Áp dụng phương pháp chi phí du hành để xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 465.27 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu tiến hành xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng mang lại cho đối tượng khách trong nước trong năm 2016. Phương pháp chi phí du hành theo vùng và phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng và xây dựng đường cầu du lịch của du khách trong nước đối với chợ nổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng phương pháp chi phí du hành để xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 1(2) - 2017 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CẢNH QUAN CỦA CHỢ NỔI CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Phạm Trung Hiếu1, Lưu Tiến Thuận2 Viện Kinh tế - Xã hội, Thành phố Cần Thơ 2 Khoa Kinh tế, Đại học Cần Thơ 1 Liên hệ email: ltthuan@ctu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu tiến hành xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng mang lại cho đối tượng khách trong nước trong năm 2016. Phương pháp chi phí du hành theo vùng và phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng và xây dựng đường cầu du lịch của du khách trong nước đối với chợ nổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, giá trị du lịch của chợ nổi Cái Răng năm 2016 dưới dạng tiền tệ là 373.747,39 triệu đồng. Trong đó, thặng dư của du khách khi tham quan chợ nổi Cái Răng là 116.003,68 triệu đồng và thu nhập của các doanh nghiệp nhận được dưới dạng chi tiêu của du khách là 257.743,71 triệu đồng. Đường cầu du lịch của khách nội địa có dạng VR = 15,916 – 8,961.10-6 x TC. Nghiên cứu đã đóng góp thêm minh chứng cho lý thuyết giá trị cảnh quan và phương pháp chi phí du hành với trường hợp cụ thể chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Từ khóa: chợ nổi Cái Răng, giá trị cảnh quan, phương pháp chi phí du hành. Nhận bài: 13/08/2017 Hoàn thành phản biện: 07/09/2017 Chấp nhận bài: 15/09/2017 1. MỞ ĐẦU Chợ nổi Cái Răng là điểm du lịch nổi tiếng, là hình ảnh mang tính biểu tượng cho ngành du lịch thành phố Cần Thơ (TPCT) nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. Năm 2014, chợ nổi được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là địa điểm du lịch tiêu biểu cấp vùng ĐBSCL. Cũng trong năm này, Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh bình chọn chợ nổi Cái Răng là một trong mười khu chợ ấn tượng nhất thế giới, và được trang web Youramazingplaces đưa vào danh sách một trong sáu chợ nổi đẹp nhất châu Á. Đáng chú ý nhất, ngày 08/7/2016, chợ nổi Cái Răng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Theo Sở VH-TT-DL TPCT, hàng năm chợ nổi Cái Răng đón tiếp hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, du lịch, đóng góp cho ngành du lịch thành phố hàng trăm tỷ đồng nhờ vào cảnh quan, môi trường đặc trưng, và độc đáo của chợ. Tuy nhiên, bên cạnh việc thu hút được nhiều du khách đến tham quan, du lịch, mang lại nguồn lợi to lớn cho các các doanh nghiệp và toàn thể ngành du lịch của thành phố, hoạt động của chợ nổi bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như vấn đề an toàn lưu thông đường thủy, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Nổi cộm trong số đó chính là vấn đề chất lượng cảnh quan, môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động mua bán và khai thác du lịch. Mặc dù TPCT đã xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”, song đến nay chưa có một nghiên cứu nào liên quan đến việc xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng. Chính vì vậy, việc xác định giá trị cảnh quan chợ nổi Cái Răng bằng phương pháp chi phí du hành mang tính cấp thiết cao, không 285 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 1(2) - 2017 chỉ cung cấp minh chứng và đóng góp vào lý thuyết giá trị cảnh quan mà còn góp phần củng cố, làm vững chắc nền tảng, cơ sở khoa học cho Đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng” của thành phố Cần Thơ. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2014 – 2016, gồm các số liệu về lượng du khách, dân số các địa phương ở ĐBSCL từ nguồn Niên giám Thống kê, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở VH-TT-DL và Trung tâm Phát triển Du lịch TPCT. Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 12/2016, thông qua phỏng vấn trực tiếp 160 du khách trong nước bằng bảng câu hỏi soạn trước và sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu không tiến hành phỏng vấn đối tượng khách quốc tế vì hầu hết chuyến đi của khách quốc tế là đa mục tiêu, đa địa điểm nên việc ước lượng chi phí du hành khó chính xác. Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin về chi phí du hành và các yếu tố kinh tế xã hội của du khách. Theo Võ Thị Thanh Lộc (2010), cỡ mẫu có thể được xác định bằng công thức của Slovin, như sau: n = N/(1+N.e2) (1) Trong đó: N: Số quan sát tổng thể và e: Sai số cho phép Với N = 183.9701, sai số cho phép e = 10%, cỡ mẫu tối thiểu cần lấy là n =100. Do đó, số quan sát nghiên cứu tiến hành phỏng vấn là 160, lớn hơn số mẫu tối thiểu cần thu thập để đảm bảo tính đại diện của tổng thể. 2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tổng hợp, phân tích các số liệu, thông tin về chuyến du lịch và vùng xuất phát của du khách. Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu (Mai Văn Nam, 2008, trang 12). Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong thống kê mô tả như: bảng tần suất, và số bình quân. 2.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định các hệ số hồi quy thể hiện mối liên hệ tương quan giữa chi phí du hành và tỷ lệ tham quan của du khách. Từ đó xây dựng phương trình đường cầu du lịch của du khách đối với chợ nổi Cái Răng. Phân tích hồi quy tuyến tính là nghiên cứu mối liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố độc lập (biến độc lập) Xi và chỉ tiêu Y nào đó (biến phụ thuộc). Trong đó, các Xi ảnh hưởng đến Y và Y được xem là phụ thuộc vào các Xi. 1 Số khách nội địa đến chợ nổi Cái Răng năm 2016 286 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 1(2) - 2017 Mô hình hồi quy là hàm cầu du lịch dạng tuyến tính: VR = a + bTC (2) Trong đó: a, b là các hệ số cần ước lượng. b kỳ vọng mang dấu (-) VR – biến phụ thuộc: tỷ lệ tham quan/1.000 dân của mỗi vùng (‰) TC – biế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng phương pháp chi phí du hành để xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 1(2) - 2017 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CẢNH QUAN CỦA CHỢ NỔI CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Phạm Trung Hiếu1, Lưu Tiến Thuận2 Viện Kinh tế - Xã hội, Thành phố Cần Thơ 2 Khoa Kinh tế, Đại học Cần Thơ 1 Liên hệ email: ltthuan@ctu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu tiến hành xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng mang lại cho đối tượng khách trong nước trong năm 2016. Phương pháp chi phí du hành theo vùng và phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng và xây dựng đường cầu du lịch của du khách trong nước đối với chợ nổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, giá trị du lịch của chợ nổi Cái Răng năm 2016 dưới dạng tiền tệ là 373.747,39 triệu đồng. Trong đó, thặng dư của du khách khi tham quan chợ nổi Cái Răng là 116.003,68 triệu đồng và thu nhập của các doanh nghiệp nhận được dưới dạng chi tiêu của du khách là 257.743,71 triệu đồng. Đường cầu du lịch của khách nội địa có dạng VR = 15,916 – 8,961.10-6 x TC. Nghiên cứu đã đóng góp thêm minh chứng cho lý thuyết giá trị cảnh quan và phương pháp chi phí du hành với trường hợp cụ thể chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Từ khóa: chợ nổi Cái Răng, giá trị cảnh quan, phương pháp chi phí du hành. Nhận bài: 13/08/2017 Hoàn thành phản biện: 07/09/2017 Chấp nhận bài: 15/09/2017 1. MỞ ĐẦU Chợ nổi Cái Răng là điểm du lịch nổi tiếng, là hình ảnh mang tính biểu tượng cho ngành du lịch thành phố Cần Thơ (TPCT) nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. Năm 2014, chợ nổi được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là địa điểm du lịch tiêu biểu cấp vùng ĐBSCL. Cũng trong năm này, Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh bình chọn chợ nổi Cái Răng là một trong mười khu chợ ấn tượng nhất thế giới, và được trang web Youramazingplaces đưa vào danh sách một trong sáu chợ nổi đẹp nhất châu Á. Đáng chú ý nhất, ngày 08/7/2016, chợ nổi Cái Răng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Theo Sở VH-TT-DL TPCT, hàng năm chợ nổi Cái Răng đón tiếp hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, du lịch, đóng góp cho ngành du lịch thành phố hàng trăm tỷ đồng nhờ vào cảnh quan, môi trường đặc trưng, và độc đáo của chợ. Tuy nhiên, bên cạnh việc thu hút được nhiều du khách đến tham quan, du lịch, mang lại nguồn lợi to lớn cho các các doanh nghiệp và toàn thể ngành du lịch của thành phố, hoạt động của chợ nổi bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như vấn đề an toàn lưu thông đường thủy, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Nổi cộm trong số đó chính là vấn đề chất lượng cảnh quan, môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động mua bán và khai thác du lịch. Mặc dù TPCT đã xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”, song đến nay chưa có một nghiên cứu nào liên quan đến việc xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng. Chính vì vậy, việc xác định giá trị cảnh quan chợ nổi Cái Răng bằng phương pháp chi phí du hành mang tính cấp thiết cao, không 285 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 1(2) - 2017 chỉ cung cấp minh chứng và đóng góp vào lý thuyết giá trị cảnh quan mà còn góp phần củng cố, làm vững chắc nền tảng, cơ sở khoa học cho Đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng” của thành phố Cần Thơ. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2014 – 2016, gồm các số liệu về lượng du khách, dân số các địa phương ở ĐBSCL từ nguồn Niên giám Thống kê, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở VH-TT-DL và Trung tâm Phát triển Du lịch TPCT. Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 12/2016, thông qua phỏng vấn trực tiếp 160 du khách trong nước bằng bảng câu hỏi soạn trước và sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu không tiến hành phỏng vấn đối tượng khách quốc tế vì hầu hết chuyến đi của khách quốc tế là đa mục tiêu, đa địa điểm nên việc ước lượng chi phí du hành khó chính xác. Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin về chi phí du hành và các yếu tố kinh tế xã hội của du khách. Theo Võ Thị Thanh Lộc (2010), cỡ mẫu có thể được xác định bằng công thức của Slovin, như sau: n = N/(1+N.e2) (1) Trong đó: N: Số quan sát tổng thể và e: Sai số cho phép Với N = 183.9701, sai số cho phép e = 10%, cỡ mẫu tối thiểu cần lấy là n =100. Do đó, số quan sát nghiên cứu tiến hành phỏng vấn là 160, lớn hơn số mẫu tối thiểu cần thu thập để đảm bảo tính đại diện của tổng thể. 2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tổng hợp, phân tích các số liệu, thông tin về chuyến du lịch và vùng xuất phát của du khách. Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu (Mai Văn Nam, 2008, trang 12). Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong thống kê mô tả như: bảng tần suất, và số bình quân. 2.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định các hệ số hồi quy thể hiện mối liên hệ tương quan giữa chi phí du hành và tỷ lệ tham quan của du khách. Từ đó xây dựng phương trình đường cầu du lịch của du khách đối với chợ nổi Cái Răng. Phân tích hồi quy tuyến tính là nghiên cứu mối liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố độc lập (biến độc lập) Xi và chỉ tiêu Y nào đó (biến phụ thuộc). Trong đó, các Xi ảnh hưởng đến Y và Y được xem là phụ thuộc vào các Xi. 1 Số khách nội địa đến chợ nổi Cái Răng năm 2016 286 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 1(2) - 2017 Mô hình hồi quy là hàm cầu du lịch dạng tuyến tính: VR = a + bTC (2) Trong đó: a, b là các hệ số cần ước lượng. b kỳ vọng mang dấu (-) VR – biến phụ thuộc: tỷ lệ tham quan/1.000 dân của mỗi vùng (‰) TC – biế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp chi phí du hành Chi phí du hành Chợ nổi Cái Răng Thành phố Cần Thơ Giá trị cảnh quanGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND
5 trang 107 0 0 -
Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND
5 trang 90 0 0 -
64 trang 45 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ
5 trang 38 0 0 -
1 trang 36 0 0
-
83 trang 26 0 0
-
1 trang 25 0 0
-
Định hướng quy hoạch thành phố Cần Thơ đô thị đặc trưng và phát triển bền vững
4 trang 24 0 0 -
Cấp nước sinh hoạt cho ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
16 trang 23 0 0 -
Chợ nổi Cái Răng - Phong Ðiền - Tỉnh Cần Thơ
3 trang 22 0 0