Ảnh hưởng của phương Tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc_2
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 170.66 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong quá trình phát triển, văn học của mọi dân tộc đều không thể nào tránh khỏi những sự giao lưu và ảnh hưởng của văn học các dân tộc khác, nhất là ảnh hưởng của những nền văn học tiên tiến. Quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam, theo chúng tôi, cũng là quá trình hình thành và phát triển hai trào lưu văn học chủ đạo là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của phương Tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc_2 Ảnh hưởng của phương Tây vàtruyền thống dân tộc trong tiến trìnhhiện đại hoá văn học dân tộc (So sánh một số hiện tượng tiểu thuyết Việt Nam và Triều Tiên) Trong quá trình phát triển, văn học của mọi dân tộc đều không thể nào tránh khỏinhững sự giao lưu và ảnh hưởng của văn học các dân tộc khác, nhất là ảnh hưởng của nhữngnền văn học tiên tiến. Quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam, theo chúng tôi, cũng làquá trình hình thành và phát triển hai trào lưu văn học chủ đạo là chủ nghĩa lãng mạn và chủnghĩa hiện thực – những trào lưu mà ở phương Tây phát triển vào thế kỷ XIX. Việc đi sau phương Tây trong công cuộc hiện đại hoá văn chương hàng thế kỷ có ảnhhưởng không ít đến số phận chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam. Chủnghĩa lãng mạn ở Việt Nam chưa bộc lộ hết những đặc điểm, khả năng của mình thì trào lưuhiện thực đã hình thành. Chủ nghĩa lãng mạn nằm trong mối tương tác phức tạp với chủnghĩa hiện thực và cả hai lại có những tương tác với các khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa.Tuy nhiên, nếu dõi theo tiến trình phát triển của các trào lưu này, cũng vẫn thấy những néttương đồng cơ bản với văn chương Âu - Mỹ(1). Chẳng hạn, đối với chủ nghĩa lãng mạn, ở giaiđoạn sơ kỳ (hay tiền lãng mạn), sự bắt chước, mô phỏng đóng vai trò quan trọng. Nếu nhưnhững nhà lãng mạn sơ kỳ Tây Âu (như ở Đức, Anh, Pháp) lấy khuôn mẫu từ văn học cổ đạiHy – La, từ các truyền thuyết trung đại, các nhà lãng mạn sơ kỳ Nga mô phỏng văn chươngĐức, Anh… thì các nhà lãng mạn sơ kỳ của Việt Nam lấy mô hình của văn chương lãng mạnphương Tây, hoặc của những nền văn chương khu vực đi trước trong quá trình hội nhập vớiphương Tây, làm mẫu (đồng thời lắp ghép với những mô hình cổ điển truyền thống): Giainhân kỳ ngộ của Phan Chu Trinh có xuất xứ từ Kajin no Kigū (Kỳ ngộ của giai nhân) - tácphẩm văn học khai sáng thời Minh Trị của Nhật Bản, vừa giống một truyện thơ Nôm vừa cóbóng dáng tiểu thuyết phiêu lưu châu Âu; Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh là sự môphỏng Những người khốn khổ của Victor Hugo nhưng cũng gợi nghĩ đến loại tiểu thuyếtchương hồi kiểu Trung Hoa… Sự tiếp nhận ảnh hưởng ngày càng trở nên linh hoạt hơn, từ sựphỏng dịch, phóng tác lúc ban đầu đi đến chỗ chỉ tiếp nhận một số chủ đề, hay phong cách.Ví dụ ở những tác phẩm như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Quả dưa đỏ của NguyễnTrọng Thuật vẫn có thể cho thấy dấu ấn ảnh hưởng phương Tây (câu chuyện tình yêu bi kịch,số phận của người con gái đáng thương được miêu tả qua lời kể của người đàn ông trongcuộc ở Tố Tâm gợi nhớ đến Nỗi đau của chàng Werther của Goethe, Trà hoa nữ củaDumas;… hay câu chuyện An Tiêm ra đảo hoang trong Quả dưa đỏ gợi nhớ đến RobinsonCrusoe của Daniel Defoe và dòng tiểu thuyết phiêu lưu Robinsonade của châu Âu), nhưngđồng thời, đó cũng là những tác phẩm sáng tạo mới mẻ của các tác giả Việt Nam, với nhữngđề tài, cốt truyện, nhân vật, nội dung phản ánh thuần túy Việt Nam. Tính dân tộc là một những đặc tính quan trọng nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Ởphương Tây, phong trào lãng mạn ra đời cùng với sự bùng dậy của ý thức dân tộc cuối thế kỷXVIII – đầu thế kỷ XIX. Các nhà lãng mạn hướng tới thơ ca dân gian, lấy đề tài từ các truyềnthuyết, các truyện cổ tích của dân tộc để sáng tác, khai thác vốn từ ngữ dân tộc trong vănchương dân gian và văn chương trung đại. Chủ nghĩa hiện thực tiếp tục phát huy tinh thầndân tộc đó, nhưng các nhà hiện thực chú trọng những vấn đề dân tộc nơi con người và xã hộiđương đại, ngôn ngữ văn học dân tộc cũng được hoàn thiện cùng với sự ra đời và phát triểncủa chủ nghĩa hiện thực. Bởi vậy, quá trình phát triển của chủ nghĩa lãng mạn, và nhất là của chủ nghĩa hiệnthực, đồng thời là quá trình dần vượt ra khỏi những ảnh hưởng ngoại lai để trở về với nhữnggiá trị dân tộc đích thực. Trong văn chương Việt Nam, chỉ nói riêng ở thể loại trở nên phồnthịnh vào đầu thế kỷ XX, gắn với chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực là tiểu thuyếtvăn xuôi(2), cũng có thể theo dõi được sự “vượt ra” đó. Như đã nói ở trước, chủ nghĩa lãngmạn như một trào lưu trong văn học Việt Nam chưa có được sự phát triển toàn vẹn thì đã hoàvào mối quan hệ phức tạp với trào lưu hiện thực và các khuynh hướng văn học khác, việcđịnh danh một nhà tiểu thuyết nào đó (như các nhà văn nhóm Tự lực văn đoàn chẳng hạn) là“nhà lãng mạn” thường có thể gây những băn khoăn. Tuy nhiên, vẫn có thể chọn ra các sángtác mang đậm những yếu tố của văn học lãng mạn thời kỳ phát triển. Chẳng hạn trong cáctruyện của Nguyễn Tuân có thể bắt gặp hình tượng những con người “lãng tử”, những kẻ“ngông” với những cuộc phiêu lưu không chỉ trong không gian địa lý mà còn trong thế giớitinh thần, nhiều lúc đi ngược về quá khứ “vang bóng một thời”, đắm mình vào những cái kỳảo, dị thường (khái niệm lãng mạn romantic còn có thể được hiểu là kỳ ảo, dị thường) haymô tả những nhân vật khí ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của phương Tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc_2 Ảnh hưởng của phương Tây vàtruyền thống dân tộc trong tiến trìnhhiện đại hoá văn học dân tộc (So sánh một số hiện tượng tiểu thuyết Việt Nam và Triều Tiên) Trong quá trình phát triển, văn học của mọi dân tộc đều không thể nào tránh khỏinhững sự giao lưu và ảnh hưởng của văn học các dân tộc khác, nhất là ảnh hưởng của nhữngnền văn học tiên tiến. Quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam, theo chúng tôi, cũng làquá trình hình thành và phát triển hai trào lưu văn học chủ đạo là chủ nghĩa lãng mạn và chủnghĩa hiện thực – những trào lưu mà ở phương Tây phát triển vào thế kỷ XIX. Việc đi sau phương Tây trong công cuộc hiện đại hoá văn chương hàng thế kỷ có ảnhhưởng không ít đến số phận chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam. Chủnghĩa lãng mạn ở Việt Nam chưa bộc lộ hết những đặc điểm, khả năng của mình thì trào lưuhiện thực đã hình thành. Chủ nghĩa lãng mạn nằm trong mối tương tác phức tạp với chủnghĩa hiện thực và cả hai lại có những tương tác với các khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa.Tuy nhiên, nếu dõi theo tiến trình phát triển của các trào lưu này, cũng vẫn thấy những néttương đồng cơ bản với văn chương Âu - Mỹ(1). Chẳng hạn, đối với chủ nghĩa lãng mạn, ở giaiđoạn sơ kỳ (hay tiền lãng mạn), sự bắt chước, mô phỏng đóng vai trò quan trọng. Nếu nhưnhững nhà lãng mạn sơ kỳ Tây Âu (như ở Đức, Anh, Pháp) lấy khuôn mẫu từ văn học cổ đạiHy – La, từ các truyền thuyết trung đại, các nhà lãng mạn sơ kỳ Nga mô phỏng văn chươngĐức, Anh… thì các nhà lãng mạn sơ kỳ của Việt Nam lấy mô hình của văn chương lãng mạnphương Tây, hoặc của những nền văn chương khu vực đi trước trong quá trình hội nhập vớiphương Tây, làm mẫu (đồng thời lắp ghép với những mô hình cổ điển truyền thống): Giainhân kỳ ngộ của Phan Chu Trinh có xuất xứ từ Kajin no Kigū (Kỳ ngộ của giai nhân) - tácphẩm văn học khai sáng thời Minh Trị của Nhật Bản, vừa giống một truyện thơ Nôm vừa cóbóng dáng tiểu thuyết phiêu lưu châu Âu; Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu Chánh là sự môphỏng Những người khốn khổ của Victor Hugo nhưng cũng gợi nghĩ đến loại tiểu thuyếtchương hồi kiểu Trung Hoa… Sự tiếp nhận ảnh hưởng ngày càng trở nên linh hoạt hơn, từ sựphỏng dịch, phóng tác lúc ban đầu đi đến chỗ chỉ tiếp nhận một số chủ đề, hay phong cách.Ví dụ ở những tác phẩm như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Quả dưa đỏ của NguyễnTrọng Thuật vẫn có thể cho thấy dấu ấn ảnh hưởng phương Tây (câu chuyện tình yêu bi kịch,số phận của người con gái đáng thương được miêu tả qua lời kể của người đàn ông trongcuộc ở Tố Tâm gợi nhớ đến Nỗi đau của chàng Werther của Goethe, Trà hoa nữ củaDumas;… hay câu chuyện An Tiêm ra đảo hoang trong Quả dưa đỏ gợi nhớ đến RobinsonCrusoe của Daniel Defoe và dòng tiểu thuyết phiêu lưu Robinsonade của châu Âu), nhưngđồng thời, đó cũng là những tác phẩm sáng tạo mới mẻ của các tác giả Việt Nam, với nhữngđề tài, cốt truyện, nhân vật, nội dung phản ánh thuần túy Việt Nam. Tính dân tộc là một những đặc tính quan trọng nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Ởphương Tây, phong trào lãng mạn ra đời cùng với sự bùng dậy của ý thức dân tộc cuối thế kỷXVIII – đầu thế kỷ XIX. Các nhà lãng mạn hướng tới thơ ca dân gian, lấy đề tài từ các truyềnthuyết, các truyện cổ tích của dân tộc để sáng tác, khai thác vốn từ ngữ dân tộc trong vănchương dân gian và văn chương trung đại. Chủ nghĩa hiện thực tiếp tục phát huy tinh thầndân tộc đó, nhưng các nhà hiện thực chú trọng những vấn đề dân tộc nơi con người và xã hộiđương đại, ngôn ngữ văn học dân tộc cũng được hoàn thiện cùng với sự ra đời và phát triểncủa chủ nghĩa hiện thực. Bởi vậy, quá trình phát triển của chủ nghĩa lãng mạn, và nhất là của chủ nghĩa hiệnthực, đồng thời là quá trình dần vượt ra khỏi những ảnh hưởng ngoại lai để trở về với nhữnggiá trị dân tộc đích thực. Trong văn chương Việt Nam, chỉ nói riêng ở thể loại trở nên phồnthịnh vào đầu thế kỷ XX, gắn với chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực là tiểu thuyếtvăn xuôi(2), cũng có thể theo dõi được sự “vượt ra” đó. Như đã nói ở trước, chủ nghĩa lãngmạn như một trào lưu trong văn học Việt Nam chưa có được sự phát triển toàn vẹn thì đã hoàvào mối quan hệ phức tạp với trào lưu hiện thực và các khuynh hướng văn học khác, việcđịnh danh một nhà tiểu thuyết nào đó (như các nhà văn nhóm Tự lực văn đoàn chẳng hạn) là“nhà lãng mạn” thường có thể gây những băn khoăn. Tuy nhiên, vẫn có thể chọn ra các sángtác mang đậm những yếu tố của văn học lãng mạn thời kỳ phát triển. Chẳng hạn trong cáctruyện của Nguyễn Tuân có thể bắt gặp hình tượng những con người “lãng tử”, những kẻ“ngông” với những cuộc phiêu lưu không chỉ trong không gian địa lý mà còn trong thế giớitinh thần, nhiều lúc đi ngược về quá khứ “vang bóng một thời”, đắm mình vào những cái kỳảo, dị thường (khái niệm lãng mạn romantic còn có thể được hiểu là kỳ ảo, dị thường) haymô tả những nhân vật khí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 458 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 313 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0