Danh mục

Ảnh hưởng của protein LvCTL3 tái tổ hợp lên chỉ tiêu miễn dịch, tăng trưởng và khả năng kháng bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) do Vibrio parahaemolyticus

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 989.35 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, protein LvCTL3 tái tổ hợp được bổ sung vào thức ăn nhằm nâng cao đáp ứng miễn dịch, tăng trưởng và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng do vi khuẩn V. parahaemolyticus trong điều kiện in vivo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của protein LvCTL3 tái tổ hợp lên chỉ tiêu miễn dịch, tăng trưởng và khả năng kháng bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) do Vibrio parahaemolyticus Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 Tập 133, Số 3B, 2024, Tr. 53–68, DOI: 10.26459/hueunijard.v133i3B.7446 ẢNH HƯỞNG CỦA PROTEIN LvCTL3 TÁI TỔ HỢP LÊN CHỈ TIÊU MIỄN DỊCH, TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH AHPND TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) DO Vibrio parahaemolyticus Trần Vinh Phương1, 2, Nguyễn Quang Linh2, Trần Thị Bách Thảo1, Nguyễn Đức Quỳnh Anh2, Nguyễn Ngọc Phước2 * 1 Đại học Huế, 3 Lê Lợi, Huế, Việt Nam 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Phước (Ngày nhận bài: 7-3-2024; Ngày chấp nhận đăng: 3-5-2024)Tóm tắt. Tôm thẻ chân trắng có khối lượng 0,55 ± 0,1 g/con được cho ăn với khẩu phần cơ bản có hoặc khôngbổ sung protein LvCTL3 tái tổ hợp với các nồng độ lần lượt 100; 200 và 500 µg/mL tương ứng với hàm lượng2; 4 và 10 mg/kg thức ăn. Sau 30 ngày thí nghiệm tôm được thu thập để xác định các chỉ tiêu tăng trưởng,tỷ lệ sống và máu tôm được lấy để phân tích các chỉ tiêu miễn dịch. Sau đó, tôm được thí nghiệm cảm nhiễmvới vi khuẩn V. parahaemolyticus (nồng độ 1 × 105 CFU/mL). Kết quả các chỉ tiêu tăng trưởng, hệ số chuyểnđổi thức ăn và các chỉ tiêu miễn dịch: tổng số tế bào máu, hoạt tính các enzyme: phenoloxidase, Superoxidedismutase (SOD), lysozyme và hoạt động thực bào của máu tôm ở các nghiệm thức thí nghiệm ăn thức ăncó bổ sung protein LvCTL3 tái tổ hợp cao hơn đáng kể so với đối chứng (p < 0,05). Trong đó, tôm được choăn chế độ ăn có bổ sung 4 hoặc 10 mg/kg thức ăn có tổng số tế bào máu và SOD được ghi nhận cao hơn sovới các nghiệm thức còn lại. Sau 15 ngày cảm nhiễm, tỷ lệ chết tích lũy của tôm ở các nghiệm thức từ20,0–36,67%, là thấp hơn đáng kể so với đối chứng (63,66%).Từ khóa: miễn dịch, protein LvCTL3 tái tổ hợp, tôm thẻ chân trắng, Vibrio parahaemolyticusTrần Vinh Phương và CS. Tập 133, Số 3B, 2024Effect of recombinant LvCTL3 protein on the immune parameters, growth performance , diseases resistance of white-leg shrimp (Litopenaeus vannamei) against AHPND causing Vibrio parahaemolyticus Tran Vinh Phuong1, 2, Nguyen Quang Linh2, Tran Thi Bach Thao1, Nguyen Duc Quynh Anh2, Nguyen Ngoc Phuoc2 * 1 Hue University, 3 Le Loi St., Hue, Vietnam 2 University of Agriculture and Forestry, Hue University, 102 Phung Hung St., Hue, Vietnam * Correspondence to Nguyen Ngoc Phuoc (Submitted: March 7, 2024; Accepted: May 3, 2024)Abstract. Whiteleg shrimp (size of 0.55 ± 0.1 g) were fed basic diets either without or with supplementationof recombinant LvCTL3 protein at concentrations of 100; 200 and 500 µg/mL equivalent to 2; 4 and 10 mg/kg.After a 30-day feeding trial, shrimp were collected to measure growth parameters and survival rate, andshrimp hemolymph was also collected for analysis of immune parameters. Then, the shrimp werechallenged with Vibrio parahaemolyticus at a concentration of 1 × 105 CFU/mL for 15-day. The results indicatedthat the growth performance, feed conversion ratio, immune parameters such as total hemocyte count,phenoloxidase, superoxide dismutase, lysozyme enzyme activity, and phagocytic activity of shrimp in thetreated groups were significantly higher than those in the control (p < 0.05). Specifically, the dietarysupplementation with recombinant LvCTL3 protein at 4 or 10 mg/kg showed better results than the othertreatments. After a 15-day bacterial challenged test, the cumulative mortality rate of shrimp in the treatedranged from 20.0 to 36.67% which was significantly lower than that of the control group (63.66%) (p < 0.05).Keywords: immune, recombinant LvCTL3 protein, white-leg shrimp, Vibrio parahaemolyticus1 Đặt vấn đề Vibrio parahaemolyticus được xem là tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính(Acute hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) hay còn gọi là Hội chứng chết sớm (EarlyMortality Syndrome - EMS) đã gây chết hàng loạt đối với tôm nuôi dưới 30 ngày tuổi, đang làthách thức lớn nhất cho nghề nuôi tôm hiện nay trên thế giới và Việt Nam. Bệnh AHPND xuấthiện lần đầu tiên tại Trung Quốc (2009), Việt Nam (2010), Malaysia (2010) và Thái Lan (2012) sauđó lan rộng ra các nước khác nhưng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: