Danh mục

ATARAX (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.03 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG Khuyên bệnh nhân không nên uống rượu trong thời gian điều trị. Atarax gây buồn ngủ. Nên lưu ý người lái xe và vận hành máy móc về điều này. THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Dạng tiêm : Trường hợp tiêm tĩnh mạch, cần pha loãng 1 ống thuốc trong 10 ml huyết thanh sinh lý. Khi tiêm, nên rút ra 1 ml máu và tiêm trở lại cùng với thuốc thật chậm, chỉ dùng đường tĩnh mạch, để tránh huyết giải. Không bao giờ dùng đường động mạch. Phần thuốc chứa trong ống thuốc Atarax không tương hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ATARAX (Kỳ 2) ATARAX (Kỳ 2) CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG Khuyên bệnh nhân không nên uống rượu trong thời gian điều trị. Atarax gây buồn ngủ. Nên lưu ý người lái xe và vận hành máy móc về điều này. THẬN TRỌNG LÚC DÙNG Dạng tiêm : Trường hợp tiêm tĩnh mạch, cần pha loãng 1 ống thuốc trong 10 ml huyết thanh sinh lý. Khi tiêm, nên rút ra 1 ml máu và tiêm trở lại cùng với thuốc thật chậm, chỉ dùng đường tĩnh mạch, để tránh huyết giải. Không bao giờ dùng đường động mạch. Phần thuốc chứa trong ống thuốc Atarax không tương hợp với thiopental sodique, cũng như với các dung dịch tiêm có pH trên 7. LÚC CÓ THAI Ở động vật, kinh nghiệm cho thấy thuốc có khả năng gây quái thai. Không kê toa Atarax trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mặc dầu cho đến nay chưa có ghi nhận nào về khả năng gây quái thai ở người. TƯƠNG TÁC THUỐC - Tăng tác dụng của các thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương (thuốc ngủ, thuốc vô cảm). - Tác dụng loại atropine có thể tăng lên nếu có phối hợp với các thuốc kháng cholinergique khác (thuốc kháng histamine, thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine...). TÁC DỤNG NGOẠI Ý Thường chỉ thoáng qua : kích động, táo bón. Gây buồn ngủ. Tác dụng kháng cholinergique có thể gây khô miệng, bí tiểu, rối loạn điều tiết, lú lẫn ở người già. Các tác dụng gây ức chế hô hấp không được ghi nhận. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG n Dạng viên : Thay đổi tùy theo chỉ định. p Y khoa tổng quát : 50-100 mg/24 giờ. p Khoa thần kinh-tâm thần : 100-300 mg/24 giờ. p Khoa gây mê : 100-200 mg/24 giờ. p Khoa da liễu : 50-100 mg/24 giờ. p Nhi khoa (trẻ từ 30 tháng đến 15 tuổi) : 1 mg/kg/ngày. Dạng 100 mg không thích hợp cho trẻ em. Các liều khuyến cáo trên đây có thể được tăng hay giảm tùy theo yêu cầu. n Dạng xirô : Người lớn : liều trung bình từ 1 đến 4 muỗng canh/ngày (30-120 mg/ngày). Trẻ em : liều trung bình là 1 mg/kg/ngày. n Dạng tiêm : Người lớn : 1-3 ống thuốc/ngày. Nên tiêm bắp. Tiêm tĩnh mạch nghiêm ngặt sau khi pha trong 10 ml huyết thanh sinh lý. Trẻ em : 1 mg/kg/ngày. Chỉ được tiêm bắp. QUÁ LIỀU Khi có quá liều, tăng trầm dịu là biểu hiện thường gặp nhất, tuy nhiên, cũng phải nghĩ đến khả năng bị ngộ độc với nhiều loại thuốc khác. Gây nôn khi phát hiện bị quá liều, có thể tiến hành rửa ruột. Trong những trường hợp nặng, có thể sử dụng các biện pháp hồi sức kinh điển. Không được dùng épinéphrine. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Tài liệu được xem nhiều: