Triệu chứng và cách xử lý Tình trạng này thường xuất hiện ở người mắc bệnh lỵ mạn tính, đôi khi có ở bệnh nhân lỵ cấp. Khuẩn amíp xâm nhập thành ruột, gây tổn thương thành mạch, qua tĩnh mạch cửa lên gan (thường là gan phải) tạo thành ổ áp xe. Tác nhân gây bệnh là entamoeba histolytica - thể hoạt động của amíp. Nó ăn hồng cầu và tiết ra độc tố hủy hoại tế bào gan.Áp xe gan có những triệu chứng chính sau: - Đau mạnh tại một điểm nhất định ở vùng gan....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp xe gan do amíp Áp xe gan do amíp Triệu chứng và cách xử lý Tình trạng này thường xuất hiện ở người mắc bệnh lỵ mạn tính, đôi khi có ởbệnh nhân lỵ cấp. Khuẩn amíp xâm nhập thành ruột, gây tổn thương thành mạch, quatĩnh mạch cửa lên gan (thường là gan phải) tạo thành ổ áp xe. Tác nhân gây bệnh là entamoeba histolytica - thể hoạt động của amíp. Nó ănhồng cầu và tiết ra độc tố hủy hoại tế bào gan. Áp xe gan có những triệu chứng chính sau: - Đau mạnh tại một điểm nhất định ở vùng gan. Do ổ áp xe thường nằm ở mặtsau gan phía bên phải nên bệnh nhân có cảm giác đau xuyên lên vai phải, đau tức mặtsau đáy ngực phải. - Sờ thấy bờ dưới gan to vượt quá bờ sườn đối với áp xe gan phải. Nếu là áp xegan trái, sẽ thấy một khối liền gan nằm phía trên rốn. - Sốt cao 39-40 độ C, toàn trạng sút nhanh, lưỡi bẩn, môi khô. - Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, đặc biệt tốc độ lắng máu tăng rõ rệt.Chụp X-quang bụng không thuốc thấy bóng gan to, cơ hoành bị đẩy lên cao nếu là ápxe gan phải. Độ chênh lệch giữa cơ hoành phải và trái bình thường là 2 cm, nay có thểvượt lên tới 8-10 cm. Góc sườn hoành phải mờ do phản ứng màng phổi. Hiện nay, việcsử dụng máy siêu âm đã giúp nhiều cho chẩn đoán áp xe gan. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, áp xe gan có thể gây nhiều biếnchứng như vỡ vào ổ bụng gây viêm màng bụng toàn thể, vỡ qua cơ hoành vào màngphổi (nếu là áp xe gan phải). Áp xe gan trái có thể vỡ vào màng tim gây chèn ép tim,tử vong đột ngột... Để điều trị áp xe gan do amíp, phải kết hợp nội khoa và ngoại khoa nhằm diệtamíp, chống bội nhiễm, dẫn lưu ổ mủ. Nếu chẩn đoán được sớm ở giai đoạn viêm gan,chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc dehydroémétin hoặc métronidazol - những thuốcdiệt amíp đặc hiệu. Dehydroémétin ít độc, thải nhanh hơn métronidazol, có tác dụngtốt đối với các thể lỵ ngoài ruột. Bệnh lỵ amíp lây lan qua đường tiêu hóa (amíp có trong thức ăn sống, nước bẩnchứa kén amíp). Kén amíp trong phân người mắc bệnh thải ra còn sống được nhiềutuần ở khí hậu nhiệt đới. Do vậy, phương pháp phòng bệnh tốt nhất là thực hiện vệsinh ăn uống. Khi đã mắc bệnh, cần điều trị triệt để bằng thuốc diệt amíp đặc hiệu,tránh tạo thành áp xe gan. Lá mơ trị kiết lỵ Lá mơ tam thể còn gọi là mơ lông (vì cả hai mặt của lá đều có nhiều lông, rấtmịn), mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới có màu tim tím. Tên khoa học là Paederiatomentosa lour, là loại cây leo, mọc hoang ở mọi nơi (thường ở các hàng rào). Có thểtrồng bằng dây (lấy những đoạn dây ở gần gốc, dài khoảng 30 cm, vùi ở hàng rào). Chỉtrồng một lần, có thể dùng nhiều năm. Ngoài việc dùng làm gia vị đối với các món ănnhư thịt cầy, bê thui..., lá mơ còn là một vị thuốc để trị một số bệnh hiệu quả. Chứng kiết lỵ, viêm ruột mãn tính: Lá mơ tam thể: 50 -100g, rửa hay lau sạchlông, giã nhuyễn, trộn với 1 - 2 quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng), cho thêm 5 -10g muối, trộn đều, xào hoặc cuộn vào lá chuối nướng cho đến khi có mùi thơm. Mỗingày ăn 2 - 3 lần liên tục trong 7 - 10 ngày, rất công hiệu. Chứng phong tê thấp (đau nhức xương khớp, luôn có cảm giác nặng nề, bứtrứt), dùng theo hai cách: - Uống: lấy cả lá và dây, cắt nhỏ, mỗi đoạn chừng 1 - 2 cm, sao vàng. Mỗi lầndùng 50g, sắc với 200 ml, còn 100 ml, chia đều, uống 3 lần trong ngày, liên tục 10 - 15ngày. - Dùng để xoa bóp: cũng dùng cả lá và thân: thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, ngâmtrong rượu (trên 40 độ) lắc đều mỗi ngày. Xoa tại các vùng đau nhức. Ngoài ra ở một số nước, người ta còn dùng nước sắc lá mơ để trị chứng bí tiểutiện và sỏi thận, liều dùng cũng như trên. Tuy nhiên điều này chưa được thử nghiệm ởViệt Nam. ...