Danh mục

Ánh sáng trong máy nhiếp ảnh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.75 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung và vẻ đẹp của một bức ảnh nhìn chung được tạo nên bởi các vùng tối (shadows), vùng sáng (highlights), và phần còn lại (midtones). Có người còn cho rằng không phải các vùng sáng tạo nên bức ảnh mà chính vùng tối quyết định bức ảnh đó. Thật vậy, nếu không có vùng tối trong một bức ảnh, thì khó có thể nào nói ánh sáng đã được xử lý như thế nào. Trên tinh thần đó tôi xin nói về ánh sáng dựa trên sự nghiên cứu các vùng tối. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ánh sáng trong máy nhiếp ảnh Nội dung và vẻ đẹp của một bức ảnh nhìn chung được tạo nên bởi các vùng tối (shadows), vùng sáng (highlights), và phần còn lại (midtones). Có người còn cho rằng không phải các vùng sáng tạo nên bức ảnh mà chính vùng tối q uyết định bức ảnh đó. Thật vậy, nếu không có vùng tối trong một bức ảnh, thì khó có thể nào nói ánh sáng đã được xử lý như thế nào. Trên tinh thần đó tôi xin nói về ánh sáng dựa trên sự nghiên cứu các vùng tối. Trong thực tế xử lý ánh sáng trong mỗi lần chụp, tôi chỉ quan tâm chính tới các vùng này để b iết được các nguồn sáng đã được bố trí như ý muốn chủ quan ban đầu chưa. Tôi định trao đổi bài này bằng các tình huống cụ thể với chi tiết về bố trí đèn, tạt sáng, chủ đề v.v… nhưng cũng như nhiều người, tôi có nhiều sách dạng này lắm và không có cuốn nào có thể nói hết được tất cả các tình huống ánh sáng. Cách tốt nhất là tách riêng ánh sáng và nghiên cứu nó, hiểu và xác định đ ược nó thì việc chi phối, áp dụng nó trong mọi trường hợp trở nên đơn giản hơn rất nhiều. N ếu bạn là một người lãng mạn, thích sự may rủi và hồi hộp cho ánh sáng của mỗi bức ảnh hay mỗi lần chụp thì tôi khuyên bạn không nên đọc tiếp, vì khi nắm rõ các khái niệm này và làm chủ được nó thì việc chụp ảnh cũng giống như bao việc khác: “chán lắm… có bi nhiêu đó… mần hoài” :). Ghi chú: Bài viết chỉ chủ yếu nói về ánh sáng trong studio, về nguyên tắc thì ánh sáng ngoài trời cũng không có sự khác biệt, nhưng khả năng chủ động xử lý nguồn sáng trời ít hơn nhiều. Chỉ có những người kiên trì, xử lý nhanh tình huống m ới có được nhiều ảnh đẹp khi sử dụng ánh sáng trời. Nguồn sáng phân tích là nguồn sáng đơn. Việc xử lý đa nguồn sáng cũng bắt nguồn từ việc xử lý từng nguồn sáng đơn này. Các bạn có thể xem các hình của tôi tại vnphoto.net h ttp://http://www.vnphoto.net/gallery.php?u=Pro_One các hình này tôi cũng chỉ dựa trên các nguyên lý sắp trình bày dưới đây. Xin đừng để ý tới văn phạm, chính tả, khoản này tôi kém lắm. Nếu có đoạn nào cần phải viết lại cho đúng, xin gửi yêu cầu cho tôi, tôi sẽ viết lại nếu cần thiết. Cuối cùng, nếu bạn là đối thủ cạnh tranh của Pro One Studio, thì xin bạn đ ừng đọc tiếp chúng tôi chỉ “biết có nhiêu đó để mần ăn thôi” ;). Mỗi nguồn sáng được quyết định bởi: _ Độ gắt/dịu _ Độ sáng _ Hướng sáng _ Nhiệt độ màu _ Khoảng cách từ nguồn sáng tới chủ đề I/ Đ ộ gắt/dịu 1 . Xác định: Đ ể biết được nguồn sáng gắt hay dịu ta dựa vào các vùng bóng đổ trên chủ đ ề. Các vùng này càng đậm và rõ bao nhiêu, thì nguồn sáng gắt bấy nhiêu và ngược lại, càng mờ càng dịu. Cách đơn giản nhất để xác định là dùng đôi tay của chính bạn. Bạn hãy đưa một ngón tay trước nguồn sáng, sao cho bóng của ngón tay này đổ trực tiếp trên lòng bàn tay còn lại. Trong trường hợp tay kia của bạn bị bận thì có thể nhờ tạm bàn tay của người mẫu, chỗ khác cũng đ ược nhưng phải cẩn thận ;). Nếu bạn thấy bóng của ngón tay đậm, rõ ràng thì nguồn sáng là gắt. Ngược lại nếu bóng của ngón tay mờ hoặc rất mờ thì ánh sáng là dịu hoặc rất dịu. 2 . Nguyên nhân: Ánh sáng g ắt: là do nguồn sáng nhỏ, xa chủ đề. Hoặc nguồn sáng lớn nhưng do cách quá xa chủ đề nên các “tia” sáng tiếp cận chủ đề coi như song song. Cụ thể: Đ èn flash gắn trực tiếp trên máy, hướng thẳng vào chủ đề mà không qua một thiết bị/đối tượng tán sáng nào. Đ èn flash trong studio có hoặc không có sử dụng loa che sáng thông thường. V iệc dùng tổ ong (horney comb) cũng cho kết quả tương tự. Đ èn halogen, HMI… nói chung là bất cứ loại gì mà trong khi sử dụng, cho nguồn sáng nhỏ, “tia” sáng tiếp cận chủ đề gần như song song. N goài trời thì ánh sáng mặt trời khi đã lên cao, trời không mây và chiếu thẳng trực tiếp lên chủ đề. So với trái đất thì m ặt trời to hơn rất nhiều nhưng do ở q uá xa nên trong thực tế thì cũng cỡ cái đĩa to là cùng. Á nh sáng gắt thường cho ra các bức ảnh có độ tương phản cao, nổi rõ chi tiết của chủ đề. Ánh sáng d ịu: là do nguồn sáng lớn, gần chủ đề hoặc đi xuyên qua/phản xạ từ các chất liệu/bề mặt tán sáng, ví dụ soft box, vải dù, giấy can, tạt sáng, tường nhà, trần nhà, ánh sáng mặt trời xuyên qua mây, hay trong những ngày trời đ ầy mây, v.v… Trong thực tế nguồn sáng được đặt càng gần chủ đề bao nhiêu thì càng dịu bấy nhiêu. Nói cách khác khi các “tia” sáng tiếp cận chủ đề theo vô số hướng khác nhau sẽ cho hiệu ứng dịu, hay còn gọi là nguồn sáng tán. Vậy nếu bạn đi mua các thiết bị tạo ánh sáng dịu như dù, soft box, tạt sáng, thì càng to càng tốt. Trong trường hợp lâm thời bạn có thể sử dụng ngay trần nhà, vách tường sáng để tạo ánh sáng dịu, chỉ có điều cẩn thận khi trần hay tường nhà có màu không phải màu trung tính. Lý do là các màu khác màu trung tính sẽ ảnh hưởng đến m àu sắc của bức ảnh. Á nh sáng dịu thích hợp cho các ảnh có độ tương phản thấp, các ảnh không có yêu cầu cao về chi tiết vật chụp, hay thậm chí làm mờ đi chi tiết bề mặt vật chụp. 3 . Ứng dụng: V ậy là đã rõ làm sao để có ánh sáng gắt và dịu, trong thực tế chụp ảnh thì ta có thể tóm tắt như sau: Ả ...

Tài liệu được xem nhiều: