Danh mục

Áp dụng IFRS ở Việt Nam – Cơ hội và thách thức

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.23 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc áp dụng IFRS giúp cho các đối tác, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, có thể tìm hiểu, so sánh, đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung của quốc tế để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh và/ hoặc đầu tư phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng IFRS ở Việt Nam – Cơ hội và thách thức n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam ÁP DỤNG IFRS Ở VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC #Lê Vũ Trường –FCCA, CPA Australia Đinh Minh Tuấn - ACCA, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Cơ hội cho các DN Việt Nam khi áp dụng IFRS? 1) Thu hút vốn và mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh, hội nhập quốc tế Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói riêng, sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế. Việc áp dụng IFRS giúp cho các đối tác, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, có thể tìm hiểu, so sánh, đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung của quốc tế để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh và/ hoặc đầu tư phù hợp. Thực tế, để tiếp cận được các nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế thì việc lập và trình bày các BCTC theo IFRS gần như là một yêu cầu bắt buộc. Hơn nữa, việc áp dụng IFRS cũng sẽ mang lại sự “bình đẳng” cho một bên là các nhà đầu tư nước ngoài mới và/ hoặc nhỏ lẻ, với một bên là các nhà đầu tư/ tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do họ có được sự tự tin và không tốn thêm chi phí để “chuyển đổi số liệu”. 2) Nâng cao chất lượng quản trị và thông tin Phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS thông thường dựa vào “Bản chất hơn hình thức”. Do đó, để lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS, Ban Giám đốc cần phải có trách nhiệm cao hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tế để có thể phản ánh bản chất của nghiệp vụ kinh tế. Việc này giúp nâng cao chất lượng quản trị, tính minh bạch và tính hợp lý của thông tin. Từ đó, độ “chênh lệch” thông tin phục vụ mục đích nội bộ và bên ngoài sẽ được giảm thiểu. Thực hiện được việc này, DN không tốn thêm chi phí và thời gian để thực hiện việc hòa giải thông tin khi được yêu cầu từ các cơ quan quản lý hoặc đối tác. 3) Nâng cao hiệu quả hoạt động của DN Sau khi triển khai IFRS, các DN có thể dễ dàng so sánh, đánh giá các hoạt động và tình hình tài chính của họ một cách chính xác hơn. Nhờ đó, họ có thể xây dựng cách nhìn sâu sắc hơn về khách hàng, nhà cung cấp cũng như đối thủ cạnh tranh – đặc biệt là đa số đối thủ đến từ các quốc gia đã áp dụng IFRS. 4) Phản ánh hợp lý hơn giá trị của DN Hiện tại theo VAS, các BCTC được phản ánh theo giá gốc hay giá trị sổ sách mà chưa phản ánh được GTHL tại thời điểm lập BCTC như theo yêu cầu của IFRS. Việc áp dụng 29 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam IFRS, sẽ giúp DN và người sử dụng BCTC có cái nhìn hợp lý và xác thực hơn về tình hình tài chính, hoạt động và GTHL hiện tại của DN. Thách thức khi áp dụng IFRS 1) Áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý (GTHL) vào trong kế toán Trên thế giới, GTHL bắt đầu trở thành một cơ sở tính giá trong kế toán từ cuối những năm 1990 và chuẩn mực IFRS 13 – Xác định GTHL – đã chính thức được ban hành, hướng dẫn chi tiết về cách xác định GTHL trong hạch toán kế toán. Ở Việt Nam, GTHL đã được đề cập trong VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác, VAS 03 – Kế toán tài sản cố định hữu hình, VAS 01 – Chuẩn mực chung, VAS 06 – Thuê tài sản, VAS 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, VAS 05 – Bất động sản đầu tư và VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên, GTHL chủ yếu chỉ được sử dụng trong việc ghi nhận ban đầu như xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, ghi nhận ban đầu đối với doanh thu, tài sản cố định, hay xác định giá trị trao đổi. Như vậy, có thể thấy, việc áp dụng GTHL tại Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu và chưa có một hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định, cách trình bày và hạch toán GTHL trong kế toán. Hơn nữa, chi phí và chất lượng thẩm định giá cũng được xem là những thách thức lớn nhất trong tiến trình hội nhập và triển khai IFRS đối với các DN Việt Nam. 2) Năng lực đội ngũ kế toán, người sử dụng BCTC và các cơ quan quản lý IFRS tương đối phức tạp và khó hiểu đối với người sử dụng, ngay cả với những nền kinh tế phát triển. Hiện tại, đội ngũ kế toán tại DN phần lớn chưa được đào tạo và tiếp cận chính quy với IFRS. Ngoài ra, IFRS yêu cầu người làm công tác kế toán phải am hiểu sâu hoạt động của DN, nắm bắt, phân tích thông tin để có thể ghi nhận nghiệp vụ theo đúng “Bản chất hơn hình thức”. Việc áp dụng đúng các phương pháp hạch toán phù hợp và các yêu cầu trình bày và thuyết minh theo IFRS có thể đòi hỏi phải ghi chép thông tin nhiều hơn, chi tiết hơn – theo đó, việc này có thể làm gia tăng khối lượng công việc. Một câu hỏi lớn trong kế toán quốc tế mà hiện tại vẫn chưa có lời giải thỏa đáng là “How fair is the fair value?”, GTHL có thể hợp lý với người này nhưng chưa chắc hợp lý với người khác. V ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: