Danh mục

Ba bước giải quyết mâu thuẫn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.69 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngay cả khi nhóm bạn đã nhất trí về các quy tắc cư xử, thì mâu thuẫn vẫn là một thực tế luôn tồn tại trong nhóm. Và các nhóm sáng tạo cũng không phải ngoại lệ. Va chạm do mâu thuẫn có thể tạo ra các ý tưởng mang tính đột phá nếu mâu thuẫn đó được giải quyết hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba bước giải quyết mâu thuẫn Ba bước giải quyết mâu thuẫn Ngay cả khi nhóm bạn đã nhất trí về các quy tắc cư xử, thì mâu thuẫn vẫn là một thực tế luôn tồn tại trong nhóm. Và các nhóm sáng tạo cũng không phải ngoại lệ. Va chạm do mâu thuẫn có thể tạo ra các ý tưởng mang tính đột phá nếu mâu thuẫn đó được giải quyết hiệu quả. Ba bước sau đây sẽ giúp bạn biến mâu thuẫn thành ý tưởng sáng tạo: 1. Tạo bầu không khí thân thiện, thoải mái để mọi người sẵn sàng thảo luận những vấn đề khó khăn. Trong quá trình thảo luận luôn có một số vấn đề hay rắc rối lớn cản trở tiến trình ra quyết định, nhưng ai cũng né tránh, không bàn đến. Hãy nói rõ rằng bạn muốn những vấn đề khó khăn đó phải được xem xét, bàn bạc một cách kỹ lưỡng và bất cứ ai cũng có thể đề xuất ý kiến hay biện pháp giải quyết. 2. Tạo điều kiện thuận lợi để thảo luận. Bạn giải quyết vướng mắc như thế nào một khi nó đã được xác định? Hãy tham khảo những hướng dẫn sau: + Tạm dừng những việc bạn đang làm và thừa nhận vấn đề, cho dù chỉ có một người nhìn thấy vấn đề đó. + Đọc lại những quy tắc của nhóm mà mọi người đã thông qua về cách các thành viên cư xử với nhau. + Khuyến khích người phát hiện ra khó khăn trình bày vấn đề cụ thể hơn. + Giữ cho cuộc thảo luận không bị ảnh hưởng bởi thành kiến cá nhân. Bạn đừng quy kết trách nhiệm, nghĩa là hãy thảo luận điều gì, chứ không phải ai, đang cản trở tiến trình hoạt động. + Nếu vấn đề liên quan đến cách cư xử của một cá nhân, hãy khuyến khích người đó nhận ra vấn đề bằng cách giải thích cách cư xử đó ảnh hưởng đến tập thể nhóm như thế nào. Không nên đưa ra các giả định về động cơ phía sau cách cư xử đó. 3. Kết thúc cuộc họp bằng cách thảo luận những việc cần tiến hành. Cuộc họp chấm dứt với các đề xuất cải thiện cụ thể hay một giải pháp khả thi cho vấn đề. Nếu chủ đề quá nhạy cảm và cuộc thảo luận đang lâm vào thế bế tắc, bạn có thể dời cuộc họp đến một thời điểm nào đó để chờ cho mọi người cùng bình tĩnh lại. Bạn cũng nên xem xét việc mời một người trung lập đến để thúc đẩy việc thảo luận. Nguồn: Kỹ năng ra quyết định - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Tài liệu được xem nhiều: