Danh mục

Atlat các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2011: Phần 1

Số trang: 133      Loại file: pdf      Dung lượng: 35.97 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Atlat các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2011: Phần 1 trình bày các yếu tố liên quan, các bệnh do vi khuẩn như bệnh than, lỵ trực trùng, bạch hầu, bệnh phong, hội chứng màng não, uốn ván sơ sinh, dịch hạch, liên cầu lợn, đau mắt hột ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Atlat các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2011: Phần 1 oÄ ATLAS CÁC B NH TRUY N NHI M T I VI T NAM GIAI ĐO N 2000-2011AN ATLAS OF COMMUNICABLE DISEASES IN VIETNAM FROM 2000 TO 2011 LỜI NÓI ĐẦU Tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch trên thế giới diễn biến tương đối phức tạp trong nhữngnăm gần đây. Nó là kết quả của một hệ thống phức hợp tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học,xã hội, sinh thái và kỹ thuật. Chỉ tính riêng trong 15 năm trở lại đây, nhiều dịch bệnh mới xuất hiệnđã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Dịch cúm A/H5N1 lây truyền từ gia cầm sang ngườixuất hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông năm 1997, tính đến 8/10/2013 đã xuất hiện tại 15 quốc giathuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Âu với 641 trường hợp mắc và 380 trường hợp tử vong. Năm2003, dịch SARS xảy ra, trong thời gian ngắn đã lan rộng ra nhiều quốc gia với khoảng 8000 ngườimắc, hơn 700 trường hợp tử vong. Dịch tả trên thế giới cũng có xu hướng tăng liên tục trong nhữngnăm trở lại đây cả về quy mô và phạm vi gây dịch. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy,chỉ tính riêng giai đoạn từ 2004 - 2008 số ca bệnh tả trên thế giới đã tăng 24 % so với giai đoạn từnăm 2000 - 2004. Xu hướng của dịch sốt xuất huyết cũng gia tăng mạnh ở nhiều nước trong thậpkỷ qua, đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, ước tínhtrung bình mỗi năm thế giới ghi nhận tới 500.000 người mắc sốt xuất huyết. Hậu quả của các bệnhnhiễm trùng mới xuất hiện của khu vực Đông Nam Châu Á là rất lớn. Ước tính dịch SARS ở khuvực Đông và Nam Châu Á làm thiệt hại khoảng 18 tỷ đô la Mỹ (vào khoảng 2 triệu đô la cho mộtbệnh nhân). Ngoài ra, dịch cúm gia cầm A/H5N1cũng gây ảnh hưởng nặng nề tới công nghiệp chănnuôi gia cầm và tiếp tục ảnh hưởng tới của nhiều nước trong khu vực và còn tiếp tục lan rộng Kết quả giám sát ở Việt Nam trong 10 năm vừa qua cho thấy, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trìtốt những thành quả về thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh, nhiều bệnh truyền nhiễm nhưbạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản đã có xu hướng giảm rõ rệt; nhiều vụ dịch tả, dịch sốt xuấthuyết, cúm A/H1N1/09 đại dịch, tay chân miệng ... đã được khống chế hiệu quả. Đó là nhờ các hoạtđộng giám sát phòng chống dịch bệnh chủ động, công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộngđồng, sự vào cuộc kịp thời và tích cực của y tế, chính quyền và các ban ngành liên quan. Hệ thốngcác văn bản pháp quy về giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày càng được hoàn thiện nhưLuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quy chế thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm; Quytrình giám sát, dự phòng, xử lý ổ dịch và điều trị bệnh truyền nhiễm đã góp phần làm tăng hiệu quảcủa công tác giám sát, phòng chống dịch. Bên cạnh những thành quả đạt được, tình hình bệnh bệnhtruyền nhiễm vẫn diễn biến rất phức tạp. Sự gia tăng dân số, thay đổi khí hậu, quá trình đô thị hóanhanh, giao lưu quốc tế, biến động dân số, tình trạng nhập cư, di cư, ô nhiễm môi trường, sự khángthuốc và biến chủng của các tác nhân gây bệnh, quản lý vật nuôi, quy trình kiểm dịch động vật, quytrình giết mổ và tiêu thụ thực phẩm từ động vật vẫn còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả, cùng với nhữngthói quen vệ sinh chưa tốt và nhiều nguyên nhân khách quan khác khiến cho bệnh truyền nhiễm dễdàng lây lan và tiếp tục là gánh nặng sức khoẻ cho cộng đồng. Nhiều bệnh truyền nhiễm trước đâycó số mắc thấp nay có nguy cơ quay trở lại bùng phát thành dịch. Trong bối cảnh đó, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và hỗ trợ vềmặt tài chính của USAID, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Trường Đại học Oxford(Vương quốc Anh), biên soạn cuốn “Atlas các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam”. Mục tiêu của cuốnAtlas (Bản đồ) này là cung cấp thống tin về sự phân bố theo địa lý của các bệnh truyền nhiễm trênngười và động vật, cũng như các mối nguy cơ đe dọa sức khỏe khác. Tài liệu này trình bày các bảnđồ về một số bệnh truyền nhiễm (bao gồm bệnh mới nổi, bệnh lây truyền từ động vật sang người,bệnh thuộc diện phải báo cáo) và các yếu tố liên quan ở Việt Nam; các thông tin mô tả ngắn gọn về 1triệu chứng, tác nhân gây bệnh, diễn biến, phương thức lây truyền, điều trị lâm sàng, phòng bệnh vàkiểm soát bệnh; và các bản đồ về các yếu tố liên quan đến lan truyền bệnh truyền nhiễm. Số liệu sửdụng trong cuốn Atlas này được lấy từ các nguồn số liệu chính thức như: Niên giám thống kê bệnhtruyền nhiễm; các báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Cục Y tế Dự phòng, Cục Thú y,Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịchtễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Chương trình phòng chống laoquốc gia, chương trình phòng chống phong quốc gia; các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước,cấp bộ; các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học ...

Tài liệu được xem nhiều: