Ao làng nằm ở đầu làng, cạnh con đường chính của làng. Ao rộng và sâu, chỗ nông nhất người lớn lội cũng ngập đến bụng. Nước ao trong vắt, là nguồn nước ăn của dân làng, là môi trường sống bình yên của lũ tôm, cua, cá. Ao còn là nơi thoát nước về mùa mưa, là lá phổi khổng lồ điều hoà khí hậu về mùa hè để cho làng thêm trong lành, mát mẻ. Vào ngày hội làng, chín cô thiếu nữ được tuyển chọn với những tiêu chuẩn hết sức khắt khe, xinh nhất làng và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ao làng trong vắt Ao làng trong vắt TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ ĐẢMAo làng nằm ở đầu làng, cạnh con đường chính của làng. Ao rộng và sâu, chỗ nông nhấtngười lớn lội cũng ngập đến bụng. Nước ao trong vắt, là nguồn nước ăn của dân làng, làmôi trường sống bình yên của lũ tôm, cua, cá. Ao còn là nơi thoát nước về mùa mưa, là láphổi khổng lồ điều hoà khí hậu về mùa hè để cho làng thêm trong lành, mát mẻ. Vàongày hội làng, chín cô thiếu nữ được tuyển chọn với những tiêu chuẩn hết sức khắt khe,xinh nhất làng và đặc biệt phải còn trong trắng, đội chín bình nước lấy ở ao làng vừa đivừa múa đến đền Thành hoàng để các cụ tắm rửa cho Thành hoàng. Thành hoàng là mộtviên tiểu tướng, trong một trận đánh giặc Minh, đạo quân của ông bị quân giặc đánh bại,không để rơi vào tay giặc, ông đã trẫm mình xuống ao làng. Quá căm thù ông vì đã chỉhuy quân lính anh dũng đánh trả làm cho quân giặc chết rất nhiều nên tên tướng giặc đãxua quân lính xuống ao mò xác ông, hòng vớt lên băm nát để trả thù nhưng mò tìm mãichẳng thấy. Tên tướng giặc tức giận nhảy ùm xuống ao, tiếp tục hò hét bọn lính mò tìmbằng được xác ông; đang lặn ngụp, bỗng tên tướng bơi nhanh vào bờ, ôm cổ kêu rốnglên, thì ra một con cua càng to tướng đã cắp đúng vào yết hầu của tên tướng. Bọn giặccho rằng ao làng có ma nên sợ hãi bơi hết vào bờ. Khi bọn giặc vừa đi khỏi làng, xác ôngnổi lên, gió đưa bồng bềnh như thể một người đang bơi ngửa. Dân làng vớt xác ông lên,khâm liệm, làm đám ma linh đình và chôn ông ngay trên mảnh đất hình thang ở cạnh aolàng. Cũng từ đấy, ao làng có một đặc điểm kỳ lạ pha chút huyền bí là rất nhiều cua. Đitrên đường, người ta có thể nhìn thấy những con cua càng to, mình đen bóng bò lổmngổm trên các đám bèo, cành sen hay bụi cỏ mọc quanh bờ ao. Vào những trưa hè nóngnực, người ta còn thấy vô số con cua bò lên mặt đường làng, giương đôi mắt đen bóngnhìn đất, ngắm trời. Ngày tôi còn là trẻ trâu thì chị Xuyến đã là một thiếu nữ xinh đẹp. Chị, mặt trái xoan,dáng thắt đáy lưng ong, da trắng, đặc biệt chị có mái tóc đen dài chấm gót. Mỗi lần gộiđầu, chị đều phải nhờ thêm một người nữa phụ giúp. Chị là niềm tự hào, kiêu hãnh củalàng. ở làng, từ người già đến lũ trẻ trâu chúng tôi không ai là không yêu mến chị; chịkhông chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Riêng tôi, tôi ngưỡng mộ chị đến độ thầm nhủ lớnlên nhất định sẽ bảo mẹ đến hỏi chị làm vợ! Tất nhiên tôi chẳng bao giờ thực hiện được ýđịnh ngu ngốc của mình cho dù chị có trẻ mãi không già, đơn giản là vì chị không quantâm đến chuyện chồng con. Chị Xuyến bán bún riêu cua ở chợ làng, mỗi lần theo mẹ đi chợ, tôi đều bắt mẹ dẫn lạihàng chị ăn bún. Bún riêu của chị ngon, rẻ nên rất đông khách. Tôi vừa ăn vừa ngắm chị.Một lần mải mê ngắm chị, tôi đánh rơi bát bún xuống chân, bị bỏng mất mười hai ngàymới khỏi. Mẹ tôi sợ quá không cho tôi ăn bún nữa nhưng khi có ai cho tiền, tôi đều lénmẹ ra hàng chị ăn bún. Sau này, khi đã sống ở thành phố, mỗi lần về quê, tôi đều khôngquên ra hàng chị làm một tô bún riêu. Một dạo tôi đưa cô vợ mới cưới người Hà Nội vềquê và hùng hồn bảo sẽ chiêu đãi nàng một món ăn đặc sản cả nước này, cả thế giới nàychỉ làng tôi mới có! Tôi đưa vợ ra chợ làng, vào hàng bún riêu của chị Xuyến gọi hai tô.Nhìn thấy vợ chồng tôi, chị Xuyến mỉm cười bảo tôi dẫn vợ về trình làng đấy à? Tôi đápvâng, kèm theo một câu nói đùa, không phải dẫn về trình làng mà dẫn về để thưởng thứcmón bún đặc sản của chị! Chị khen vợ tôi trông xinh và phúc hậu. Lời khen của chị làmmũi tôi phổng lên, nhưng nếu làm phép so sánh với chị, cùng lắm vợ tôi chỉ bằng bốnphần mười thời con gái của chị. Bây giờ chị đã đứng tuổi, mặt có nếp nhăn, duy chỉ cómái tóc của chị vẫn đen và dài. Tôi thấy chị vẫn đẹp, đẹp như ngày nào tôi muốn cưới chịlàm vợ! Trong lúc ăn, một ý nghĩ vớ vẩn, hết sức thô tục đến với tôi. Tôi nghĩ, chị đã hơnbốn mươi tuổi, chị vẫn chưa chồng, không biết chị có còn trinh không? Mặt tôi đỏ rựclên, tôi đưa mắt nhìn chị, bắt gặp ở chị một ánh mắt dịu dàng, ấm áp. Chị không biếtđược ý nghĩ của tôi. Song tôi cảm thấy mình mắc tội lớn với chị. Tôi xuất thân từ mộtngười nông dân, tôi sinh ra ở làng, lẽ nào tôi lại không tin những người dân quê! Ăn bún xong, tôi móc túi, lấy tiền trả chị, chị gạt tay tôi không nhận, chị bảo chị chiêuđãi người thành phố. Tôi hiểu tấm lòng chân thành của chị nên cất tiền đi. Một điều cóthể chị không nghĩ đến nhưng tôi rất lấy làm hãnh diện, hành động của chị đã làm đẹpmặt tôi trước cô vợ mới cưới, như ngầm bảo với nàng rằng tôi là kẻ được người làngtrọng nể! Khi chúng tôi ra về, chị dặn nếu rảnh rỗi đưa vợ đến nhà chị chơi. Tôi cám ơnchị rồi đưa vợ về nhà. Trên đường đi, vợ tôi bảo có phải món bún riêu vừa ăn đó là đặcsản cả nước, cả thế giới chỉ ở làng mới có đó phải không? Tôi đáp, phải. Vợ tôi cười phálên, bảo tưởng gì chứ bún riêu ở thành phố có mà đầy rẫy. Ngực tôi nhói đau, tôi suýt chonàng một một lời ...