Danh mục

Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn minh Hy Lạp cổ đại

Số trang: 13      Loại file: docx      Dung lượng: 1.68 MB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thần thoại Hy Lạp không chỉ là di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp mà từ lâu đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy, hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn tái sinh, luôn luôn có mặt, hiện diện trong đời sống hàng ngày như thần thoại Hy Lạp. Ngay từ khi mới xuất hiện, thần thoại Hy Lạp đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú, bất tận, là nhân tố thổi hồn cho văn học, thơ ca, hội hoạ, điêu khắc và rất nhiều nhiều lĩnh vực khác... Mời các bạn cùng tham khả bài viết để biết thêm các ảnh hưởng của thần thoại Hy Lạp đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn minh Hy Lạp cổ đại MỞ ĐẦU Thần thoại Hy Lạp không chỉ là di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp mà từ lâu  đã trở  thành một giá trị  phổ  biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Thật vậy,   hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế  giới lại luôn luôn tái sinh, luôn luôn có mặt,   hiện diện trong đời sống hàng ngày như  thần thoại Hy Lạp. Ngay từ  khi mới xuất hiện,   thần thoại Hy Lạp đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú, bất tận, là nhân tố thổi hồn cho   văn học, thơ ca, hội hoạ, điêu khắc và rất nhiều nhiều lĩnh vực khác. Để  làm sáng tỏ  điều  ấy, sau đây, bằng những kiến thức tích lũy cá nhân, sự  tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo có   chọn lọc qua tài liệu, sách báo và hơn hết là niềm yêu thích, hứng thú và say mê đặc biệt với   nền văn minh Hy Lạp cũng như  những câu chuyện thần thoại huyền hoặc, em xin được   trình bày vấn đề : “Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn   minh Hy Lạp cổ đại”. NỘI DUNG PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI HY LẠP Thần thoại, tiếng Hy Lạp cổ  là Mithôlôghia có nghĩa là một tập hợp, một tổng thể  những chuyện kể  dân gian truyền miệng ra đời trước khi có chữ  viết với những nội dung  mà ngày nay chúng ta coi là hoang đường, kỳ   ảo, huyền hoặc. Đó là sự  đối thoại đầu tiên   giữa con người và thế giới tự nhiên huyền bí xung quanh, là sản phẩm của sự sáng tạo và trí  tưởng tượng phong phú của con người. Kho tàng thần thoại Hy Lạp bao gồm những truyện   về  khai thiên lập địa, về  các vị  thần cai quản các lĩnh vực đời sống xã hội, về  nhiều anh  hùng dũng sĩ…, qua đó phản ánh cuộc sống lao động và những hoạt động đời thường của   người dân Hy Lạp. 1. Sự hình thành và phát triển của thần thoại Hy Lạp Thần thoại Hy Lạp hình thành trong quãng thời gian lịch sử  khá dài. Đó là một quá   trình lịch sử từ thời kì nền văn minh Myxen (khoảng 2000 – 1100 TCN) đến những buổi thi   biểu diễn, đọc, kể anh hùng ca của Hôme trong những ngày hội Điônixôx… Trong quá trình   lịch sử khá dài đó, thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều giai đoạn. Không kể đến những dấu  vết của thần thoại Ấn – Âu nguyên thủy và thần thoại Cret, thần thoại Hy Lạp cho chúng ta   biết nhiều nhất về nền văn minh Myxen. Đọc thần thoại Hy Lạp chúng ta ghi nhận được   nhiều chi tiết phù hợp, tương  ứng với những dữ kiện khoa học do khảo cổ học và sử  học   cung cấp. Những nơi diễn ra những sự kiện quan trọng trong th ần tho ại đều là những địa   điểm danh tiếng trong nền văn minh Myxen: Thành Myxen, quê hương của vị  chủ  tướng  Agamemnông; thành Tiranhtơ, quê hương của người anh hừng Hêraclex; thành Tebơ có bảy   cổng, quê hương của người anh hùng Edip với chiến công thanh trừ con quái vật Xphanh…  Thần thoại Hy Lạp đã phát triển từ những cơ sở thời kì mẫu quyền sang thời kì phụ quyền  với sự  quần tụ  huyền thoại quanh ngọn núi Olympia, từ  những huyền thoại cổ  Tităng –  Xiclốp sang huyền thoại có tính nghệ  thuật: huyền thoại nhân hình nhân tính, anh hùng.  Trong thời kì chế độ công xã thị tộc tan rã, thần thoại với tư cách là niềm tin ngây thơ, kết  thúc số  phận của mình và chuyển dần sang loại thần thoại triết học tự nhiên. Bước sang   chế độ chiếm hữu nô lệ, với tư cách là những hình thức nghệ thuật, thần thoại đóng vai trò   khá quan trọng trong việc phục vụ  hệ  tư  tưởng của chế  độ  chiếm hữu nô lệ  (thời kì cổ  điển) và cuối cùng suy tàn và tiêu vong của thời cổ đại (thời kì Hy Lạp hóa, đế  chế La Mã  suy tàn). Nhìn chung, sự hình thành và phát triển thần thoại Hy Lạp qua các giai đoạn kể trên   diễn ra rất phức tạp. Đó là một quá trình phức hợp, từ  chỗ  là một hình ảnh, một hạt nhân   thô sơ  được mở  rộng ra, bồi đắp và thêm thắt vào đến chỗ  các huyền thoại quần tụ  lại   thành hệ thống, được sắp xếp theo tôn ti trật tự. Chắc chắn rằng những gì chúng ta lưu giữ  được hiện nay về thần thoại Hy Lạp chỉ là một phần nhỏ  và không phải là thần thoại Hy   Lạp  ở  dạng thức cổ  nhất. Dù vậy, tuy bị  mai một đi khá nhiều, gia tài thần thoại Hy Lạp   còn lại với chúng ta ngày nay vẫn là một di sản phong phú của kho tàng văn học và nghệ  thuật nhân loại. 2. Đặc điểm của thần thoại Hy Lạp Về cơ bản, thần thoại Hy Lạp có ba đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, thần thoại phản ánh một thời kì quan trọng và nhiều biến động trong lịch   sử Hy Lạp: thời kì chuyển tiếp từ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Thứ hai, do được tạo dựng từ thực tế cuộc sống, những vị thần trong thần thoại Hy   Lạp không phải là thế lực nào đó quá xa xôi, có quyền uy và sức mạnh tuyệt đối đến đáng  sợ, mà là những hình tượng rất gần gũi với con người, như nữ thần Hêra – người bảo hộ  cho   hôn   nhân   và   hạnh   phúc   gia   đình,   thần   nông   nghiệp  Đêmêter,   hay   thần   rượu   nho  Điônidôx… Thứ ba, thần thoại Hy Lạp có  ảnh hưởng rất quan trọng đ ...

Tài liệu được xem nhiều: