Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của tài liệu Ánh sáng - Những con đường của Vật lý siêu hình học (Tập II) sẽ tiếp tục trình bày các nội dung về ánh sáng nghệ thuật, ánh sáng tinh thần: Mắt và bộ não. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ánh sáng - Những con đường của Vật lý siêu hình học (Tập II): Phần 2
Ánh sáng nghệ thuật, ánh sáng tinh thần 209
Chương 7
ÁNH SÁNG NGHỆ THUẬT,
ÁNH SÁNG TINH THẦN:
MẮT VÀ BỘ NÃO
Ánh sáng và bộ não
Hàng ngày chúng ta tắm trong ánh sáng, ánh sáng tự nhiên, như ánh sáng
Mặt trời, hay ánh sáng nhân tạo, như ánh sáng đèn điện. Ánh sáng này ảnh
hưởng đến chúng ta theo hai cách: không chỉ trên khía cạnh sinh lý, như chúng
ta đã thấy, mà còn cả ở khía cạnh tâm lý nữa. Ánh sáng đưa chúng ta vào một
trạng thái tinh thần, gây trong ta một tính khí nhất định. Và sở dĩ như vậy là vì
mọi ánh sáng mà mắt thu nhận nhất thiết phải thông qua sự sàng lọc của các
nơron thần kinh, vì mọi tín hiệu ánh sáng chiếu vào võng mạc của chúng ta
đều được não diễn giải. Nội tâm của chúng ta gắn bó mật thiết với môi trường
bên ngoài thông qua ánh sáng. Chính tác động của ánh sáng bên ngoài đến nội
tâm con người là cơ sở cho phương pháp nghệ thuật và kỹ thuật của họa sĩ,
nhiếp ảnh gia và những người làm điện ảnh. Thông qua sự kết hợp ánh sáng
và bóng tối, màu sắc và hình dạng, các nghệ sĩ tìm cách tái tạo trên toan hoặc
phim một không khí tâm lý tác động đến sâu thẳm tâm hồn ta. Do có tính vừa
vật thể vừa phi vật thể nên ánh sáng cũng đóng vai trò lớn, một cách ẩn dụ,
trong các truyền thống tâm linh của con người.
Mắt liên tục truyền các tín hiệu mà nó nhận được từ môi trường lên não,
và đến lượt mình não phát các tín hiệu ra lệnh cho các bộ phận khác nhau của
210 những con đường của ánh sáng
cơ thể. Các tín hiệu này được vận chuyển bởi các xung điện do các tế bào thần
kinh cá thể gọi là các nơron tạo ra. Tổng công suất của hoạt động điện này là
rất nhỏ, cỡ hai phần trăm oát: công suất điện của 2500 người cộng lại mới đủ
để thắp chỉ một bóng đèn 50W! Tuy vậy, dù rất yếu về điện nhưng não có lẽ
là một trong những sản phẩm phức tạp nhất của vũ trụ. Có khả năng biểu lộ
yêu thương hay khinh ghét, trắc ẩn hay đố kị, có thể sáng tác bản Cây sáo mê
hồn (La Flute enchantée), viết nên cuốn tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất, vẽ nên
bức Guernica hay thực hiện bộ phim Citizen Kane, não người phức tạp tới mức,
nếu so với nó thì máy tính mạnh nhất trong các siêu máy tính hiện nay cũng
chỉ là một món đồ chơi không hơn không kém.
Mọi con đường đều dẫn đến thị giác
Trong các đại dương nguyên thủy cách đây 3 tỉ năm, các cơ thể đơn bào
đã phát triển khả năng phản ứng với ánh sáng. Thông qua tiến hóa và chọn
lọc tự nhiên, một số động vật đơn bào, amíp và trùng đế giày, đã được ban
tặng trong tế bào duy nhất của chúng một vùng đặc biệt chứa một sắc tố nhạy
quang có tính thay đổi trạng thái hóa học mỗi khi được chiếu ánh sáng. Sắc
tố này, có màu vàng hoặc đỏ, thường là một protein phân tử caroten1 . Một số
động vật không xương sống đa bào thậm chí còn tiến xa hơn trên con đường
thị giác: chúng đã phát triển một thấu kính thô sơ đồng thời với một tập hợp
các tế bào nhạy sáng. Thấu kính này có chức năng tập trung ánh sáng để các
tế bào có thể phản ứng với các cường độ ánh sáng yếu nhất và phân biệt một
cách tinh tế nhất các cường độ ánh sáng khác nhau.
Các con mắt nguyên thủy đã trao cho động vật không xương sống này một
khả năng mới: khả năng nhận biết ánh sáng đến từ hướng nào. Chẳng hạn,
một ánh sáng mạnh hơn bên trái của mắt sẽ đến từ góc trái. Nhờ sự gia tăng
các tế bào nhạy quang sau thấu kính, mắt có thể phân biệt được các chuyển
động của một nguồn sáng (hay tối) băng qua tầm nhìn của nó. Trong con mắt
nguyên thủy này, vẫn chưa có sự hình thành các hình ảnh, nên nó vẫn chưa
thể cho biết vật đang chuyển động là một con mồi, một kẻ săn mồi hay một đối
tác tiềm năng. Mặc dù chức năng ban đầu của mắt là tập trung ánh sáng lên
các tế bào thụ cảm, nhưng sau đó thấu kính đã tiến hóa tới mức có khả năng
1
Caroten có trong thực vật, đặc biệt là cà rốt. Chính vì thế những ông bố bà mẹ lo lắng cho mắt
của con mình thường thúc chúng ăn cà rốt và các loại rau.
Ánh sáng nghệ thuật, ánh sáng tinh thần 211
hội tụ ánh sáng và tạo nên một ảnh trên một mặt cong gọi là võng mạc. Các tế
bào nhạy quang gắn với võng mạc tăng lên đáng kể về số lượng để có thể xử
lý lượng thông tin gia tăng gắn với một hình ảnh nào đó. Giai đoạn cuối cùng
trên con đường thị giác liên quan đến sự phát triển của não: các ảnh hình thành
trên võng mạc được thể hiện bằng các xung thần kinh, và các xung thần kinh
này được truyền lên một bộ não có khả năng diễn giải chúng2 .
Rất nhiều loài đã vượt qua các giai đoạn khác nhau này trên con đường tiến
hóa đến thị giác của chúng. Chẳng hạn, loài động vật nhuyễn thể đã phát triển
một hệ thị giác khá phức tạp. Một số loài ốc, từ động vật thân mềm sống ở biển
cho đến sò, như sò Saint-Jacques, mực thẻ và bạch tuộc, đã phát triển các con
mắt thật sự với các võng mạc có độ tinh vi cao, có t ...