Thông tin tài liệu:
Tên khai sinh
François-Auguste-René Rodin
Sinh
12 tháng 11 năm 1840 Paris
Mất
17 tháng 11 năm 1917 Meudon, Île-de-France
.Quốc tịch
Pháp
Lĩnh vực hoạt động
Điêu khắc
Trào lưu
Điêu khắc hiện đại
Huân chương Bắc đẩu bội Giải thưởng tinh Tiến sĩ danh dự Đại học Oxford
Auguste Rodin (nguyên danh François-Auguste-René Rodin; 12 tháng 11 năm 1840 – 17 tháng 11 năm 1917) là một họa sĩ người Pháp, thường được biết đến là một nhà điêu khắc. Ông là điêu khắc gia hàng đầu của Pháp thời bấy giờ và nay tên tuổi của ông được phổ biến khắp trong và ngoài giới nghệ thuật. Rodin thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Auguste Rodin
Auguste Rodin
Auguste Rodin
François-Auguste-René
Tên khai sinh
Rodin
12 tháng 11 năm 1840
Sinh
Paris
17 tháng 11 năm 1917
M ất
Meudon, Île-de-France
Pháp
Quốc tịch
Lĩnh vực hoạt
Điêu khắc
động
Điêu khắc hiện đại
Trào lưu
Huân chương Bắc đẩu bội
tinh
Giải thưởng
Tiến sĩ danh dự Đại học
Oxford
Auguste Rodin (nguyên danh François-Auguste-René Rodin; 12 tháng 11 năm
1840 – 17 tháng 11 năm 1917) là một họa sĩ người Pháp, thường được biết đến là
một nhà điêu khắc. Ông là điêu khắc gia hàng đầu của Pháp thời bấy giờ và nay
tên tuổi của ông được phổ biến khắp trong và ngoài giới nghệ thuật.
Rodin thường được cho là điêu khắc gia tiên phong của ngành điêu khắc hiện đại[1]
nhưng ông quả không cố ý mở con đường phá lệ đi ngược với quy ước cổ điển.
Chính ông đã được đào tạo theo ngành nghệ thuật cổ điển, hành tập như một nghệ
nhân nhưng mang kỳ vọng là ông sẽ được giới thẩm quyền nghệ thuật kính trọng[2]
cho dù ông không được nhận vào những học viện nổi tiếng nào của Pháp cả. Về
mặt điêu khắc, ông có biệt tài dùng đất sét.
Nhiều tác phẩm có tiếng của Rodin đã bị chê trách đồng loạt khi ông còn sinh thời
vì chúng không theo truyền thống điêu khắc, tức là kém về phần trang trí, thiếu
quy ước cách thể và không hợp đề tài cổ điển. Biệt phẩm của Rodin quả thật bỏ xa
con đường mòn của huyền thoại Hy Lạp-La Mã hay điển tích trong Kinh Thánh.
Ông nặn cơ thể con người trong những tác phẩm điêu khắc của ông thiên hẳn về
lối hiện thực, ca ngợi cá tính riêng của mỗi nhân vật. Rodin rất nhạy cảm vì những
lời phê bình về ông nhưng trước sau, ông vẫn không thay đổi đường lối để rồi
những tác phẩm sau của ông dần chiếm được sự ngưỡng mộ của chính giới cũng
như giới nghệ thuật.
Bắt đầu từ tác phẩm hiện thực lấy nguồn cảm hứng từ chuyến đi Ý năm 1875, đến
những tác phẩm sau mà ông nhận thực hiện theo ý khách hàng, tên tuổi của ông
dần nổi danh với thời gian. Đến năm 1900 thì ông đã là nhà nghệ thuật lừng danh,
nhất là sau cuộc triển lãm ở Hội chợ Thế giới 1900 khi nhiều danh gia lùng mua
tác phẩm của ông.
Mục lục
1 Tiểu sử
1.1 Thiếu thời
o
2 Thời kỳ tự do nghệ thuật
3 Cuối đời
4 Tác phẩm
5 Chú thích
6 Nguồn tham khảo
7 Liên kết ngoài
Tiểu sử
Thiếu thời
Chữ ký của Rodin trên tác phẩm Le Penseur.
Rodin sanh năm 1840 trong một gia đình công nhân ở Paris. Ông là người con thứ
hai của Marie Cheffer và Jean-Baptiste Rodin. Cha ông làm ký lục trong sở cảnh
sát. Kiến thức của ông phần lớn là tự học[3] đến năm lên 10 thì tài vẽ của ông bắt
đầu thể hiện. Khoảng ở lứa tuổi 14-17 ông theo học ở Petite École, ngôi trường
chuyên dạy nghệ thuật và toán học. Đó cũng là nơi ông thụ học ngành vẽ và sơn.
Thày dạy vẽ của Rodin, Horace Lecoq de Boisbaudran áp dụng phép dạy bằng
cách phát triển cá tính của học trò trước tiên rồi sau đó người học trò tự quan sát
và vẽ lại theo trí nhớ. Rodin khi trưởng thành vẫn mãi ghi ơn người thày cũ này
của ông.[4]
Khi xin nhập học Grand École năm 1857, Rodin nộp mẫu thi nặn bằng đất sét của
người bạn nhưng không được nhận vào trường. Hai kỳ tiếp đó đơn xin nhập học
cũng vẫn bị bác. Học xong ở Petite École năm 1857, Rodin đành làm th ợ khắc
chạm và trang trí tiểu tiết kiến trúc trong gần suốt hai thập niên.
Năm 1862 Maria, người chị của Rodin (hơn ông hai tuổi) chết trong một tu viện vì
bệnh viêm màng bụng. Quá đau lòng, phần do cảm thấy tội lỗi vì ông đã cố xe
duyên chị ông với một người bạn và người đó sau mới biết là kẻ phụ tình, Rodin
bỏ hẳn theo đuổi nghệ thuật và xin vào chủng viện làm tu sinh. Linh mục Peter
Julian Eymard thấu nhận được tài vẽ của Rodin nên khuyên ông tiếp tục con
đường hội họa và điêu khắc. Hơn nữa Eymard cũng nhận xét rõ là tính tình Rodin
không hợp với cuộc đời tu hành. Rodin từ đó trở lại với nghề làm thợ trang trí
nhưng cũng theo học thêm với Antoine-Louis Barye, một nhà điêu khắc chuyên
tạo hình thú vật. Barye chú trọng đến tiểu tiết—nhất là cách thực hiện bắp thịt rắn
rỏi và u yển chuyển của loài thú. Đường lối của Barye đã ảnh hưởng nhiều đến lối
điêu khắc Rodin sau này.[5]
L'Âge d'airain (1877) phiên bản ở Berlin, Đức.
Năm 1864 Rodin dọn vào chung sống với Rose Beuret, một cô thợ may trẻ. Cuộc
tình này tuy có khi lạnh nhạt, khi thắm thiết nhưng bền vững cho đến khi Rodin
qua đời. Rodin và Beuret có với nhau một người con trai, Auguste-Eugène Beuret
(1866–1934)[6]. Cũng năm đó Rodin cho mở cuộc triển lãm đầu tiên và bắt đầu
làm đệ nhất phó công cho xưởng nghệ thuật của Albert-Ernest Carrier-Belleuse.
Xưởng này chuyên chế tạo những món hàng trang trí nho nhỏ dùng để trưng bày
(objets d'art). Rodin cũng lãnh trách nhiệm ...