Bài viết nêu lên việc đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy đang trở thành một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của nước ta. Vì vậy, để xử lý triệt để tình hình tội phạm ma túy không chỉ xử lý về mặt hình sự đối với tội phạm ma túy mà còn xử lý về mặt hành chính đối với cá nhân người sử dụng ma túy để có sự răn đe, giáo dục cũng như có phương hướng, biện pháp nhằm đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng nêu trên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng biện pháp xử lý hành chính “đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH “ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC” Nguyễn Trần Tiến Hồng Phú Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Chí ThắngTÓM TẮTViệc đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy đang trở thành một trong những mục tiêu và nhiệm vụquan trọng, cấp bách của nước ta. Vì vậy, để xử lý triệt để tình hình tội phạm ma túy không chỉ xử lývề mặt hình sự đối với tội phạm ma túy mà còn xử lý về mặt hành chính đối với cá nhân người sửdụng ma túy để có sự răn đe, giáo dục cũng như có phương hướng, biện pháp nhằm đẩy lùi, ngănchặn tình trạng nêu trên. Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2012 và các văn bản hướngdẫn quy định về các biện pháp xử lý hành chính có sự thay đổi rất lớn về các quy định áp dụng biệnpháp xứ lý hành chính mà đặc biệt là đối với những người sử dụng ma túy. Biện pháp xử lý vi phạmhành chính (XLHC) ‚Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc‛ áp dụng đối với người nghiện ma túy đểchữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc đã đápứng được một phần rất lớn vào việc giải quyết tệ nạn ma túy của xã hội, vào công cuộc xây dựngvà hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.Từ khóa: Luật xử lý vi phạm hành chính, xử lý hành chính, Tòa án Nhân dân.1 KHÁI NIỆM BIỆN PHÁP “ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC”1.1 Khái niệmBiện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là cách thức mà cơ quan có thẩm quyền áp dụngtrực tiếp lên người bị nghiện ma túy bằng biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích đảm bảo trật tự xãhội trong thời hạn pháp luật cho phép.Ngoài ra, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong bốn biện pháp XLHC được quy định tạiLuật XLVPHC năm 2012. Đây là biện pháp do Tòa án Nhân dân (TAND) cấp huyện xem xét, quyếtđịnh áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tạixã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơicư trú ổn định nhằm mục đích cách ly người nghiện ma túy khỏi cộng đồng, buộc họ chữa bệnh,lao động, học văn hóa, học nghề tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.1.2 Đặc điểmTừ khái niệm trên biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có những đặc điểm như sau:Một là, biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là cơ quan có thẩm quyền thi hành bằng biệnpháp cưỡng chế hành chính nhà nước. Nó có tính pháp lý, bởi vì biện pháp này được quy định cụ 1655thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Luật, Nghị định của Chính phủ,… Biệnpháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng theo quyđịnh của pháp luật.Hai là, biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý chỉ áp dụng đối với côngdân Việt Nam, được xác định là bị nghiện và có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Đối vớitrường hợp người nước ngoài có hành vi nghiện ma túy mà bị cơ quan chức năng phát hiện tại lãnhthổ Việt Nam thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Ba là, việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng theo những trìnhtự, thủ tục mà pháp luật quy định và đối tượng bị áp dụng phải chịu sự quản lý và hạn chế một sốquyền tự do cá nhân nhất định; với nội dung là hạn chế một số quyền tự do của con người khi ápdụng các biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên các văn bản hướng dẫn thi hành đãquy định tương đối chặt chẽ [1].2 ĐỐI TƯỢNG BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP “ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC”Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: ‚Người nghiện matúy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn cònnghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định‛.Tại Nghị định 221/2013/NĐ – CP Quy đinh chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơsở cai nghiện bắt buộc ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, thì đối tượng đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc thuộc hai trường hợp: ‚Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổnđịnh, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà còn nghiện‛;‚Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thịtrấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.‛Tại Nghị định số 136/2016/NĐ - CP ngày 09 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ, sửa đổi bổ sungmột số điều của Nghị định 221/2013/NĐ-CP cũng quy định đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng như: Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổnđịnh, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tạixã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hànhquyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn cònnghiện; Người nghiện ma túy từ dủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyếtđịnh giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy; Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên,không có nơi cư trú ổn định.16563 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC3.1 Thẩm quyền xem xét áp dụng biện phápChủ thể có thẩm quyền liên quan đến xác định tình trạng nghiện ma túy:Theo Khoản 3 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định: Người có thẩm quyền xác định tình trạngnghiện ma túy là bác sĩ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chuẩn đoán điều trịcắt cơn nghiện ma túy do cơ quan, tổ ...