Thông tin tài liệu:
Mình lược dịch bài này với tiêu đề "Studio Lighting Techniques" của tác giả Chuck McKern để giới thiệu sơ qua khái niệm về ánh sáng trong ảnh chân dung. Tuy tiêu đề nói về ánh sáng trong studio nhưng vẫn có thể sử dụng được khi dùng ánh sáng tự nhiên. Trong ảnh chân dung ánh sáng có thể được sử dụng khéo léo để nhấn mạnh hoặc xóa bớt những điểm khác nhau trên khuôn mặt nhân vật. Sử dụng đèn trong studio, ánh sáng tự nhiên, tấm phản quang, vv. sẽ dễ dàng hơn sử dụng flash...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ánh sáng để trong ảnh chân dung
Ánh sáng trong ảnh chân dung
Mình lược dịch bài này với tiêu đề Studio Lighting Techniques của tác giả
Chuck McKern để giới thiệu sơ qua khái niệm về ánh sáng trong ảnh chân
dung. Tuy tiêu đề nói về ánh sáng trong studio nhưng vẫn có thể sử dụng
được khi dùng ánh sáng tự nhiên. Trong ảnh chân dung ánh sáng có thể được
sử dụng khéo léo để nhấn mạnh hoặc xóa bớt những điểm khác nhau trên
khuôn mặt nhân vật. Sử dụng đèn trong studio, ánh sáng tự nhiên, tấm phản
quang, vv. sẽ dễ dàng hơn sử dụng flash vì bạn sẽ nhìn thấy hiệu quả trước
khi chụp.
Có 4 kiểu ánh sáng:
- Kiểu 1 gọi là Broad Lighting tức là nguồn sáng chính đặt ở vị trí chiếu
sáng phía của mặt của nhân vật gần với camera hơn. Kiểu chiếu sáng này
dùng để làm cho người có khuôn mặt gầy trông béo hơn, giảm nét cá tính
trên gương mặt.
- Kiểu thứ 2 gọi là Short Lighting khi nguồn sáng rọi vào phía bên kia của
mặt, ngược với kiểu Broad. Kiểu này thường được sử dụng khi nhân vật có
khuôn mặt trái xoan trung bình. Ánh sáng kiểu này nhấn mạnh các đường
cong, nét gồ ghề trên khuôn mặt. Các đường nét do bóng đổ có thể được
điều chỉnh tăng giảm bằng cách sử dụng thêm đèn fill light có cường độ yếu
hơn. Kiểu chiếu sáng hẹp này có thể dùng để người mặt béo trông gầy hơn.
- Kiểu thứ 3 là Butterfly Lighting dùng đèn chính đặt phía trước nhân vật
và ở trên cao rọi xuống, chỉnh độ cao sao cho tạo nên bóng của mũi đổ
xuống phía dưới thẳng hàng với mũi. Cách này phù hợp với người có khuôn
mặt trái xoan thông thường, rất phù hợp với phụ nữ vì nó thường tạo nên vẻ
kiêu sang nhưng lại không hợp với đàn ông vì nó làm 2 tai trông có vẻ to
hơn.
- Kiểu thứ 4 là kiểu Rembrandt Lighting, tạo ra những bức c hân dung
giống tranh Rembrandt bằng cách kết hợp short lighting và butterfly
lighting. Đèn chính đặt cao và rọi vào phía mặt không quay về máy ảnh. Kỹ
thuật này tạo một hình tam giác sáng trên gò má gần camera. HÌnh tam giác
sáng cần điều chỉnh sao cho ở ngay dưới mắt và không lan xuống dưới mũi.
Đèn chính nên đặt ở vị trí tạo một góc 45 độ so với đường thằng nối giữa
máy ảnh với nhân vật và ở vị trí cao hơn nhân vật một chút. Cách tốt nhất để
chỉnh độ cao đèn là nhìn vào bóng của đèn trong mắt nhân vật (catchlights).
Bóng của đèn nên ở vị trí giữa 11h với 1h trên hình tròn của mắt nhân vật.
Nếu không có bóng của đèn thì mắt trông rất vô hồn.
Thông thường người ta dùng thêm 1 đèn phụ (fill light) ở phía bên kia của
máy ảnh. Đèn phụ phải yếu hơn đèn chính nhiều nếu không sẽ bị mất hiệu
quả của đèn chính. Công dụng của đèn phụ là làm mềm bóng đổ do đèn
chính tạo ra.
Đèn phụ cũng được sử dụng để kiểm sóat độ tương phản. Tăng độ sáng đèn
phụ làm giảm độ tương phản của ảnh và ngược lại. Đèn phụ sẽ thêm vào mắt
nhân vật bóng của đèn ở vị trí thấp hơn bóng của đèn chính. Bóng của đèn
phụ trong mắt nhân vật có hại cho ảnh vì nó tạo cảm giác nhân vật có một
ánh nhìn vô hướng. Vì thế sau khi chụp xong thì phải dùng photoshop xóa
cái bóng của đèn phụ đi. Ngoài ra phó nháy sẽ còn dùng các tấm phản quang
và ô để điều chỉnh thêm độ mềm của bóng, và kết quả hiệu chỉnh sẽ thấy
như tấm hình này.
Ngoài ra người ta còn dùng thêm đèn chiếu sáng phông và đèn chiếu sáng
tóc, ví dụ như trong ảnh dưới đây:
Nguyên bản tiếng Anh của bài này ở đia chỉ
http://www.vividlight.com/articles/1615.htm các bạn có thể tìm đọc.
+++
Như NTL đã nói về nghệ thuật chụp ảnh chân dung trong Ảnh chân dung -
Portrait thì một tấm ảnh đẹp là kết quả chung của những hiểu biết về kỹ
thuật và sự giao cảm giữa nhân vật với người cầm máy. Như thế để có được
một tấm ảnh chân dung đẹp thì ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi phương
tiện trước khi bấm máy. Hôm nay NTL muốn trao đổi với bạn về thể loại
ảnh chân dung ngoài trời và những điều cần chú ý.
Đa số những người chụp ảnh amateur sử dụng loại máy ảnh 24x36 để chụp
ảnh chân dung, có thể là SLR hoặc dSLR. Trong lĩnh vực đặc biệt tinh tế
này ít có chố cho những loại máy kiểu Point & Shoot (mặc dù đôi khi có
những tấm ảnh chân dung nổi tiếng được tạo nên từ loại máy này). Như thế
phương tiện đo sáng của bạn sẽ là thiết bị đo sáng gắn sẵn trong máy và loại
ống kính zoom tiêu chuẩn kiểu 28-80mm cũng sẽ là thông dụng. May mắn
thay ở vị trí tele 80mm, mà các ông kính loại này thường cho ảnh không thật
sắc nét, bạn lại có trong tay một chiếc ống kính hoàn toàn phù hợp để chụp
ảnh chân dung đấy nhé. Tất nhiên chiếc ống kính lý tưởng nhất dùng cho
ảnh chân dung ngoài trời vẫn là một chiếc 85mm f/1,8 hay tương đương như
thế. Ưu thế của loại ống kính này là cho phép ta khống chế dễ dàng độ nét
sâu của trường ảnh (D.O.F) đồng thời nó có một độ sắc nét vô cùng đáng nể
với độ phóng đại đủ mạnh để thu được cái thần của nhân vật. Ở khẩu độ ống
kính mở rộng tối đa f/1,8 thì việc chỉnh nét đòi hỏi chính xác cao nhưng bù
lại thì phông nền sẽ có độ lu mờ rất đẹp.
Để có thể giữ nguyên được ánh sáng không gian xung quanh thì việc sử
dụng các tấm phản xạ (mầu trắng hay ánh bạc) để xoá đi bóng đổ là cần
thiết. Các tấm phản xạ này tạo ánh sáng dịu hơn ánh sáng của đèn flash đồng
thời cân bằng ánh sáng của tiền cảnh với ánh sáng phông nền rất tốt. Giống
như các nguồn sáng khác, các tấm phản xạ này cho một ánh sáng rất dịu khi
nó ở gần chủ thể. Ta cũng có thể đạt được kết quả tương tự khi dùng thiết bị
làm tán xạ các tia nắng trực tiếp của mặt trời. Lợi thế của loại thiết bị tán xạ
này là nó cho một ánh sáng với nhiệt độ mầu cao hơn ngay cả với ánh sáng
cuối ngày.
Bên cạnh đó bạn không thể thiếu một chiếc đèn flash dùng để làm fill-in
trong trường hợp ánh sáng ngược chiều quá mạnh. Ánh sáng của đèn cần
phải được thể hiện một cách kín đáo nhất mà vẫn đảm bảo xoá được các
bóng tối không cần thiết. Bạn có thể dùng các đầu phản xạ - Bounce Card
- hay kiểu đầu tán xạ - Diffusion Dome. Nếu như ánh sáng của đèn là quá
rõ trên ảnh thì bạn hoàn toàn có thể hiệu chỉnh cường độ sáng của đèn -
1/3Ev cho đến -1/2Ev. Trong tr ...