Tính vị: +Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (Trung Dược Học).Quy kinh:+Vào kinh Tỳ và Thận (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải). +Vào kinh Tâm và Thận (Bản Thảo Tân Biên). +Vào kinh túc quyết âm Can và túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Giải). +Vào kinh Thận (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Vào kinh Can và Thận (Trung Dược Đại Từ Điển). +Vào kinh Thận và Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BA KÍCH THIÊN (Kỳ 4) BA KÍCH THIÊN (Kỳ 4) Tính vị:+Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (Trung Dược Học). Quy kinh: +Vào kinh Tỳ và Thận (Lôi Công Bào chế Dược Tính Giải). +Vào kinh Tâm và Thận (Bản Thảo Tân Biên). +Vào kinh túc quyết âm Can và túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Giải). +Vào kinh Thận (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Vào kinh Can và Thận (Trung Dược Đại Từ Điển). +Vào kinh Thận và Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc DượcĐiển). Tham khảo: +”Ba kích thiên chủ đại phong tà khí và đầu diện du phong. Phong thuộcdương tà, phần lớn bốc lên trên. Kinh viết: Tà khí thịnh thì chính khí suy, Ba kíchthiên có tác dụng bổ tráng dương khí mà đẩy tà khí. Khi chân khí được bổ thì tà khí yên, vì vậy nó trừ được đại phong tà khívậy. Trị âm nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăngchí, ích khí; dưỡng 2 kinh Tỳ và Thận , vì vậy các chứng hư tự khỏi. Trị bụng dưới đau lan đến âm hộ, hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh, lợi nam tử,ngũ tạng bị lao (hư yếu), thận hư, hạ khí, giáng hỏa, hỏa giáng thì thủy thăng, âmdương hỗ trợ, tinh thần yên ổn, cho nên chủ Thận khí bị thấp trướng, làm mạnhnguyên dương, trị các chứng hư, không cần làm cho nó hết mà nó hết vậy” (BảnThảo Kinh Sơ). +”Ba kích thiên là thuốc chữa phần huyết của Thận kinh, bổ cho nguyêndương mà dưỡng Vị khí, các chứng hư đều tự hết; công dụng giống vị Tỳ giải vàThạch hộc. Trường hợp nhiệt nhiều, Ba kích hợp với Hoàng bá, Tri mẫu có tácdụng cường âm; Hợp với Nhục thung dung, Tỏa dương có tác dụng tráng dương,đó là cách dùng nhiệt để tránh nhiệt, dùng hàn để tránh hàn vậy”(Bản Thảo Hối). +”Nếu mệnh môn hỏa suy thì Tỵ Vị bị hư hàn, không thể kích thích tiêuhóa, dùng Phụ tử, Nhục quế để làm ấm mệnh môn, nhưng lại quá nhiệt, còn nếudùng Ba kích thiên, vị ngọt ấm, bổ hỏa mà không nung đốt thủy sao? Hoặc hỏirằng Ba kích thiên người đời sau dùng trong thuốc hoàn, tán, không dùng trongthuốc thang là sao ? Đáp: Ba kích thiên chính là vị thuốc hay trong thang dược, vìnó ấm mà không nhiệt, kiện Tỳ, khai Vị, ích nguyên dương, uống vào có thể trừđược âm thủy, là dụng cụ bồi tiếp trực tiếp, có công hiệu trực tiếp và giántiếp”(Bản Thảo Tân Biên). +”Ba kích thiên là thuốc chủ yếu bổ Thận, năng trị ngũ lao, thất thương,cường âm, ích tinh, khí vị cay, ấm, có tác dụng khứ phong, trừ thấp, vì vậy, phàmcác chứng lưng đau, gối mỏi, phong thấp, cước khí, thủy thủng, dùng Ba kích rấtcó ích. Xem trong bài ‘Địa Hoàng Ẩm Tử, dùng để trị phong tà, lấy Ba kích làmđầu, vì nó bổ âm vậy”(Bản Thảo Cầu Chân). +”Ba kích với Phá cố chỉ và Hồ lô ba đều có tác dụng ôn Thận nhưng Phácố chỉ có sở trường đặc biệt là thu nạp được Thận khí, bình được suyễn nghịch dohư hàn; Hồ lô ba có tác dụng ôn tán hàn khí bên trong, trị bụng dưới đau do nộihàn; Ba kích thiên có tác dụng phát tán, thích hợp với chứng đau nội hàn do hàn tàbên ngoài gây ra. Tuy giống nhau về ôn Thận nhưng chủ trị khác nhau” (ĐôngDược Học Thiết Yếu). +”Dâm dương hoắc bổ thận dương, thiên nhập vào phần khí của Thận kinh,có tính táo; Ba kích thiên bổ Thận dương, thiên nhập vào phần huyết của Thậnkinh, không có tính táo. Nhục thung dung bổ Thận dương mà nhuận táo, thôngtiện; Ba kích thiên bổ Thận dương mà có tác dụng trừ phong hàn, thấp tý. Ba kíchthiên trị các chứng cước khí do: 1. Nội nhân: Thận dương hư, thủy thấp đình trệ. 2. Ngoại cảm phong hàn Ba kích bổ Thận tráng dương công hiệu không giống vị Uy linh tiên “(Trung Dược Dược lý Độc lý Dữ Lâm Sàng). + Ba kích có tác dụng giống với Dâm dương hoắc, cũng có tác dụng làmmạnh gân xương, tán phong thấp. Nhưng Ba kích vị cay kèm ngọt, tính hoà hoãnhơn, tác dụng của nó chuyên về hạ tiêu, đa số dùng trong trường hợp lưng đau,mỏi gối, cước khí, còn tác dụng đối với trị chứng dương nuy thì không bằng Dâmdương hoắc (Thực Dụng Trung Y Học). ...