ayutthaya, Đông Nam Á.1. Đặt vấn đềSự xuất hiện của người Thái vào thế kỉ XI, XII, đặc biệt là thế kỉ XIII đã tạo ra nhiềubiến đổi to lớn đối với khu vực Đông Nam Á lục địa. Bên cạnh các quốc gia lớn đã tồn tạitrước đó như Đại Việt, Campuchia (thời kì Ăngco) còn hầu hết các quốc gia khác đều đangtrong giai đoạn bước đầu phát triển. Người Thái dù là tộc người đến sau nhưng theo nhận địnhcủa nhiều học giả, người Thái đã mang tới một “nguồn sinh lực” mới đối với toàn khu vực.Sự xuất hiện của người Thái đã đem lại những tác động và ảnh hưởng lớn tới khu vực ĐôngNam Á lục địa trên nhiều lĩnh vực cả về lịch sử tộc người, văn hóa cũng như chính trị xã hội.Người Thái được coi như một nhân tố mới góp phần làm thay đổi cục diện khu vực với sựxuất hiện một loạt các vương quốc của người Thái, lớn mạnh tại lưu vực Mênam nhưSukhothai, Ayutthaya hay Vương quốc Lạn Xạng tại Lào...Với ảnh hưởng to lớn đó, trong cácthế kỉ tiếp theo, người Thái đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử khu vực, các vươngquốc Thái, nhất là Ayutthaya được coi như một trạm trung chuyển quốc tế quan trọng (trongcác thế kỉ XV, XVII, XVII), là trung tâm của Phật giáo Đông Nam Á...2. Nội dung2.1. Ảnh hưởng về lịch sử - chính trịThế kỉ XIII, khu vực Đông Nam Á, nhất là Đông Nam Á lục địa chứng kiến nhiều biếnđộng lịch sử to lớn. Khi người Mông Cổ tấn công và xâm lược Trung Quốc, mở ra triều đạinhà Nguyên thì vó ngựa xâm lược đã mở rộng ra toàn lục địa Á - Âu. Tại khu vực Đông NamÁ, nhà Nguyên đã nhiều lần đem quân tấn công nhưng bất thành, đặc biệt là 3 lần đánh thắngNguyên Mông của quân dân nhà Trần khiến cho con đường Nam tiến của quân Nguyên bịchặn đứng. Dù chiếm được Mianam (1287) nhưng cũng chỉ duy trì được sự thống trị trongmột thời gian ngắn. Cùng với vó ngựa xâm lược của quân Nguyên Mông, một làn sóng di cưmạnh mẽ của cư dân Thái từ Trung Quốc xuống phía Nam cũng diễn ra “sôi sục”. Với lànNgày nhận bài: 21/4/2017. Ngày nhận đăng: 3/8/20176Liên lạc: Lường Hoài Thanh, e - mail: hoaithanh.tbt@gmail.com43sóng di cư mạnh mẽ ấy, người Thái đã chiếm lĩnh những vùng đất trống, chưa người sinhsống tại Đông Nam Á hay cộng cư với các cư dân bản địa để hình thành nên các cộng đồng cưdân mới tại khu vực này. Dù là tộc người đến sau, từng bị o ép và chịu sự thống trị của đế chếKhmer nhưng người Thái đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng chứng tỏ được ảnh hưởngcủa mình đối với tiến trình lịch sử khu vực khi một loạt các vương quốc của người Thái đượcthành lập ở lưu vực sông Mênam, Mêkong và phía bắc sông Hồng (Việt Nam).Đông Nam Á là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược về kinhtế, chính trị và quân sự. Từ những thế kỉ đầu công nguyên, các quốc gia sơ kì đã lần lượt hìnhthành trên địa bàn trải rộng từ bán đảo Trung Ấn đến quần đảo Mã Lai. Trải qua một quá trìnhphát triển, đến đầu thế kỉ X, các quốc gia bắt đầu bước vào thời kì phong kiến. Có thể coi, thếkỉ XIV - XVIII là một giai đoạn có nhiều biến động nhất của các quốc gia phong kiến ĐôngNam Á. Một số quốc gia đã trở nên suy yếu sau một giai đoạn phát triển cực thịnh nhưCampuchia, Chămpa. Ngược lại, có những quốc gia phong kiến bắt đầu hình thành nhưAyutthaya, Lan Xang, Malacca. Từ thế kỉ XVI, khu vực Đông Nam Á có thêm sự xuất hiệncủa người phương Tây, mở đầu cho sự xâm nhập của các nước tư bản châu Âu đối với khuvực giàu có này. Từ giữa thế kỉ XVIII trở đi, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vàogiai đoạn khủng hoảng, suy vong. Tuy nhiên, có thể nói với những chính sách của mình từ khilập quốc, người Thái ở khu vực Đông Nam Á nói chung, Siam nói riêng vẫn duy trì được nềnđộc lập của mình về mặt hình thức trước những biến động to lớn của lịch sử khu vực. Chínhvì thế, tìm hiểu về ảnh hưởng chính trị của người Thái tại khu vực Đông Nam Á giai đoạn nàylà tìm hiểu về vai trò của một trong những vương quốc lớn mạnh của người Thái làAyutthaya.Thứ nhất, người Thái xuất hiện tại Đông Nam Á đã góp phần vào việc làm thay đổi bảnđồ chính trị tại khu vực. Ngay từ những thế kỉ sau công nguyên, người Thái đã dần chiếm lĩnhcác chân núi t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sự xuất hiện của người Thái Vai trò của vương quốc Ayutthaya Lịch sử Đông Nam Á Ảnh hưởng của người Thái đến kinh tế Đông Nam Á lục địaGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 123 0 0
-
27 trang 24 0 0
-
Giáo án môn Địa lớp 11: Đông Nam Á
13 trang 23 0 0 -
Khám phá lịch sử phát triển Đông Nam Á: Phần 1
111 trang 22 0 0 -
8 trải nghiệm độc chỉ có ở Đông Nam Á
15 trang 21 0 0 -
Cơ sở cho quá trình tiếp biến văn hoá Ấn Độ của cư dân khu vực Đông Nam Á
14 trang 19 0 0 -
Bài giảng chương 2: Khu vực Đông Nam Á
25 trang 18 0 0 -
Chặng đường dài phía trước Đông Nam Á: Phần 1
227 trang 15 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 7 sách Cánh diều: Bài 10
6 trang 15 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Việt Đức
13 trang 14 0 0