Danh mục

Áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Pháp và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.84 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết được thực hiện nhằm phân tích bản chất, vai trò và hiệu lực của án lệ trong mô hình dân luật Pháp và kinh nghiệm của Việt Nam hiện nay trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Pháp và kinh nghiệm đối với Việt Nam ÁP DỤNG ÁN LỆ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT PHÁP VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Nguyễn Thị Hoài Thương Người phản biện: TS. Lê Thị Nga Tóm tắt: Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà các tranh chấp về hợpđồng mua bán hàng hóa ngày càng nhiều và phức tạp, việc áp dụng án lệ để giải quyếtcác tranh chấp đó được xem là một trong các giải pháp hữu hiệu. Vấn đề đặt ra cầngiải quyết chính là việc lựa chọn mô hình án lệ nào phù hợp nhất với hệ thống phápluật Việt Nam hiện tại. Bài viết được thực hiện nhằm phân tích bản chất, vai trò vàhiệu lực của án lệ trong mô hình dân luật Pháp và kinh nghiệm của Việt Nam hiện naytrong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó, chỉ ranhững thiếu sót, bất cập và đề xuất những giải pháp nền tảng nhằm xây dựng hệ thốngán lệ phù hợp. Từ khóa: Án lệ trong dân luật Pháp, hợp đồng, kinh nghiệm. Résumé: Aujourd‟hui, au cours de la tendance de l‟intégration économique international,quand les litiges sur les contrats de vente augmentent de plus en plus nombreux etcompliqués, l‟application de la jurisprudence pour les résoudre est considérée commel‟une des solutions efficaces. Le problème posé, est le choix du modèle dejurisprudence qui peut etre convient le mieux au système juridique vietnmien actuel.L‟article vise à analyser la nature, le rôle et la validité des jurisprudences dans lemodèle de droit civil francais et celui du Vietnam dans le processus de résolution deslitiges concernant les contrats de vente. À partir de là, l‟auteur souligne les lacunes, lesinsuffisances et proposer des solutions fondamentales pour construire un système dejurisprudence approprié. Mots-clés : jurisprudence en droit civil français, contrat, expérience.. 1. Đặt vấn đề ThS., NCS Trường Đại học Luật, Đại học Huế 339 Hiện nay ở Việt Nam, án lệ được xem là một nguồn luật để giải quyết các tranhchấp về hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, khi lựa chọn mô hình án lệ để ápdụng, một điều rất quan trọng cần lưu ý là việc xác định mô hình án lệ được lựa chọnvà hệ thống pháp luật hiện tại phải có sự tương đồng với nhau. Hệ thống pháp luậtViệt Nam hiện nay là sự pha trộn của nhiều học thuyết pháp luật của các truyền thốngpháp luật lớn trên thế giới mà chủ yếu là truyền thống châu Âu lục địa và truyền thốngxã hội chủ nghĩa. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam chịunhiều ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của nước Pháp. Trong hệ thống pháp luật củaPháp, sư tồn tại của án lệ là một hiện tượng khách quan, các nhà làm luật của Cộnghòa pháp đã tìm cách chuyển hóa để du nhập nó vào hệ thống luật thành văn. Vì vậy, việc nghiên cứu mô hình án lệ trong pháp luật Pháp trong quá trình giảiquyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa và rút ra những học hỏi để soichiếu, đánh giá mô hình án lệ còn non trẻ ở Việt Nam là điều vô cũng cần thiết. 2. Mô hình án lệ để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hànghóa theo pháp luật Pháp 2.1. Án lệ không có giá trị bắt buộc trong việc áp dụng để giải quyết các tranhchấp hợp đồng mua bán hàng hóa Điểm khác biệt lớn nhất về án lệ của hệ thống Civil Law so với Common Law lànếu như Common Law xem án lệ là nguồn luật chủ yếu, có giá trị bắt buộc tuân theothì hệ thống Civil Law lại xem án lệ là nguồn luật thứ yếu và không có giá trị bắtbuộc. Tại Pháp, thực tiễn xét xử cho thấy trước khi Bộ luật Dân sự được ban hành thìcho phép thẩm phán Pháp đưa ra những phán quyết mang tính hướng dẫn chung. Tuynhiên sau đó, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự Pháp thì thực tế đó đã bị bãi bỏ. Ngaycả tòa phá án về mặt lý thuyết cũng không được cho phép giải thích pháp luật.Nguyên tắc hiến định ở Pháp là những phán quyết của tòa án đã có hiệu lực pháp luậtđược coi là “án lệ” (le jurisprudence) không phải là nguồn luật [2]. Các án lệ này chỉcó giá trị tham khảo, biểu hiện là: Khi áp dụng “tinh thần” của những phán quyếttrước đây để xét xử vụ án cụ thể có tính chất tương tự thì tòa án không trích dẫnnhững phán quyết đó. Nếu tòa án nào trích dẫn vụ án cụ thể nào đó làm cơ sở đưa raphán quyết đối với vụ án đang thụ lý giải quyết thì phán quyết đó bị hủy bỏ vì bị coi 340là không có cơ sở pháp lý. Ngay cả Tòa phá án của Pháp “Cour de casation”, nếumuốn hủy các bản án của tòa án cấp dưới có mâu thuẫn với “le jurisprudence” củamình thì “Cour de casation” cũng không thể dẫn chiếu đến bản án trước đây của mình(mặc dù ai cũng có thể n ...

Tài liệu được xem nhiều: