Danh mục

Bà mẹ quê

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.05 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nó trở về, vẫn qua con đường gạch dài lổng chổng, nhưng giờ rêu đã phủ đầy. Nó lặng lẽ tiến đến vại nước đậy nắp kín với cái gáo dừa bên trên, run rẩy lấy gáo dừa, mở vại ra múc nước, chợt... Nó không còn nhớ lắm, nhưng ngày sinh nó, ba nó đã không còn, nên nó hầu như không có ký ức gì về ba nó. Hình ảnh ba nó chỉ xuất hiện những lúc bạn bè đặt câu hỏi với nó, hay trêu chọc nó. Những lúc ấy, nó thường khóc, chạy ngay về dỗi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bà mẹ quê Bà mẹ quêNó trở về, vẫn qua con đường gạch dài lổng chổng, nhưnggiờ rêu đã phủ đầy. Nó lặng lẽ tiến đến vại nước đậy nắpkín với cái gáo dừa bên trên, run rẩy lấy gáo dừa, mở vại ramúc nước, chợt...***Nó không còn nhớ lắm, nhưng ngày sinh nó, ba nó đã khôngcòn, nên nó hầu như không có ký ức gì về ba nó. Hình ảnh banó chỉ xuất hiện những lúc bạn bè đặt câu hỏi với nó, hay trêuchọc nó. Những lúc ấy, nó thường khóc, chạy ngay về dỗi vớimẹ.Những câu hỏi vô tâm cũng cứ từ đó xoáy và một nỗi buồn gìđó của mẹ nó, và dường như kinh khủng đến mức mà những lúcđó, mẹ nó chỉ biết ôm nó dỗ dành, rồi khóc cùng nó. Còn nó thìcứ vùng vằng đẩy ra...Nhà nó và mẹ nó ở bị tách ra khỏi làng, là một ngôi nhà váchnứa dựng tạm lên ở thửa ruộng của chính nhà nó, dẫn vào bằngmột đoạn đường gạch mà mẹ nó cứ thi thoảng xin được từnhững nhà người ta phá nhà cũ để xây nhà mới. Mỗi lần mộtđoạn.Nó cũng chả nhớ là làm mất bao nhiêu thời gian thì mới xong,nhưng lúc nó đi học lớp 1, nó cũng được đi con đường gạch.Gọi là đường gạch, nhưng lổng chổng, chỉ là trời mưa thì chânnó không bị lấm lem bùn khi trở về nhà nữa.Mẹ nó là người phụ nữ đã đứng tuổi. Lúc sinh nó, mẹ nó đãngoại tứ tuần, chính vì có tuổi nên chút nữa thì nó không baogiờ được nhìn thấy mặt trời. Hôm đó đã nhá nhem tối, mộtngười làng mang thóc ra trả công gặt cho mẹ nó ngày hôm đó,thì gọi không thấy ai. Vào trong nhà thì mẹ nó nằm ngất xỉu ởchiếc chõng tre, máu lênh láng.Mẹ nó được đưa đi ngay lúc đó, với chiếc võng, cây tre vầu 2người thanh niên làng khiêng thẳng lên trạm xá xã. May mắnthay, nó cũng được sinh ra, nhưng phải ở cùng với mẹ nó ởtrạm xá hơn 1 tuần. Thời gian đó, chỉ có những người làng thaynhau lên đưa cháo, nuôi hai mẹ con nó.Thời thơ ấu của nó là những mặc cảm trầm trọng về lời trêuchọc của bạn bè nó, rằng nó là đứa trẻ không cha, là con hoang.Nó thì chưa hiểu chuyện, nhưng chính vì lẽ đó mà nó bị tẩychay khỏi đám bạn cùng lớp, bạn ở làng. Chính vì thế, mà nótrở nên lầm lì, cục tính, tự sinh ra cái vỏ bọc mình, để sẵn sàngđánh nhau với những đứa nào mà cố tình trêu chọc nó.Hậu quả của những trận đánh nhau đó là nó sưng sẩy mặt mũi,xướt xát chân tay. Còn tối thì phụ huynh những đứa bị nó đánhcũng đến gặp mẹ nó. Và nó luôn không hiểu tại sao, mẹ nó luônnhận phần sai về mình. Mẹ nó luôn im lặng, và lầm lũi nhưchính dáng mẹ của mẹ nó. Cũng chính vì điều đó mà nó lạicàng ghét mẹ nó hơn.Cũng chính sự mặc cảm và tính khí của nó, mà may mắn thay,nó lại tập trung vào việc học hành. Kết quả học hành của nóluôn dẫn đầu lớp. Tuy nó ghét mẹ nó, ghét chính bản thân conngười nó, nhưng hình như nó cũng ý thức được cuộc sốngnghèo khó và thiếu thốn của mẹ con nó.Nó cũng sớm được mẹ nó ý thức được rằng, nó là niềm hyvọng duy nhất của mẹ nó, và cơ hội duy nhất để giải thoát nó rakhỏi tình trạng này là việc học hành. Nó là người duy nhất củalàng thi được vào cấp ba trước sự ngạc nhiên của hầu hết ngườitrong làng.Ngạc nhiên không chỉ bởi lực học của nó, mà còn là sự quyếttâm của mẹ nó. Vì lúc đó, nhiều bạn bè của nó không được họccấp ba vì điều kiện kinh tế gia đình.Còn mẹ nó, vẫn lầm lũi như thế, vẫn câu trả lời mà gần như làduy nhất khi nó thắc mắc về ba nó, rằng sau này lớn con sẽhiểu. Mẹ nó vẫn tần tảo với ít ruộng quanh nhà, vẫn lam lũ đilàm thuê để kiếm ít thóc, và bán đi để lấy tiền cho nó ăn học.Lúc nó học cấp 3 là lúc nó học xa nhà. Có hôm nó đi học cảngày, tới gần nhá nhem tối mới về, thì mẹ nó lúc nào cũng ngồitrước con đường gạch dài hun hút ngóng con về. Và lúc nàocũng thế, với gáo dừa nước mưa và chiếc khăn thấm mồ hôicho con. Vồn vã đỡ cặp xách và dựng gọn gàng chiếc xe đạpvào trong nhà cho nó.Dáng mẹ nó giờ đã còng còng, đôi tay đã gầy guộc gân guốc.Nó bây giờ đã không còn thói quen ngủ với mẹ nữa, nhưnghôm nào mẹ nó cũng phải sang bỏ màn cho nó, và xê nó ngủngay ngắn. Nó giờ cũng không còn hỏi mẹ nó nhiều nữa, nhưngnó cũng lầm lì, ít khi nói chuyện với mẹ nó....Từ khi đi học đại học, nó cũng thi thoảng gọi điện về nóichuyện với mẹ nó. Mà mỗi lần gọi, nó phải gọi nhờ một nhàbán quán ở trong làng, xong nhờ người ta ra gọi mẹ nó, và rồinó mới nói chuyện với mẹ nó. Cũng chỉ là những câu hỏi thămxã giao lần nào cũng thế. Còn mẹ nó thì luôn dặn dò nó họchành cho tốt, làm thêm vừa vừa thôi để giữ gìn sức khỏe và tậptrung vào việc học.Năm ngoái, nó về nhà thường xuyên hơn, thì lần nào về, mẹ nócũng gói gém cho nó, nào là tép khô, cá khô mà mẹ nó đã bắtđược từ hàng tháng trước. Rồi đùm gạo, rồi ít tiền hầu hết làtiền lẻ. Số tiền đó thì chỉ đủ một phần ba cho chi phí tối thiểucủa nó trên chốn thành đô này, nên nó đã đi gia sư ngay từ khiđi học đại học.Số tiền nó kiếm được và với cách sống tằn tiện của nó, cũng đuđủ cho cuộc sống của nó. Từ ngày đi học đại học, hình như mẹnó đã già đi nhanh hơn. Tóc đã bạc, răng đã rụng, lưng đã còng,như ...

Tài liệu được xem nhiều: