Ảnh hưởng của sóng trong bão tới ngập lụt vùng ven biển tỉnh Thái Bình
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.60 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu mô phỏng ngập lụt trong bão tại ven biển Thái Bình trong một cơn bão quá khứ và với các kịch bản bão giả định. Nghiên cứu sẽ là cơ sở để tiến tới ứng dụng mô hình SuWAT trong cảnh báo, dự báo nghiệp vụ ngập lụt cho vùng biển ven bờ Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của sóng trong bão tới ngập lụt vùng ven biển tỉnh Thái BìnhBài báo khoa họcẢnh hưởng của sóng trong bão tới ngập lụt vùng ven biển tỉnhThái Bìnhả lPhạm Văn Tiến1, Phạm Khánh Ngọc2, Phạm Quốc Hưng3, Nguyễn Kim Cương4,Nguyễn Bá Thủy2* 1 Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương; phamvantienbn@gmail.com 2 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; ngocpkchibo@gmail.com; thuybanguyen@gmail.com 3 Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Bình; quochungkttv@gmail.com 4 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; cuongnk@hus.edu.vn * Tác giả liên hệ: thuybanguyen@gmail.com; Tel.: +84–975853471n Ban Biên tập nhận bài: 15/2/2021; Ngày phản biện xong: 28/3/2021; Ngày đăng bài: 25/4/2021 Tóm tắt: Sóng và nước dâng trong bão/áp thấp nhiệt đới là những hiện tượng thiên tai đặc biệt nguy hiểm, có tác động lớn đến các công trình và ngành kinh tế ven biển. Đặc biệt, khi bão đổ bộ vào thời điểm triều cường, sự kết hợp giữa sóng, nước dâng và thủy triều sẽ gây nên mực nước tổng cộng lớn làm ngập lụt và xói lở bờ biển, phá hủy nhiều công trình ven biển. Ngập lụt vùng ven bờ biển khi bão đổ bộ phụ thuộc vào địa hình khu vực (trên cạn và dưới nước), thủy triều, nước dâng do bão và nước dâng do sóng. Chính vì vậy, mô hình dự báo ngập lụt ven bờ cần thiết phải tính đến đồng thời ảnh hưởng của thủy triều, nước dâng do bão và sóng. Ngoài ra, địa hình khu vực ven bờ cần thiết phải có độ phân giải chi tiết và có xét tới hệ thống đê biển. Mô hình tích hợp thủy triều, sóng và nước dâng bão SuWAT (surge wave and tide) được phát triển tại đại học Kyoto Nhật Bản, đã và đang được áp dụng trong dự báo nước dâng bão tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu mô phỏng ngập lụt trong bão tại ven biển Thái Bình trong một cơn bão quá khứ và với các kịch bản bão giả định. Nghiên cứu sẽ là cơ sở để tiến tới ứng dụng mô hình SuWAT trong cảnh báo, dự báo nghiệp vụ ngập lụt cho vùng biển ven bờ Việt Nam. Từ khóa: Nước dâng do bão; Ngập lụt; Nước dâng do sóng; SuWAT.1. Mở đầu Ven biển Thái Bình thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ cũng là nơi thường xuyên bị ảnh hưởngcủa bão và áp thấp nhiệt đới. Tại khu vực ven biển này, lịch sử đã ghi nhận nhiều cơn bãomạnh gây nước biển dâng, sóng lớn và ngập lụt ven bờ trên diện rộng như bão Frankie(7/1996), Niky (8/1996), Washi (7/2005), Damrey (9/2005), Sơn Tinh (10/2012), Kalmaegy(9/2014), Mirinae (7/2016), Doksuri (9/2017). Thủy triều ven biển Thái Bình có biên độ lớn,nước dâng do bão đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện vào đúng thời kỳ triều cường, mực nướctổng cộng dâng cao, kết hợp với sóng to có thể tràn qua đê vào khu đô thị, đồng ruộng, đâychính là nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đã có nhiều cơn bão ảnh hưởngtới khu vực đúng vào kỳ triều cường như bão Washi (7/2005), Damrey (9/2005), Sơn Tinh(10/2012), Kalmaegy (9/2014), Doksuri (9/2017). Vùng ven biển Thái Bình đang là trọngđiểm phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực này từ lâu là nơi tập trung các hoạt động nuôi trồngTạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 724, 72-81; doi:10.36335/VNJHM.2021(724).72-81 http://tapchikttv.vn/Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 724, 72-81; doi:10.36335/VNJHM.2021(724).72-81 73thủy hải sản có quy mô lớn. Hiện nay khu vực cũng là nơi tập trung lớn các khu, cụm côngnghiệp, cảng biển, cảng sông, các nhà máy nhiệt điện; khu vực Cồn Đen, Cồn Vành hiện nayđang là những khu du lịch nghỉ dưỡng thu hút rất nhiều khách trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên,cho tới hiện tại, các sản phẩm dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vàĐài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ chỉ dừng lại ở thông tin về độ lớn nướcdâng và độ cao sóng tại khu vực, chưa có một công cụ dự báo ngập lụt do nước dâng kết hợpvới thủy triều và sóng trong bão. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng mô hình dự báonước dâng, sóng lớn do bão kết hợp với triều cường gây ngập lụt ven biển tỉnh Thái Bình làhết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiến, nhằm phục vụ hiệu quả cho phòng chống thiên tai vàphát triển kinh tế xã hội khu vực ven biển tỉnh Thái Bình. Hiện có nhiều phương pháp tính toán và dự báo nước dâng và sóng lớn do bão nhưphương pháp sử dụng các công thức bán thực nghiệm, phương pháp synop và phương phápmô hình số trị. Trong đó phương pháp sử dụng mô hình số trị được đánh giá là phương pháphiệu quả, đáng tin cậy và ổn định nhất mà không mất nhiều thời gian. Tại Việt Nam, nghiêncứu về nước dâng bão có xét tới ảnh hưởng của thủy triều đã được thực hiện bởi một số tácgiả [1–6]. Nội dung chính của những nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá nước dângkhi bão đổ bộ vào các pha triều khác nhau. Ảnh hưởng của sóng biển tới nước dâng do bãogần đây đã được nghiên cứu. Nước dâng do ứng suất bức xạ sóng tính theo công thức bánkinh nghiệm là đáng kể tại ven biển Hải Phòng [7]. Một số nghiên cứu nước dâng do bão có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của sóng trong bão tới ngập lụt vùng ven biển tỉnh Thái BìnhBài báo khoa họcẢnh hưởng của sóng trong bão tới ngập lụt vùng ven biển tỉnhThái Bìnhả lPhạm Văn Tiến1, Phạm Khánh Ngọc2, Phạm Quốc Hưng3, Nguyễn Kim Cương4,Nguyễn Bá Thủy2* 1 Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương; phamvantienbn@gmail.com 2 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; ngocpkchibo@gmail.com; thuybanguyen@gmail.com 3 Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Bình; quochungkttv@gmail.com 4 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; cuongnk@hus.edu.vn * Tác giả liên hệ: thuybanguyen@gmail.com; Tel.: +84–975853471n Ban Biên tập nhận bài: 15/2/2021; Ngày phản biện xong: 28/3/2021; Ngày đăng bài: 25/4/2021 Tóm tắt: Sóng và nước dâng trong bão/áp thấp nhiệt đới là những hiện tượng thiên tai đặc biệt nguy hiểm, có tác động lớn đến các công trình và ngành kinh tế ven biển. Đặc biệt, khi bão đổ bộ vào thời điểm triều cường, sự kết hợp giữa sóng, nước dâng và thủy triều sẽ gây nên mực nước tổng cộng lớn làm ngập lụt và xói lở bờ biển, phá hủy nhiều công trình ven biển. Ngập lụt vùng ven bờ biển khi bão đổ bộ phụ thuộc vào địa hình khu vực (trên cạn và dưới nước), thủy triều, nước dâng do bão và nước dâng do sóng. Chính vì vậy, mô hình dự báo ngập lụt ven bờ cần thiết phải tính đến đồng thời ảnh hưởng của thủy triều, nước dâng do bão và sóng. Ngoài ra, địa hình khu vực ven bờ cần thiết phải có độ phân giải chi tiết và có xét tới hệ thống đê biển. Mô hình tích hợp thủy triều, sóng và nước dâng bão SuWAT (surge wave and tide) được phát triển tại đại học Kyoto Nhật Bản, đã và đang được áp dụng trong dự báo nước dâng bão tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu mô phỏng ngập lụt trong bão tại ven biển Thái Bình trong một cơn bão quá khứ và với các kịch bản bão giả định. Nghiên cứu sẽ là cơ sở để tiến tới ứng dụng mô hình SuWAT trong cảnh báo, dự báo nghiệp vụ ngập lụt cho vùng biển ven bờ Việt Nam. Từ khóa: Nước dâng do bão; Ngập lụt; Nước dâng do sóng; SuWAT.1. Mở đầu Ven biển Thái Bình thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ cũng là nơi thường xuyên bị ảnh hưởngcủa bão và áp thấp nhiệt đới. Tại khu vực ven biển này, lịch sử đã ghi nhận nhiều cơn bãomạnh gây nước biển dâng, sóng lớn và ngập lụt ven bờ trên diện rộng như bão Frankie(7/1996), Niky (8/1996), Washi (7/2005), Damrey (9/2005), Sơn Tinh (10/2012), Kalmaegy(9/2014), Mirinae (7/2016), Doksuri (9/2017). Thủy triều ven biển Thái Bình có biên độ lớn,nước dâng do bão đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện vào đúng thời kỳ triều cường, mực nướctổng cộng dâng cao, kết hợp với sóng to có thể tràn qua đê vào khu đô thị, đồng ruộng, đâychính là nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đã có nhiều cơn bão ảnh hưởngtới khu vực đúng vào kỳ triều cường như bão Washi (7/2005), Damrey (9/2005), Sơn Tinh(10/2012), Kalmaegy (9/2014), Doksuri (9/2017). Vùng ven biển Thái Bình đang là trọngđiểm phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực này từ lâu là nơi tập trung các hoạt động nuôi trồngTạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 724, 72-81; doi:10.36335/VNJHM.2021(724).72-81 http://tapchikttv.vn/Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 724, 72-81; doi:10.36335/VNJHM.2021(724).72-81 73thủy hải sản có quy mô lớn. Hiện nay khu vực cũng là nơi tập trung lớn các khu, cụm côngnghiệp, cảng biển, cảng sông, các nhà máy nhiệt điện; khu vực Cồn Đen, Cồn Vành hiện nayđang là những khu du lịch nghỉ dưỡng thu hút rất nhiều khách trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên,cho tới hiện tại, các sản phẩm dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vàĐài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ chỉ dừng lại ở thông tin về độ lớn nướcdâng và độ cao sóng tại khu vực, chưa có một công cụ dự báo ngập lụt do nước dâng kết hợpvới thủy triều và sóng trong bão. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng mô hình dự báonước dâng, sóng lớn do bão kết hợp với triều cường gây ngập lụt ven biển tỉnh Thái Bình làhết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiến, nhằm phục vụ hiệu quả cho phòng chống thiên tai vàphát triển kinh tế xã hội khu vực ven biển tỉnh Thái Bình. Hiện có nhiều phương pháp tính toán và dự báo nước dâng và sóng lớn do bão nhưphương pháp sử dụng các công thức bán thực nghiệm, phương pháp synop và phương phápmô hình số trị. Trong đó phương pháp sử dụng mô hình số trị được đánh giá là phương pháphiệu quả, đáng tin cậy và ổn định nhất mà không mất nhiều thời gian. Tại Việt Nam, nghiêncứu về nước dâng bão có xét tới ảnh hưởng của thủy triều đã được thực hiện bởi một số tácgiả [1–6]. Nội dung chính của những nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá nước dângkhi bão đổ bộ vào các pha triều khác nhau. Ảnh hưởng của sóng biển tới nước dâng do bãogần đây đã được nghiên cứu. Nước dâng do ứng suất bức xạ sóng tính theo công thức bánkinh nghiệm là đáng kể tại ven biển Hải Phòng [7]. Một số nghiên cứu nước dâng do bão có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nước dâng do bão Nước dâng do sóng Mô phỏng ngập lụt Kịch bản bão Dự báo nghiệp vụ ngập lụtGợi ý tài liệu liên quan:
-
74 trang 31 0 0
-
Ứng dụng mô hình HEC-RAS mô phỏng ngập lụt cho hạ lưu sông Ba
12 trang 19 0 0 -
69 trang 15 0 0
-
Kết quả ban đầu về mô phỏng ngập lụt vùng ven biển Thanh hoá do nước dâng bão
10 trang 15 0 0 -
Đánh giá nguy cơ bão và nước dâng do bão tại ven biển Việt Nam
9 trang 12 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tính toán đường bao cực đại của nước dâng do bão
54 trang 11 0 0 -
Nghiên cứu phân vùng bão, xác định nguy cơ bão và nước dâng do bão khi có bão mạnh đổ bộ
9 trang 11 0 0 -
Nghiên cứu nước dâng do bão khu vực hòn Ngư, Nghệ an
24 trang 11 0 0 -
Nghiên cứu đánh giá nước dâng do bão khu vực ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam
6 trang 10 0 0 -
Ảnh hưởng của thủy triều và nước dâng tới sóng trong bão tại ven biển Bắc Bộ
12 trang 10 0 0