Bằng cơ sở khoa học xác định thời điểm và phương pháp bón thích hợp các yếu tố đa lượng nhằm nâng cao hiệu lực của phân bón góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre) giai đoạn kinh doanh tại huyện CưMnga tỉnh Đăklăk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thời điểm và phương pháp bón đạm, lân và kali đến năng suất cà phê vối kinh doanh tại xã Quảng Hiệp, huyện Cưmnga tỉnh Đăk Lăk
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011
ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP BÓN ĐẠM, LÂN VÀ
KALI ĐẾN NĂNG SUẤT CÀ PHÊ VỐI KINH DOANH TẠI XÃ QUẢNG HIỆP,
HUYỆN CƢMNGA TỈNH ĐĂK LĂK
Nguyễn Văn Minh, Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu về thời điểm và phương pháp bón một số yếu tố đa lượng như đạm (N), lân
(P2O5) và kali (K2O) cho cà phê vối kinh doanh năm 2010 tại xã Quảng Hiệp, huyện CưMnga,
tỉnh Đăk Lăk trong cùng một tổ hợp phân bón: 250kg N + 100kg P2O5 + 250kg K2O/ha được
cho là phù hợp nhất với cây cà phê vối kinh doanh tại Tây Nguyên. Từ đó xác định được thời
điểm bón phân: 5lần/năm đối với đạm, 3 lần/năm đối với lân, 4 lần/năm đối với kali và phương
pháp bón đào hố và bón phân quanh tán có lấp đất đối với đạm, kali và vãi đều trên bề mặt đất
dưới tán lá cho năng suất cà phê nhân cao nhất góp phần làm tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế
cho nông hộ trồng cà phê của địa phương.
Từ khóa: thời điểm bón phân, phương pháp bón phân.
1. Mở đầu
Đăk Lăk là một tỉnh miền núi thuộc Cao Nguyên Nam Trung Bộ có điều kiện
thời tiết khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển
của cây cà phê. Năm 2010, diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh đạt 183.300 ha, năng
suất trung bình 2,21 tấn/ha, với sản lượng đạt 405.100 tấn, là một trong những tỉnh có
diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước chiếm 34% về diện tích và 36% tổng sản lượng
của cả nước. Trong những năm gần đây, ngành cà phê của tỉnh Đăk Lăk nói riêng và các
tỉnh Tây Nguyên nói chung đã có sự phát triển vượt bậc góp phần đưa Việt Nam trở
thành nước trồng cà phê vối có năng suất và sản lượng cao nhất nhì thế giới nhờ sự áp
dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật; trong đó, kỹ thuật sử dụng phân bón
đóng vai trò quan trọng và là biện pháp hàng đầu để thâm canh tăng năng suất, chất
lượng cà phê. Trong những năm qua, nhờ áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật nên năng suất cà phê của các địa phương trong huyện CưMnga đã tăng đáng kể.
Mặc dù là một trong những huyện có điều kiện khí hậu đất đai rất phù hợp, diện tích
trồng cà phê lớn nhất tỉnh Đăk Lăk nhưng năng suất cà phê trung bình không cao so với
các huyện khác trong tỉnh. Kỹ thuật bón phân cho cà phê vối ở thời kỳ kinh doanh là
biện pháp hàng đầu để thâm canh tăng năng suất, trong đó thời điểm và phương pháp
bón phân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cà phê
nhân.
61
Mục tiêu nghiên cứu: Bằng cơ sở khoa học xác định thời điểm và phương pháp
bón thích hợp các yếu tố đa lượng nhằm nâng cao hiệu lực của phân bón góp phần tăng
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê vối (Coffea canephora
Pierre) giai đoạn kinh doanh tại huyện CưMnga tỉnh Đăklăk.
2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vườn cà phê vối kinh doanh 10 đến 11 năm tuổi, năng suất bình quân trong 3
năm gần đây đạt 2,4 tấn/ha được trồng trên đất đỏ bazan xã Quảng Hiệp, huyện
CưMnga, tỉnh Đăk Lăk.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized Complete Block
design) ba lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 90 m2 (10 cây cà phê), giữa các ô được ngăn
bằng tấm nylon từ mặt đất xuống độ sâu 30 cm; Lượng phân bón: 250kg N + 100kg
P2O5 + 250kg K2O/ha được cho là phù hợp nhất với cây cà phê vối ở Tây Nguyên.
- Thí nghiệm nghiên cứu về thời điểm bón các yếu tố đa lượng cho cà phê gồm 9
công thức, từng yếu tố phân bón được bố trí bón theo các thời điểm khác nhau với 3
công thức cụ thể như sau:
+ Đối với đạm (250kg N), bón trên nền 100kg P2O5 (bón tháng 5: 50%, tháng 7:
50%) và 250 kg K2O (bón tháng 5: 35%, tháng 7: 35%, tháng 9: 30%)
CT1: (đối chứng) bón vào các tháng 5: 35%, 7: 35%, 9: 30%
CT2: bón vào các tháng 1: 15%, 5: 30%, 7: 30%, 9: 25%
CT3: bón vào các tháng 1: 10%, 3: 15%, 5: 30%, 7: 30%, 9: 15%
+ Đối với lân (100kg P2O5 ), bón trên nền 250kg N (bón tháng 1: 10%, 3: 15%,
5: 30%, 7: 30%, 9: 15%) và 250 kg K2O (bón tháng 5: 35%, 7: 35%, 9: 30%)
CT1: (đối chứng) bón vào tháng 5: 100%
CT2: bón vào các tháng 5: 50%, 7: 50%
CT3: bón vào các tháng 5: 35%, 7: 35%, 9: 30%
+ Đối với Kali (250kg K2O), bón trên nền 250kg N (bón tháng 1: 10%, 3:15%,
5: 30%, 7: 30%, 9: 15%) và 100kg P2O5 (bón tháng 5: 50%, 7: 50%)
CT1: (đối chứng) bón vào các tháng 5: 50%, 7: 50%
CT2: bón vào các tháng 5: 35%, 7: 35%, 9: 30%
CT3: bón vào các tháng 5: 20%, 7: 30%, 8: 30%, 9: 20%
62
- Thí nghiệm nghiên cứu về phương pháp bón các yếu tố đa lượng gồm 6 công
thức cùng với lượng phân bón 250kg N + 100kg P2O5 + 250kg K2O/ha, mỗi yếu tố N, P,
K được thí nghiệm trên 2 phương pháp chủ yếu: đào hố sâu 10-15cm quanh tán bón
phân sau đó lấp đất và vãi phân trên bề mặt dưới tán lá. Phương pháp vãi đều trên bề
mặt dưới tán lá làm đối chứng.
- Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cà phê: chiều dài cành, số hoa,
số quả rụng, thể tích qu ...